Dùng thuốc trị trào ngược dạ dày cho bé không được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng khi bệnh chưa gây biến chứng. Để đảm bảo an toàn, các mẹ chỉ nên cho con uống thuốc điều trị trào ngược khi có chỉ định của bác sĩ. Cùng Yumangel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Tìm hiểu về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ
Trào ngược dạ dày ở trẻ là tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược trở lại lên thực quản. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ có thể do sinh lý hoặc bệnh lý.
- Nguyên nhân sinh lý: Cơ quan tiêu hóa chưa ổn, dạ dày nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn; cơ thắt thực quản chưa phát đóng mở không hiệu quả; thức ăn dạng mềm lỏng nên dễ dàng lọt qua khe hở nhỏ ở cơ vòng; uống sữa ngoài tiêu hóa chậm; bú sai tư thế…
- Nguyên nhân bệnh lý: Một số bệnh lý bẩm sinh có thể là nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng trào ngược dạ dày như: thoát vị cơ hoành, sa dạ dày, hở van tim, nhiễm trùng toàn thân, bại não…
Trẻ bị trào ngược dạ dày sinh lý sẽ giảm dần theo thời gian, chậm nhất là đến khi trẻ được trên 1 tuổi.
Với trẻ bị trào ngược dạ dày bệnh lý, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng và điều trị kịp thời tránh gây ra biến chứng. Bởi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm thực quản, barrett thực quản, hẹp thực quản, ho kéo dài, hen suyễn, viêm tai, viêm xoang…

II. Trẻ bị trào ngược dạ dày khi nào cần điều trị bằng thuốc?
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản cần được điều trị càng sớm càng tốt. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. Với trường hợp trẻ bị trào ngược nhẹ và mới khởi phát, các mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và cách ăn của bé, chưa cần dùng thuốc. Tham khảo: Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ từ 3 đên 6 tuổi
Việc dùng thuốc trị trào ngược dạ dày cho bé không được bác sĩ khuyến cáo sử dụng vì các loại thuốc có thể làm cản trở hấp thu canxi và sắt, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Trẻ bị trào ngược dạ dày chỉ được chỉ định điều trị bằng thuốc khi bệnh không thuyên giảm dù mẹ đã thay đổi cách uống cho bé hoặc xuất hiện biến chứng:
- Biến chứng về tiêu hóa: Viêm thực quản, barrett thực quản, đường thực quản hẹp.
- Biến chứng về hô hấp: Trẻ thở bị khò khè, ho kéo dài, khàn giọng, hen suyễn.
- Biến chứng về răng miệng và tai-mũi-họng: Viêm tai, viêm xoang, mòn răng, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân…

III. Những loại thuốc trào ngược dạ dày cho bé
Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trào ngược cho trẻ hiện nay gồm:
- Thuốc chống nôn metoclopramide: Dùng thuốc trước bữa ăn và trước khi ngủ.
- Thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol): Thuốc omeprazol dùng ở trẻ em > 1 tuổi. Lưu ý, nên uống vào buổi sáng khi lúc đói, trước ăn 30 phút.
- Thuốc ức chế thụ thể H2 (như ranitidine): Công dụng giảm lượng acid trong dạ dày.

IV. Lưu ý khi chọn và dùng thuốc trị trào ngược dạ dày cho bé
Khi các mẹ gõ từ khóa tìm thuốc trị trào ngược dạ dày cho bé sẽ có rất nhiều gợi ý và lựa chọn cho mẹ về: thuốc trào ngược dạ dày cho bé 3 tuổi, thuốc trào ngược dạ dày ở trẻ em 5 tuổi, thuốc trào ngược dạ dày cho bé 2 tuổi, thuốc trị trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh và cả siro chống trào ngược dạ dày cho bé.
Tuy nhiên, để điều lựa chọn được loại thuốc phù hợp và sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn cho bé các mẹ cần chú ý:
- Không tự ý dùng thuốc cho bé: Nên đưa trẻ đi khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi để được khám và chỉ định cách điều trị chính xác nhất.
- Tuân thủ chỉ định và hướng dẫn cách điều trị của bác sĩ: Không tự ý thay đổi loại thuốc, liều lượng và thời gian uống thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ để đảm bảo có hiệu quả chữa bệnh cao nhất.
- Theo dõi trẻ: Trong quá trình điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ bằng thuốc, các mẹ cần thay dõi con sát sao. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như viêm phổi, nôn nhiều lần, nôn dữ dội, nôn ra máu, bỏ ăn uống, chậm tăng cân, khò khè, đau giữa ngực, đau vùng cổ họng hoặc khi trẻ dưới 2 tuổi điều trị sau 7 ngày không đỡ thì cần đưa đến bệnh viện ngay để được xử trí kịp thời.

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị trào ngược kịp thời có thể khiến trẻ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi được chỉ định dùng dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày cho bé, bố mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con nhé!
Xem thêm:
Chưa có bình luận!