Skip to main content

Trào ngược dạ dày có ăn được đậu phụ không? Lưu ý khi ăn đậu phụ

Với câu hỏi trào ngược dạ dày có ăn đậu phụ được không, người bệnh có thể ăn nhưng cần đảm bảo một số điều kiện về cách bảo quản, cách chế biến và liều lượng ăn hợp lý. Cùng thuốc dạ dày yumangel giải đáp câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

I. Giá trị dinh dưỡng và công dụng của đậu phụ với sức khỏe

Đậu phụ được làm từ đậu nành sau khi ngâm, nghiền nát và nấu chín. Từ sữa đậu nành lỏng sẽ đặc lại để trở thành đậu phụ.

Thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu phụ gồm:

  • Năng lượng: 318 kJ (76 kcal)
  • Carbohydrate: 1.9 g
  • Chất béo: 4.8 g, trong đó có 0.7 g chất béo bão hòa.
  • Chất đạm: 8.1 g
  • Chất xơ: Khoảng 1,9 g
  • Canxi: 350 mg
  • Sắt: 5.4 mg
  • Magiê: 30 mg
  • Natri: 7 mg

Các lợi ích sức khỏe bạn nhận được khi ăn đậu phụ đó là:

  • Giảm bốc hỏa – một triệu chứng mãn kinh.
  • Ngăn ngừa một số bệnh ung thư: ung thư vú, tuyến tiền liệt, dạ dày, đại tràng.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Giúp da đẹp hơn.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương.
  • Tốt cho trí nhớ và sức khỏe não bộ.
  • Giảm cholesterol xấu.
  • Hỗ trợ giảm cân.
  • Phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Cải thiện chức năng và sức khỏe của thận.
  • Ngăn ngừa các tổn thương gan.
  • Phòng ngừa các bệnh về não: Rối loạn tâm thần, Alzheimer…
Đậu phụ có hàm lượng carb thấp, không chứa bơ sữa động vật, gluten hay cholesterol.
Đậu phụ có hàm lượng carb thấp, không chứa bơ sữa động vật, gluten hay cholesterol.

II. Trào ngược dạ dày có ăn được đậu phụ không?

Đậu phụ được đánh giá là thực phẩm an toàn, lành tính và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số loại đậu phụ sản xuất không đảm bảo vệ sinh, có chứa thạch cao, nên một số người khi ăn bị đau dạ dày, đầy hơi và khó tiêu. Chính vì vậy, rất nhiều người đặt ra câu hỏi: trào ngược dạ dày có nên ăn đậu phụ không?

Theo các nhà khoa học, đậu phụ không những không gây trào ngược dạ dày mà còn giúp làm giảm nguy mắc phải căn bệnh này. Lý do là vì trong đậu phụ có thành phần Isoflavone (1) có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP – một trong các yếu tố gây trào ngược dạ dày – thực quản.

Tình trạng một số người trào ngược dạ dày sau khi ăn đậu phụ bị khó tiêu, đầy hơi có thể là do quá trình sản xuất và chế biến đậu không đảm bảo vệ sinh, sử dụng quá nhiều các chất phụ gia hoặc do ăn phải đậu chua, đậu hỏng, đậu rán quá cháy…

Ngoài ra, người bệnh trào ngược dạ dày ăn quá nhiều đậu phụ cũng có thể dẫn tới hiện tượng đầy bụng và khó tiêu do hàm lượng protein trong đậu phụ khá cao làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Như vậy, với câu hỏi trào ngược dạ dày có ăn đậu phộng được không, người bệnh có thể ăn nhưng cần đảm bảo một số điều kiện về cách bảo quản, cách chế và lượng ăn hợp lý.

Người bệnh trào ngược dạ dày có thể ăn đậu phụ nhưng cần đảm bảo một số điều kiện
Người bệnh trào ngược dạ dày có thể ăn đậu phụ nhưng cần đảm bảo một số điều kiện

III. Hướng dẫn người bị trào ngược ăn đậu phụ đúng cách

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách ăn đậu phụ giúp bệnh nhân trào ngược dạ dày ăn đúng:

1. Lượng đậu phụ nên ăn

Để đảm bảo ăn đậu phụ tốt cho sức khỏe, người bệnh trào ngược dạ dày chỉ nên ăn khoảng 100g đậu phụ. Không nên ăn quá nhiều gây thừa chất, dẫn đến các rối loạn không mong muốn.

2. Tần suất ăn

Mỗi tuần, người bị trào ngược dạ dày có thể ăn khoảng 2 lần đậu phụ, không nên ăn đậu phụ hàng ngày.

3. Chế biến đậu phụ

Bệnh nhân trào ngược dạ dày khi ăn đậu phụ nên chế biến dưới dạng luộc, hấp hoặc nấu canh. Hạn chế tối đa chiên, rán, kho…

4. Thực phẩm tránh kết hợp với đậu phụ

Khi ăn đậu phụ, bạn không nên kết hợp với một số thực phẩm sau:

  • Sữa bò: Vì sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, ảnh hưởng tới sự hấp thu canxi của cơ thể. Tham khảo: Bị trào ngược dạ dày uống sữa được không
  • Mật ong: Khi ăn đậu phụ cùng lúc với mật ong sẽ dễ bị tiêu chảy.
  • Quả hồng: Quả hồng đều chứa nhiều tanin, đậu phụ lại chứa calci clorua. Do đó nếu ăn cùng nhau có thể tạo thành calcium tannate dẫn đến sỏi mật, sỏi thận.
  • Măng: Trong măng có chứa một số chất khiến cho thành phần canxi trong đậu phụ bị khó hấp thu dễ tạo thành sỏi thận.
  • Rau chân vịt hoặc hành tây: Canxi trong đậu phụ kết hợp với axit oxalic trong rau chân vịt hoặc hành tây sẽ tạo thành hiện tượng canxi oxalat tích tụ. Điều này không chỉ làm giảm lượng canxi của đậu phụ, mà còn dễ dẫn đến bệnh sỏi.
Người bệnh trào ngược dạ dày chỉ nên ăn khoảng 100g đậu phụ.
Người bệnh trào ngược dạ dày chỉ nên ăn khoảng 100g đậu phụ.

IV. Một số lưu ý khác cho người trào ngược dạ dày khi ăn đậu phụ 

Ngoài việc ăn đúng lượng, chế biến và kết hợp đúng cách, bệnh nhân trào ngược dạ dày khi ăn đậu phụ cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

1. Chọn mua đậu phụ

Nên chọn mua đậu phụ có màu trắng ngà, cầm lên thấy nhẹ tay, sờ vào mềm mại. Không nên mua đậu có màu vàng, đậu càng vàng thì khả năng chứa thạch cao càng lớn.

2. Cách bảo quản

Tốt nhất bạn nên mua đậu phụ ăn hết trong ngày. Không nên ăn đậu khi đã bị chua, đậu quá hạn, bị hỏng.

Nếu muốn bảo quản đậu trong tủ lạnh khi không dùng hết, bạn nên cho thêm một nửa thìa muối vào nước giữ cho đậu phụ mềm như lúc mới mua về.

3. Nguy cơ dị ứng và tác dụng phụ

  • Dị ứng: Đậu nành – thành phần chính trong đậu phụ là một trong các thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở cả người lớn và trẻ em. Những người dị ứng với lúa mì, các loại đậu, sữa hoặc các thực phẩm khác cũng có thể phản ứng với đậu nành. Các triệu chứng của dị ứng đậu nành như phát ban, ngứa miệng, nghiêm trọng hơn là sốc phản vệ, có thể đe dọa tính mạng.
  • Tác dụng phụ: Một số loại thuốc trầm cảm có thể tương tác với các sản phẩm đậu nành lên men do hàm lượng axit amin tyramine cao. Người đang dùng Nardil, Parnate hoặc warfarin làm loãng máu nên tránh ăn đậu phụ.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nên ăn đậu nành không

4. Đối tượng không nên ăn đậu phụ

Bệnh nhân trào ngược dạ dày nếu kèm theo các bệnh lý dưới đây không nên ăn đậu phụ quá thường xuyên:

  • Người thiếu i-ốt: Chất Saponins trong đậu phụ có tác dụng thúc đẩy bài tiết iốt có bên trong cơ thể ra bên ngoài. Do đó, người đang bị thiếu I ốt nếu ăn đậu phụ sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Người bị bệnh gout: Nếu ăn quá nhiều đậu phụ sẽ làm tăng mức độ và tần suất cơn đau, thậm chí còn khiến các khớp xương bị viêm và sưng, làm tăng nguy cơ bệnh tái phát. Nguyên nhân là do đậu phụ có nhiều chất dinh dưỡng làm rối loạn chuyển hóa purine bên trong cơ thể khiến nồng độ axit uric trong huyết thanh tăng cao gây ra các cơn đau của bệnh gout.
  • Người bị thiếu máu: Vì đậu phụ có lượng protein cao gây khó khăn ho quá trình hấp thu sắt, khiến tình trạng thiếu máu càng nặng hơn.
  • Suy thận: Trong đậu phụ chứa nhiều đạm thực vật, khi hấp thu vào cơ thể và trở thành chất thải nitơ và được thận hỗ trợ đào thải ra ngoài. Khi chức năng thận bị suy giảm, khả năng bài tiết giảm đi nhiều. Nếu thường xuyên ăn đậu phụ sẽ khiến thận phải hoạt động quá sức, càng dẫn tới chức năng thận bị kém đi.
  • Lạnh bụng: Đậu phụ có tính hàn nên người bị lạnh bụng, thể trạng yếu nếu ăn quá nhiều có thể bị tức ngực, buồn nôn, đau bụng…
  • Xơ cứng động mạch: Hàm lượng methionine dưới tác động của enzym sẽ được chuyển hóa thành cysteine. Điều này gây ảnh hưởng tới tế bào nội mô của thành động mạnh khiến cholesterol và triglycerid tồn đọng lại trong động mạch. Chính các chất này đẩy nhanh quá trình hình thành xơ vữa động mạch.
Nên chọn mua đậu phụ có màu trắng ngà, cầm lên thấy nhẹ tay, sờ vào mềm mại.
Nên chọn mua đậu phụ có màu trắng ngà, cầm lên thấy nhẹ tay, sờ vào mềm mại.

V. Một số tác hại khi ăn quá nhiều đậu phụ

Đậu phụ chỉ an toàn khi bạn tiêu thụ với lượng hợp lý. Nếu quá lạm dụng đậu phụ trong các bữa ăn, ăn liên tục trong nhiều ngày với số lượng lớn, có thể bạn sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ sức khỏe dưới đây:

  • Gây khó khăn cho hệ tiêu hóa: Đậu phụ chứa chất ức chế enzym mạnh, có thể ngăn chặn hoạt các enzyme proteolytic cần thiết cho sự tiêu hoá protein dẫn đến phá vỡ quy trình tiêu hóa lành mạnh. Mặt khác, chất glucid trong đậu phụ chủ yếu chất xơ và đa đường, hàm lượng tinh bột ít, khi vi khuẩn trong ruột phân giải những chất glucid này sẽ sinh ra nhiều khí, nên nếu ăn quá nhiều đậu phụ rất dễ bị chướng bụng.
  • Tăng nguy cơ sỏi thận: Đậu phụ chứa nhiều chất oxalat nên nếu ăn nhiều có thể gây sỏi thận.
  • Dễ lắng đọng cholesterol, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch: Hàm lượng lớn methionine trong đậu phụ dưới sự tác động enzym bị chuyển sang cysteine. Chất này có thể làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch gây lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch. Hậu quả là làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Thiếu hụt iốt: Đậu nành dùng để sản xuất đậu phụ có chứa chất saponin, có thể thúc đẩy bài tiết i-ốt trong cơ thể con người. Do đó, việc tiêu thụ quá nhiều đậu phụ có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt I ốt.
  • Nguy cơ bị gout: Ăn quá nhiều đậu phụ khiến nồng độ axit uric trong huyết thanh cao, tăng tăng nguy cơ đối mặt với bệnh gout.
  • Ảnh hưởng đến tuyến giáp: Đậu nành dùng để làm đậu phụ chứa hợp chất isoflavone genistein. Chất này có thể chèn tuyến giáp, gây trở ngại cho sản xuất hormone tuyến giáp, thậm chí là gây suy giáp.
  • Ngăn chặn hấp thụ khoáng chất: Axit phytic trong đậu phụ khi liên kết với các chất khoáng như kẽm, đồng, canxi, magie có thể ngăn chặn đường ruột hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
  • Suy giảm vấn đề nhận thức khi về già: Ăn quá nhiều đậu phụ ở tuổi thanh niên đến trung niên còn có thể ảnh hưởng đến bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
  • Ảnh hưởng sinh lý và vấn đề sinh sản ở nam giới: Một số nghiên cứu ghi nhận, nam giới ăn quá nhiều đậu hũ có thể gây rối loạn tình dục, thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
  • Tăng nguy cơ ung thư vú: Phụ nữ khi ăn nhiều đậu phụ có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú do thực phẩm này có chứa isoflavone.
Ăn quá nhiều đậu phụ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ sỏi thận và bị gút.
Ăn quá nhiều đậu phụ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ sỏi thận và bị gút.

Như vậy, trào ngược dạ dày có ăn đậu phụ được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết và cụ thể nhất cách ăn đậu phụ an toàn – hiệu quả.

Tham khảo:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.