Trẻ đau hậu môn về đêm do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm giun kim, nhiễm liên cầu khuẩn, vệ sinh không sạch sẽ…Tình trạng đau hậu môn ở trẻ nếu kéo dài có thể gây viêm/bội nhiễm hoặc nhiều bệnh lý ở hậu môn – trực tràng như trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, polyp hậu môn… Cùng yumangel tìm hiểu về hiện tượng trẻ em bị đau hậu môn về đêm cũng như cách điều trị trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I – Nguyên nhân khiến trẻ đau hậu môn về đêm
Trẻ nhỏ bị đau hậu môn về đêm có thể do một số nguyên nhân sau:
- Nhiễm giun kim khiến trẻ đau hậu môn: Trẻ bị nhiễm giun kim dẫn tới các cơn ngứa về đêm, khiến trẻ thức giấc, quấy khóc. Khi bị ngứa, theo phản xạ trẻ sẽ có thể làm da hậu môn trầy xước và khiến trẻ đau hậu môn.
- Nứt kẽ hậu môn: Là tình trạng xuất hiện vết rách dọc theo vùng da ở ống hậu môn khiến trẻ khó chịu khi đi vệ sinh, quấy khóc, trẻ kêu đau hậu môn vào ban đêm, cảm giác ngứa ngáy, kích ứng ở quanh hậu môn. Nguyên nhân hàng đầu gây nứt kẽ hậu môn là do trẻ bị táo bón kéo dài.
- Nhiễm liên cầu khuẩn: Trường hợp trẻ em bị đau hậu môn về đêm kèm theo triệu chứng ngứa, đỏ ở vùng da quanh hậu môn, sốt, đi ngoài ra máu thì rất có thể là do trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn.
- Nguyên nhân khác: Trẻ bị đau hậu môn về đêm còn có thể do việc vệ sinh hậu môn không sạch sẽ; vùng da hậu môn bị ẩm ướt gây kích ứng; mặc quần quá chật gây ma sát với da và khó chịu cho trẻ.
II – Trẻ bị đau hậu môn về đêm có nguy hiểm không?
Trẻ nhỏ bị đau rát hậu môn về đêm kéo dài có thể gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý hậu môn trực tràng nguy hiểm. Cụ thể:
- – Gây ra nhiều bệnh lý ở hậu môn – trực tràng: Đau hậu môn vào ban đêm nhiều ngày không khỏi còn có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm ở hậu môn như: bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, polyp hậu môn…
- – Gây mất ngủ, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ: Đau hậu môn ban đêm khiến trẻ tức tối, bứt dứt, quấy khóc nhiều, chán ăn, ngủ không trọn giấc, thậm chí là mất ngủ cả đêm. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tâm lý và sự phát triển của bé.
- – Gây viêm/bội nhiễm: Cảm giác đau rát hậu môn khiến trẻ khó chịu và thường xuyên đưa tay gãi mạnh khiến hậu môn trầy xước. Hành động này của trẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào gây viêm nhiễm hoặc bội nhiễm.
III – Cách xử lý khi trẻ em bị đau hậu môn về đêm
Trường hợp đau hậu môn không phải do bệnh lý, các mẹ có thể giúp bé cải thiện tình trạng tại nhà bằng cách: ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm triệu chứng ngứa, khó chịu; thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Thông thường, triệu chứng đau hậu môn về đêm sẽ thuyên giảm sau khoảng 2 tuần.
Nếu tình trạng đau hậu môn của bé không được cải thiện, thậm chí có xu hướng trở nặng kèm theo chảy máu, táo bón kéo dài, trĩ, ngứa ngáy dữ dội, mẩn đỏ ở hậu môn thì các mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
IV – Biện pháp phòng tránh trẻ đau hậu môn về đêm
Để phòng tránh tình trạng trẻ bị đau hậu môn về đêm, các mẹ cần chú ý một số vấn đề sau khi chăm sóc bé:
- Ngăn ngừa nhiễm giun kim bằng cách: cắt móng tay móng chân cho trẻ thường xuyên; rửa tay với xà phòng diệt khuẩn trước khi săn và sau khi đi vệ sinh; thay đồ lót cho bé hàng ngày; tẩy giun theo định kỳ 1-2 lần/năm…
- Chế độ ăn uống: Bổ sung đủ chất xơ (từ 20 – 35g/ngày); uống đủ nước để phòng táo bón. Hạn chế cho bé ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng; cho bé ăn chín và uống sôi để tránh bị tiêu chảy.
Nên tẩy giun theo định kỳ 1-2 lần/năm cho trẻ
- Vệ sinh: Giữ vùng da hậu môn luôn sạch sẽ, khô ráo; không cố gắng khi đi vệ sinh vì có thể tạo ra áp lực khiến hậu môn có thể bị rách gây đau rát.
- Trang phục: Đảm bảo quần mặc của bé vừa vặn, chất liệu thoải mái, mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc quần quá bó, quá chật gây kích ứng và ma sát lên vùng hậu môn.
Trẻ đau hậu môn về đêm có thể tự khỏi sau một vài ngày nhưng cũng có thể bị kéo dài gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, nếu trẻ bị đau hậu môn về đêm kéo dài kèm theo chảy máu, ngứa ngáy dữ đội và mẩn đỏ ở hậu môn thì mẹ cần đưa bé tới bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.