Co thắt hậu môn là bệnh lý về hậu môn – trực tràng thường gặp. Bệnh gây ra các cơn đau khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vì e ngại nên không đi thăm khám nên bệnh có thể trở nặng gây biến chứng nguy hiểm.
Mục lục
I – Co thắt hậu môn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Co thắt hậu môn là tình trạng bệnh thường gặp, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Các cơn đau do co thắt hậu môn diễn ra liên tục và thường xuyên gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Co thắt hậu môn khiến người bệnh đau đớn.
II – Nguyên nhân gây co thắt hậu môn
Tình trạng co thắt hậu môn có thể do các nguyên nhân nhân sau gây ra:
– Nứt kẽ hậu môn: Khi bị táo bón, khối phân cứng và lớn có thể làm rách hậu môn gây ra các cơn đau như dao cắt và có thể kéo dài rất lâu sau đó.
– Áp xe hậu môn: Vùng hậu môn bị nhiễm trùng hình thành các ổ áp xe gây ra cơn đau liên tục kéo dài. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đổ mồ hôi về đêm kèm theo sốt.
Co thắt hậu môn có thể do nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn hay nhiễm nấm gây ra.
– Rò hậu môn: Các ổ áp xe ở hậu môn nếu được điều trị kịp thời và đúng cách có thể bị vỡ, thủng tạo ra các đường rò hậu môn. Người bệnh sẽ phải chịu cảm giác rất đau đớn khi bị rò hậu môn.
– Nhiễm nấm hậu môn: Nếu co thắt hậu môn bị đau ở mức vừa phải, người bệnh không bị mất ăn mất ngủ thì rất có thể nguyên nhân là do nhiễm nấm.
III – Dấu hiệu hậu môn co thắt
Phần đông người bệnh bị co thắt hậu môn sẽ cảm thấy khó chịu khi các cơn co thắt xuất hiện ở hậu môn. Ở một số người, cơn co thắt hậu môn còn gây đau đớn nên không thể đứng và ngồi.
Cơn đau do co thắt hậu môn khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
Thông thường, các cơn đau do co thắt hậu môn sẽ giảm dần và biến mất sau khi người bệnh đại tiện xong. Nhưng một số trường hợp cơn đau có thể kéo dài hơn.
(>> Xem thêm: Đau hậu môn vô căn là thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị )
IV – Cách điều trị co thắt hậu môn hiệu quả
Khi xuất hiện dấu hiệu hậu môn bị co thắt, người bệnh không nên tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc về điều trị tại nhà vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn. Tốt nhất nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị cơ thắt hậu môn hiệu quả và phù hợp.
Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng bài tập co thắt hậu môn dưới đây:
1. Bài tập co thắt cơ hậu môn
Tác dụng của bài tập này là giúp tăng cường khả năng co thắt cho cơ vòng ở hậu môn. Tư thế bài tập có thể là ngồi, đứng hoặc nằm đều được. Cách thực hiện như sau:
– Ngồi ở thả lỏng cơ thể thoải mái nhất.
– Tập trung vào ổ bụng, hít 1 hơi thật sâu.
– Kẹp chặt cả 2 bên mông và đùi để thực hiện co thắt hậu môn như khi nhịn đại tiện đồng thời lưỡi uốn lên hàm trên.
– Giữ nguyên ở trạng thái nín thở trong thời gian 10 giây sau đó thở ra từ từ.
– Thả lỏng cơ thể cho cơ hậu môn trở về trạng thái bình thường.
– Nghỉ khoảng 30 giây sau đó tiếp tục tập.
– Mỗi lần nên tập từ 20 – 30 lần.
2. Bài tập nâng hậu môn
Bài tập nâng hậu môn giúp cơ thể tự có phản ứng co thắt hậu môn khi di chuyển. Bạn có thể dễ dàng tập luyện với bài tập này ở bất kỳ đâu vì cách thực hiện rất dễ dàng:
– Ngồi ngay ngắn trên ghế, chân vắt chéo, 2 tay chống eo.
– Đứng lê và thực hiện thót hậu môn.
– Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi thả lỏng cơ thể.
– Thực hiện tương tự từ 20-30 lần/ngày.
>> Xem thêm VIDEO các bài tập về co thắt hậu môn <<
3. Bài tập đi bộ
Cách thực hiện bài tập đi bộ như sau:
– Đứng thẳng người, 2 tay thả lỏng, hàm và bàn tay hơi khép.
– Mỗi lần chân bước lên thì bạn đồng thời thót hậu môn.
– Khi mới thực hiện sẽ hơi khó nhưng khi thực hiện nhiều lần sẽ quen.
4. Bài tập tăng cường tiêu hóa
– Chuẩn bị ở thế đứng thẳng, hai tay đặt song song với phần, lòng bàn tay nắm hờ; hạn chân mở rộng bằng vai.
– Đầu cúi thấp, đầu gối chùng nhẹ nhưng lưng vẫn phải giữ thẳng.
– Hít một hơi sâu sau đó khép chặt miệng, cùng lúc đó lưỡi thì đánh lên hàm trên. Ngay lúc này bạn thực hiện thót hậu môn.
– Giữ yên trong tư thế trên khoảng 10 giây rồi thở ra thả lỏng cơ thể.
– Nên tập 5 – 7 lần/ngày.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi tổng hợp được về co thắt hậu môn. Khi có triệu chứng co thắt hậu môn bạn nên đi thăm tại các cơ sở y tế chuyên về hậu môn – trực tràng để được bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp. Tránh tâm lý e ngại không đi thăm khám khiến cho bệnh kéo dài trở nặng gây biến chứng nguy hiểm.
Chưa có bình luận!