Skip to main content

Nhiễm nấm hậu môn Candida là gì: Nguyên nhân, cách xử lý

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Nấm hậu môn thường không gây nguy hiểm và có thể khỏi nhanh chóng khi được điều trị kịp thời, đúng cách. Cùng yumangel tìm hiểu kỹ hơn về bệnh nấm Candida hậu môn qua bài viết sau để kịp thời phát hiện và chủ động phòng ngừa bệnh. 

I – Nấm hậu môn là gì? 

Nhiễm nấm hậu môn là tình trạng hậu môn bị nhiễm nấm Candida (1) gây ngứa hậu môn dữ dội và kéo dài. Đây không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục nhưng nếu quan hệ tình dục không an toàn thì bạn vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh.

Hình ảnh bị nhiễm nấm candida hậu môn
Hình ảnh bị nhiễm nấm candida hậu môn

II – Nguyên nhân bị nấm hậu môn 

Nhiễm nấm hậu môn ở trẻ em, nấm hậu môn ở trẻ sơ sinh và người lớn xảy ra do sự phát triển quá mức của nấm candida ở vùng hậu môn. Nơi trú ngụ của nấm candida thường là ở trên bề mặt da, trong bộ phận sinh dục và đường tiêu hóa. 

Ở điều kiện bình thường, nấm candida không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi điều kiện thuận lợi nấm candida sẽ phát triển nhanh chóng dẫn đến nhiễm trùng nấm. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm ở hậu môn gồm:

  • Môi trường sống ẩm thấp.
  • Vệ sinh kém.
  • Mặc quần áo bó sát.
Nấm hậu môn xảy ra do nấm candida phát triển quá mức. 
Nấm hậu môn xảy ra do nấm candida phát triển quá mức.
  • Hút thuốc lá.
  • Hệ miễn dịch kém..
  • Dùng thuốc corticoid hoặc kháng sinh dài ngày.
  • Mắc một số bệnh lý như: tiểu đường, béo phì, HIV/AIDS.

III – Dấu hiệu nấm ở hậu môn 

Khi bị bệnh nấm hậu môn, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Ngứa ngáy ở hậu môn dữ dội và dai dẳng. 
  • Hậu môn có cảm giác nóng rát.
  • Chảy dịch ở hậu môn.
Vùng hậu môn có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy khi bị nhiễm nấm
Vùng hậu môn có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy khi bị nhiễm nấm

IV – Nấm hậu môn nguy hiểm không? 

Nấm ở hậu môn thường không quá nguy hiểm, có thể khỏi nhanh chóng khi được điều trị. Tuy nhiên, bệnh thường gây ngứa ngáy dữ dội và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. 

Do đó, khi có biểu hiện ngứa, đau rát hoặc chảy dịch ở hậu môn, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám sớm. Bạn cũng cần đi thăm khám ngay khi:

  • Các triệu chứng nhiễm nấm ở hậu môn kéo dài trong vài tuần.
  • Bất ngờ tiết dịch hoặc chảy máu từ hậu môn. 
  • Sốt.
  • Có cảm giác ớn lạnh.
Nấm hậu môn thường không quá nguy hiểm, nếu điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng khỏi. 
Nấm hậu môn thường không quá nguy hiểm, nếu điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng khỏi.
  • Huyết áp, thở gấp.
  • Nhịp tim nhanh.
  • Huyết áp thấp.

V – Cách chữa nấm hậu môn hiệu quả

Thuộc vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất đồng thời ngăn bệnh tái phát trở lại. Vậy nấm hậu môn bôi thuốc gì? Cụ thể:

1. Với trường hợp nhẹ đến trung bình

Với trường hợp nhiễm trùng nấm hậu môn nhẹ đến trung bình, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc nấm hậu môn không kê đơn (OTC), bao gồm:

  • Clotrimazole (Canesten, Lotrimin).
  • Miconazole (Monistat).
  • Butoconazole (Mycelex, Butoconazole Nitrate).
Thuốc bôi trị nấm hậu môn
Thuốc bôi trị nấm hậu môn

2. Với trường hợp nặng và mãn tính 

Với trường hợp bệnh nấm hậu môn nặng nghiêm trọng hoặc mãn tính, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc thuốc chữa nấm hậu môn đặc trị mạnh hơn, bao gồm:

  • Nystatin (Mycostatin, Nystop).
  • Diflucan (Fluconazole).
  • Terconazole (Terazol).

VI – Biện pháp phòng tránh nấm hậu môn

Để giảm nguy cơ bị nhiễm nấm ở hậu môn, bạn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Đảm bảo không gian sống luôn khô thoáng, sạch sẽ.
  • Không vệ sinh vùng hậu môn – sinh dục bằng cách sản phẩm vệ sinh có mùi thơm.
  • Sau khi tập thể dục, đi bơi cần tắm rửa sạch sẽ và lau khô người.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
  • Mặc đồ lót bằng các chất liệu thoáng mát, mềm mại.
  • Quần áo cần rộng rãi, dễ hút thấm mồ hôi
  • Có chế độ ăn uống khoa học, ít đường và carbohydrate tinh chế. 
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý. 
  • Duy trì cân nặng ở mức vừa phải, tránh thừa cân hoặc béo phì. 

Nấm hậu môn khiến người bệnh ngứa ngáy dữ dội rất khó chịu ở vùng hậu môn, nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cũng không vì thế mà chủ quan, nên đi thăm khám ngay khi thấy ngứa, đau rát và chảy dịch đột ngột ở hậu môn.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.