Skip to main content

Trào ngược dạ dày ăn dưa hấu được không? Giải đáp từ chuyên gia

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Nhiều người cho rằng ăn dưa hấu tốt cho chứng bệnh trào ngược dạ dày,  nhưng cũng có người lại cho rằng ăn dưa hấu sẽ khiến bệnh thêm nặng. Vậy trào ngược dạ dày ăn dưa hấu được không? Cùng Yumangel đi tìm câu trả lời nhé!

I. Thông tin về bệnh trào ngược dạ dày 

Bệnh trào ngược dạ dày xảy ra khi một cơ dưới thực quản đóng không đúng cách. Điều này khiến axit từ dạ dày trào ngược trở lại vào thực quản và gây kích ứng thực quản và có thể ảnh hưởng các cơ quan của đường hô hấp.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây ra trào ngược dạ dày gồm hút thuốc, thoát vị, thuốc kháng histamin, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, béo phì, mang thai, ăn uống thiếu khoa học… .

Triệu chứng chính khi bị trào ngược dạ dày gồm: ợ nóng, ợ hơi, ợ; đau ngực, đau phía sau xương ức; khó nuốt, nuốt nghẹn; nôn, buồn nôn… Các triệu chứng không điển hình liên quan đến cổ họng, thanh quản hoặc phổi gồm: viêm họng, ho, tăng tiết nước bọt, khó thở,…

Bệnh trào ngược dạ dày gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

II. Công dụng của dưa hấu với sức khỏe

Theo nghiên cứu, dưa hấu rất giàu vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất tốt cho cơ thể. Trong đó, nổi bật là các chất chống oxy hóa quan trọng gồm:

  • Vitamin C: Đây là một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào từ các gốc tự do.
  • Carotenoid: Đây là một loại hợp chất thực vật bao gồm Alpha-carotene và Beta-carotene mà cơ thể chuyển đổi thành vitamin A.
  • Lycopene: Là một loại caroten không thay đổi thành vitamin A. Chất chống oxy hóa mạnh giúp tạo màu đỏ dưa hấu và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Cucurbitacin E: Là một hợp chất thực vật có công dụng chống oxy hóa và chống viêm.

Các tác dụng tuyệt vời của dưa hấu với sức khỏe đó là:

  • Cung cấp chất điện giải: Dưa hấu chứa chất điện giải và khoáng chất quan trọng giúp cơ thể giữ được lượng nước cần thiết.
  • Cung cấp dinh dưỡng: 90% dưa hấu là nước, 10% còn lại chứa đầy chất bổ. Theo nghiên cứu, 1 miếng dưa hấu với kích thước vừa phải có thể chứa khoảng 1/3  lượng vitamin A và C nhu cầu hàng ngày. Ngoài ra, dưa hấu còn có vitamin B, đồng, magiê, kẽm và sắt.
  • Chống oxy hóa: Nhờ có vitamin A, vitamin và nhiều chất Phytonutrients nên dưa hấu là một trong các loại quả chứa nhiều chất chống oxy hóa nhất. Các chất chống oxy hóa này có tác dụng chống lại các gốc tự do trên khắp cơ thể, bảo vệ các tế bào.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Lycopene trong quả dưa hấu có khả năng chống lại các gốc tự do và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Mặt khác, thành phần kali trong dưa hấu cũng là một khoáng chất quan trọng giúp trái tim khỏe mạnh.
Theo nghiên cứu, dưa hấu rất giàu vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất tốt cho cơ thể.

III. Trào ngược dạ dày ăn dưa hấu được không?

Từ những thông tin ở trên có thể thấy dưa hấu là loại quả giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh trào ngược hoàn toàn có thể ăn dưa hấu với mức độ phù hợp sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới chứng bệnh trào ngược dạ dày dày.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh trào ngược dạ dày có thể ăn 1 miếng dưa hấu vừa phải mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2-3 lần, không nên lạm dụng ăn quá nhiều.

Người bệnh trào ngược dạ dày có thể ăn 1 miếng dưa hấu vừa phải trong mỗi lần ăn.

IV. Hướng dẫn người bị trào ngược dạ dày ăn dưa hấu đúng cách

Như vậy đáp án cho câu hỏi người bị trào ngược dạ dày ăn dưa hấu được không là có nhưng cần ăn đúng cách. Dưới đây là hướng dẫn về cách ăn dưa hấu an toàn và đúng cách cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản:

1. Lượng dưa hấu

Lượng dưa hấu một ngày người bệnh trào ngược có thể ăn là không quá 200g dưa hấu. Không nên ăn quá nhiều dưa hấu vì có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

2. Tần suất ăn

Một tuần, bệnh nhân trào ngược chỉ nên ăn dưa hấu với tần suất 2-3 lần. Mỗi lần ăn cần tuân thủ về lượng dưa hấu là tối đa 200g.

3. Thời điểm ăn

Thời điểm ăn dưa hấu thích hợp nhất là sau bữa ăn khoảng 30 phút. Người bị trào ngược cũng không nên ăn dưa hấu vào các thời điểm sau:

  • Không nên ăn ngay sau bữa ăn: Vì sẽ gây áp lực lên dạ dày và hệ tiêu hóa.
  • Không ăn khi bụng đói: Ăn dưa hấu lúc bụng đói có thể gây tăng tiết axit dạ dày.
  • Không ăn trước khi đi ngủ: Vì dưa hấu có hàm lượng đường cao, nếu ăn nhiều sẽ  không tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, hàm lượng nước lớn trong dưa hấu có thể khiến bạn đi vệ sinh vào ban đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Không ăn sau khi uống thuốc Tây: Để tránh nguy cơ giảm hiệu quả dùng thuốc. –

4. Tránh ăn dưa hấu lạnh

Người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn dưa hấu lạnh vì có thể gây kích thích dạ dày dễ làm tổn thương tỳ vị.

5. Một số lưu ý khác

Một số lưu ý khác cho người trào ngược dạ dày khi ăn dưa hấu đó là:

  • Tuyệt đối không nên uống nước ép dưa hấu kết hợp với một số loại  hoa quả có vị chua như quýt, chanh, cam: Vì có thể khiến các triệu chứng của bệnh trào ngược, đau dạ dày, viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trong hơn.
  • Trường hợp bị trào ngược dạ dày kèm theo cúm, người đang bị tiểu đường, người bị rối loạn chức năng gan thận,… thì không nên ăn dưa hấu. Nếu muốn ăn dưa hấu cần hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Một tuần, bệnh nhân trào ngược chỉ nên ăn dưa hấu với tần suất 2-3 lần.

V. Tác hại khi ăn quá nhiều dưa hấu

Việc lạm dụng ăn quá nhiều dưa hấu có thể gây những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể như:

  • Đau bụng, tiêu chảy: Dưa hấu có tính hàn nên nếu ăn quá nhiều có thể gây lạnh bụng dẫn tới đau bụng, tiêu chảy, khiến các triệu chứng trào ngược dạ dày nặng hơn.
  • Gây co thắt dạ dày: Dưa hấu chứa nhiều Lycopene gây co thắt dạ dày không khiến axit trào ngược nhiều hơn mà có thể dẫn đến bị tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu…
  • Dư thừa vitamin C: Ăn quá nhiều dưa hấu còn dẫn tới tình trạng dư thừa Vitamin C gây tiêu chảy hoặc kích thích đường tiêu hóa.
  • Tăng nồng độ kali: Ăn dưa hấu nhiều còn làm tăng nồng độ Kali trong cơ thể. Hậu quả là khiến nhịp tim bất thường và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Lạm dụng ăn quá nhiều dưa hấu có thể gây những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể

VI. Gợi ý một số loại trái cây tốt cho người trào ngược dạ dày

Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn các loại hoa quả tốt cho tình trạng bệnh dưới đây:

  • Chuối: Ngoài hàm lượng axit thấp, chuối còn chứa pectin có công dụng tăng nhu động ruột. Chuối còn chứa lượng tinh bột cao, có thể giúp đường ruột lên men và tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Đồng thời tạo ra 1 lớp màng để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi có các tác động xấu gây hại.
  • Táo: Táo có nhiều chất xơ pectin giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa phòng tránh cả táo bón và tiêu chảy. Mỗi ngày ăn một quả táo còn giúp cải thiện tiêu hóa vì giúp loại bỏ cholesterol và độc tố.
  • Kiwi: Quả kiwi  hứa một loại enzyme gọi là Actinidin có thể giúp tăng cường tiêu hóa protein. Theo nghiên cứu, 2 quả kiwi cung cấp 20% lượng chất xơ được đề nghị hàng ngày giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đại tràng.
  • Đu đủ chín: Các enzyme và chất xơ có trong đu đủ chín là một nguồn axit béo chuỗi ngắn. Vì vậy ăn đu đủ giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tránh tình trạng dạ dày phải tiết nhiều axit để tiêu hóa.
  • Xoài chín: Không chỉ có enzyme hỗ trợ quá trình phân hủy và tiêu hóa protein, chất xơ trong quả xoài còn giúp quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày nhanh hơn.

Ngược lại, người bị trào ngược cần tránh ăn những loại quả sau đây:

  • Đu đủ xanh: Nhựa và chất xơ của đu đủ xanh có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn. Hậu quả là tăng tiết axit dạ dày làm tăng tình trạng trào ngược.
  • Chanh: Chanh chứa nhiều axit nên khi ăn sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày và gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Cóc: Ngoài lượng axit cao, quả cóc còn chứa nhiều chất xơ và cứng nên khi ăn có thể gây trầy xước niêm mạc dạ dày.
  • Quả hồng: Chứa nhiều nhựa nên có thể gây tắc ruột khi ăn. Mặt khác, nhựa quả hồng kết hợp với axit dạ dày còn tạo ra các cục nhỏ khó tiêu hóa, thậm chí có thể phát triển thành sỏi ảnh hưởng tới dạ dày.
  • Cà chua: Người bệnh trào ngược dạ dày ăn nhiều cà chua có thể tạo ra axit pantothenic gây ra chứng ợ nóng khó chịu.
Một số loại hoa quả người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn

Với thắc mắc trào ngược dạ dày ăn dưa hấu được không, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn dưa hấu nhưng cần ăn với lượng vừa phải và đúng cách theo hướng dẫn ở trên. Đồng thời nên đi thăm khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.