Trào ngược dạ dày gây viêm amidan diễn ra âm ỉ, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả qua bài viết sau!
Mục lục
- I. Trào ngược dạ dày gây viêm amidan là thế nào?
- II. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây viêm amidan
- III. Mức độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày kèm viêm amidan
- IV. Cách xử trí khi bị trào ngược dạ dày gây viêm amidan
- 4. Thuốc điều hòa nhu động
- V. Lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người trào ngược viêm amidan
I. Trào ngược dạ dày gây viêm amidan là thế nào?
Bình thường, cơ thắt thực quản có chức năng đóng mở linh hoạt để thức ăn đi xuống và ngăn không cho thức ăn và axit từ dạ dày trào ngược lên trên. Tuy nhiên, vì lý do nào đó khiến chức năng của cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu cộng với tình trạng dư thừa axit dịch vị gây hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày thực quản gồm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, miệng tiết nhiều nước bọt, nôn, buồn nôn, nóng rát thượng vị…
Ngoài các triệu chứng trên, trào ngược dạ dày còn có thể gây nhiều ảnh hưởng đến vùng hầu họng, trong đó có amidan. Axit dạ dày bị trào ngược lên làm niêm mạc đường hô hấp trên bị sưng tấy, phù nề dẫn đến tình trạng viêm amidan, viêm họng. Nhiều người bệnh không để ý có thể nhầm lẫn đây là hiện tượng viêm nhiễm đường hô hấp thông thường.
Viêm amidan do trào ngược dạ dày sẽ có các triệu chứng của viêm amidan thông thường như nuốt đau, đau họng, đắng miệng, khó nuốt, có thể kèm theo sốt. Ngoài ra, người bị trào ngược dạ dày kèm viêm amidan sẽ có cả các triệu chứng điển hình của trào ngược thông thường như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát thượng vị,…
Như vậy, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gây viêm amidan. Tình trạng viêm amidan do trào ngược có tái đi tái lại nếu bệnh lý trào ngược không được điều trị dứt điểm.
II. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây viêm amidan
Trào ngược dạ dày là tình trạng xảy dịch vị dạ dày mang theo axit, pepsin và các chất dịch trào ngược lên thực quản, thậm chỉ là cả vòm họng. Lúc này, axit dạ dày sẽ tấn công lớp niêm mạc thanh quản và cổ họng gây ra nhiều bệnh lý đường hô hấp, trong đó viêm amidan.
Để xác định chính xác nguyên nhân trào ngược dạ dày gây viêm amidan, bệnh nhân nên đi khám để nhận được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
III. Mức độ nguy hiểm của trào ngược dạ dày kèm viêm amidan
Trào ngược dạ dày gây viêm amidan không quá đáng ngại, nhưng nếu để kéo dài không chữa trị có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho thực quản và cả các cơ quan của hệ hô hấp.
Ngoài viêm amidan, trào ngược dạ dày kéo dài có thể gây các biến chứng nguy hiểm khác như: viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản. Do đó, người bệnh không nên chủ quen, nên đi thăm khám sớm để hạn chế tối đa biến chứng những rủi ro cho sức khỏe.
Trào ngược dạ dày viêm amidan kéo dài có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho thực quản và cả các cơ quan của hệ hô hấp
IV. Cách xử trí khi bị trào ngược dạ dày gây viêm amidan
Trào ngược dạ dày viêm amidan ở mức độ nhẹ có thể được cải thiện khi người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt. Với trường hợp nặng, người bệnh cần dùng thuốc đặc trị trào ngược dạ dày để chữa bệnh dứt điểm theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Một số loại thuốc thường được kê để điều trị trào ngược dạ dày gây viêm amidan gồm:
1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- Công dụng: Giảm tiết axit từ dạ dày, giảm triệu chứng và nguy cơ biến chứng của bệnh.
- Một số thuốc PPI thường được dùng là: esomeprazole, omeprazole, lansoprazole, rabeprazole, pantoprazole…
- Tác dụng phụ: Nếu dùng thuốc lâu dài có thể gây ra một số biến chứng như thiếu vitamin B12, nguy cơ loãng xương, viêm phổi, viêm dạ dày ruột do vi khuẩn tăng cao, thiếu magie.
2. Thuốc kháng histamin H2
- Công dụng: Thuốc kháng histamin H2 còn được gọi là thuốc chẹn H2 tác dụng làm giảm tiết axit từ dạ dày bằng cách ức chế giải phóng histamin.
- Một số loại thuốc thường dùng gồm: Cimetidine, famotidine, nizatidine…
- Tác dụng phụ: Thuốc khi sử dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ như táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng bao hơn như mê sảng, lú lẫn, nói lắp, ảo giác.
3. Thuốc trung hòa axit
- Công dụng: Thuốc trung hòa axit còn gọi là thuốc kháng axit, tác dụng trung hòa bớt lượng axit dư thừa, làm giảm nồng độ axit, từ đó giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Thành phần: Loại thuốc này thường có chứa thành phần các muối như nhôm hydroxit, magie trisilicate, magie cacbonat.
4. Thuốc điều hòa nhu động
- Công dụng: Cải thiện trương lực cơ thắt thực quản dưới, thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày và ruột giúp làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.
- Một số thuốc thường dùng: metoclopramide, domperidone, cisapride…
- Lưu ý: Nhóm thuốc này không được sử dụng cho người đang bị xuất huyết tiêu hóa.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày gây viêm amidan, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
V. Lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt cho người trào ngược viêm amidan
Với các trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt mà không cần dùng thuốc là đã có thể cải thiện tình trạng bệnh.
Thậm chí, ngay cả khi dùng thuốc điều trị người bệnh vẫn cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để hỗ trợ cải thiện bệnh nhanh hơn và phòng ngừa bệnh tái phát.
Một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản gây viêm amidan cụ thể như sau:
- Nhóm thức ăn nên gồm: thịt lợn, trứng, cá hồi, bột yến mạch, bánh mì, dầu oliu, dầu hướng dương, cà rốt, khoai lang,cải xoong, mồng tơi; hoa quả bơ, chuối chín, táo…
- Nhóm thực phẩm nên kiêng gồm: đồ ăn thô cứng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm/đồ uống có chứa chất kích thích, đồ ăn chua cay, thức ăn chế biến sẵn.
- Uống đủ nước: Bệnh nhân trào ngược dạ dày viêm amidan nên tăng cường uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày để giúp trung hòa bớt nồng độ axit.
- Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày: Không nên ăn quá no trong một bữa để giảm tải áp lực cho dạ dày.
- Không nên nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn: Nên vận động nhẹ nhàng để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra hiệu quả và thuận lợi.
- Hạn chế thức khuya, dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn: Người bệnh nên hạn chế thức khuya, ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày; có các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh để giảm các căng thẳng, áp lực .
- Tập thể dục mỗi ngày: Hoạt động thể dục, thể thao điều độ giúp duy trì mức cân nặng lý tưởng.
- Kê cao đầu khi nằm: Khi nằm ngủ, bạn nên nằm nghiêng bên trái hoặc nằm ngửa kết hợp kê đầu cao so với phần thân để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày vào ban đêm.
Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm amidan, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và chủ động điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe về sau.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!