9+ nguyên nhân viêm loét dạ dày bạn không nên bỏ qua

Các nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn HP, lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID); ăn uống không khoa học; căng thẳng stress kéo dài; sinh hoạt không lành mạnh và bệnh lý. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày khác cũng được đề cập đến trong bài viết này. 

Viêm loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ trong dạ dày bị xói mòn, tạo điều kiện cho axit dạ dày và các enzym tiêu hóa ăn mòn thành dạ dày. Hậu quả là  dẫn đến vết loét hở và liên tục bị kích thích bởi axit. Nếu không được điều trị, chúng có thể bắt đầu gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như chảy máu trong, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa, có đến 26% dân số nước ta mắc bệnh viêm loét dạ dày. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh và điều may mắn là các nguyên đã được xác định rõ ràng nên có thể khắc phục hiệu quả cũng như chủ động phòng tránh. Dưới đây là thông tin chi tiết về 9+ nguyên nhân gây viêm loét dạ dày:

1. Nhiễm vi khuẩn HP/Helicobacter pylori – nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng phổ biến

Theo thông tin từ Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, nhiễm vi khuẩn HP/Helicobacter pylori là một trong các nguyên nhân chính và phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng cũng như các bệnh lý dạ dày khác. Theo my.clevelandclinic, nhiễm khuẩn H.pylori có liên quan đến khoảng 60% trường hợp loét tá tràng và 40% trường hợp loét dạ dày.

Vi khuẩn HP sống chủ yếu trong dạ dày. Ở nhiều người, H.pylori không gây ra vấn đề gì vì hệ thống miễn dịch đường ruột có thể giữ vi khuẩn này trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, ở một số người bị nhiễm HP, loại vi khuẩn này phát triển quá mức, làm hỏng và ăn mòn lớp màng bảo vệ dạ dày, tạo điều kiện cho axit dạ dày tạo ra vết loét.

Một số nghiên cứu khẳng định, rất khó để ngăn ngừa nhiễm trùng H. pylori. Vì loại vi khuẩn này có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc với chất nôn mửa, phân hoặc nước bọt của người bị nhiễm bệnh. Thực phẩm hoặc nước bị nhiễm chất nôn mửa, phân hoặc nước bọt của người bị nhiễm bệnh cũng có thể lây lan vi khuẩn từ người này sang người khác.

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh có thể các triệu chứng như:

  • Cảm giác khó chịu nóng rát ở bụng.
  • Đau bụng, đau nhiều hơn khi bụng đói.
  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Ăn mất ngon.
  • Giảm cân.

Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP có thể trầm trọng hơn theo thời gian. Nếu  có dấu hiệu nôn mửa, đau bụng dữ đội, đi ngoài phân đen hoặc có máu, sụt cân không rõ lý do, khó nuốt thì nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám ngay.

Theo thông tin từ Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ, nhiễm vi khuẩn HP/Helicobacter pylori là một trong các nguyên nhân chính và phổ biến gây viêm loét dạ dày

2. Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

NSAID là viết tắt của “thuốc chống viêm không steroid”. NSAID bao gồm các loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến như:

  • Ibuprofen: Advil, Motrin IB, những loại khác.
  • Naproxen natri: Aleve, Anaprox DS, những loại khác.
  • Ketoprofen.
  • Aspirin. 

Thuốc NSAID gây kích ứng niêm mạc dạ dày khi tiếp xúc và ức chế một số trong số các hóa chất bảo vệ và sửa chữa niêm mạc dẫn tới viêm loét. Theo my.clevelandclinic, có đến 30% số người dùng NSAID thường xuyên bị loét dạ dày và 50% các trường hợp loét dạ dày là do lạm dụng NSAID. Tìm hiểu chi tiết hơn về cơ chế gây loét dạ dày của NSAID

Theo niddk.nih.gov, người dùng thuốc thuốc chống viêm không steroid có nguy cơ cao bị loét dạ dày trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng thuốc NSAID trong thời gian dài.
  • Dùng loại thuốc NSAID có nhiều khả năng gây loét.
  • Dùng thuốc NSAID liều cao hoặc nhiều hơn chỉ định.
  • Sử dụng thuốc NSAID cùng với các thuốc khác như: steroid, thuốc chống đông máu, aspirin liều thấp, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), alendronate (Fosamax) và Risedronate (Actonel).
  • Dùng thuốc NSAID khi đang bị nhiễm vi khuẩn HP.

Ngoài NSAID, sử dụng các loại thuốc như: Corticosteroid, Bisphosphonate và Clopidogrel kéo dài cũng làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày. Nguyên nhân là do các loại thuốc làm mất cân bằng acid- bazơ dạ dày trong thời gian dài. 

Lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.

 3. Nguyên nhân loét dạ dày: Do một số bệnh lý và tình trạng sức khỏe

Một số bệnh lý và tình trạng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng như: xơ gan, suy thận, phổi tắc nghẽn mãn tính, hội chứng Zollinger-Ellison… Nguyên nhân này ít gặp hơn nhưng vẫn có khả năng xảy ra.

  • Phổi tắc nghẽn mãn tính: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease/COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm chức năng thông khí ở phổi.
  • Xơ gan: Xơ gan là  hậu quả tổn thương gan kéo dài. Ở bệnh nhân xơ gan, cơ chế lọc và bài tiết đều bị suy giảm, lượng dịch mật tiết ra ít dẫn đến lượng Mucin ít. Điều này dẫn đến mất sự cân bằng giữa yếu tố tấn công và bảo vệ, dịch axit sinh ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mặc khác, xơ gan còn làm tăng gastrin dẫn đến tăng HCl gây viêm loét dạ dày.
  • Suy thận: Suy thận là là tình trạng thận không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Người mắc bệnh suy thận có thể gặp một số vấn đề về tiêu hóa, trong đó có viêm loét dạ dày tá tràng. Nguyên nhân xuất phát từ việc lượng urê nitrogen trong máu cao hay còn gọi là BUN (Blood Urea Nitrogen).
  • Hội chứng Zollinger-Ellison. Đây là bệnh lý hiếm gặp khiến dạ dày sản xuất quá nhiều axit dạ dày hơn bình thường gây viêm loét. Các ổ loét dạ dày tá tràng trong hội chứng Zollinger Ellison có thể xuất hiện đơn độc hoặc tập trung thành nhiều cụm ở thân dạ dày và tá tràng.
  • Bệnh Crohn: Bệnh Crohn hay còn gọi là bệnh viêm ruột mạn tính từng vùng (IBD) là một bệnh tự miễn gây ra bởi tình trạng viêm ở đường tiêu hóa. 
  • Rối loạn tự miễn dạ dày: Thường gặp ở bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2, tuyến giáp, nhược cơ, bệnh nhân DOWN. Đây là tình trạng cơ thể bị rối loạn miễn dịch gây kháng lại enzyme H+K+ATPase và tạo ra các tổn thương gây viêm teo niêm mạc dạ dày vùng thân vị. 
  • Chấn thương: Bệnh nặng, bỏng hoặc chấn thương có thể gây loét dạ dày do căng thẳng.

Một số bệnh lý như phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ gan, suy thận, hội chứng Zollinger-Ellison cũng có thể là nguyên nhân gây viêm loét nhưng ít gặp.

4. Do căng thẳng nghiêm trọng và kéo dài

Theo health.clevelandclinic, nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa căng thẳng và loét dạ dày cho thấy, căng thẳng thường là nguyên nhân gây ra bệnh loét dạ dày. Những người được chẩn đoán mắc bệnh viêm loét dạ dày cho biết họ bị căng thẳng ở mức độ cao trong cuộc sống hàng ngày. Vậy tại sao stress gây viêm loét dạ dày?

Phản ứng tự nhiên của cơ thể trước căng thẳng cũng làm làm thay đổi cân bằng PH của cơ thể và tăng axit dạ dày – một nguyên nhân gây loét dạ dày. Tình trạng loét dạ dày do căng thẳng phát triển rất nhanh, không giống như loét dạ dày thông thường phát triển dần dần.

Bên cạnh đó, những người bị căng thẳng có xu hướng sử dụng nhiều thuốc chống viêm không steroid – NSAID để giải quyết những cơn đau nhức. Căng thẳng cũng có thể thúc đẩy việc sử dụng rượu và thuốc lá nhiều hơn. Tất cả những yếu tố này đều là yếu tố nhân thúc đẩy và làm trầm trọng thêm sự phát triển của vết loét.

Cũng theo health.clevelandclinic, căng thẳng mãn tính có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm chậm khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật nên dễ dẫn đến viêm loét dạ dày hơn.

Căng thẳng nghiêm trọng và kéo dài làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày.

5. Lạm dụng hoặc uống nhiều bia, rượu

Theo vertavahealth.com, các bác sĩ đều đồng ý rằng, uống rượu bia quá mức có thể làm tăng nguy cơ phát triển vết loét, khiến vết loét không lành và làm cho tình trạng đau đớn nghiêm trọng hơn.

Uống nhiều bia rượu hoặc lạm dụng gây tăng tiết axit trong dạ dày, làm bào mòn lớp vỏ bọc bảo vệ niêm mạc dạ dày và phá hủy lớp màng nhầy bảo vệ miên mạc dạ dày. Hậu quả là dẫn đến tổn thương và hình thành các vết loét ở dạ dày gây ra các triệu chứng đau, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, buồn nôn, nôn, đầy hơi, mất cảm giác thèm ăn.

Đặc biệt, với những người đã và đang bị viêm loét dạ dày, việc lạm dụng bia rượu sẽ càng khiến tình trạng viêm loét nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là rượu bia sẽ làm tăng áp lực CO2 tại dạ dày, tấn công trực tiếp vào những vết tổn thương. Trường hợp xấu, người bệnh có thể bị xuất huyết và thủng dạ dày bất cứ lúc nào.

Uống rượu bia quá mức có thể làm tăng nguy cơ phát triển vết loét, khiến vết loét không lành và làm cho tình trạng đau đớn nghiêm trọng hơn.

6. Ăn uống không đúng cách, không tốt cho dạ dày

Ăn uống thiếu không đúng cách và thiếu khoa học cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Một số nghiên cứu cho thấy, viêm loét dạ dày hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng các thực phẩm có hại cho đường tiêu hóa và thói quen ăn uống không tốt: 

  • Ăn nhiều gia vị/món ăn cay: Nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ăn gia vị/món ăn cay trong thời quá dài có thể gây hại cho dạ dày. Đặc biệt là việc ớt đỏ, nếu ớt bị nhuộm màu có thể chứa chất sudan hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa aflatoxin gây ngộ độc và ung thư.
  • Ăn đồ cứng, nhiều chất xơ, thực phẩm chứa nhiều axit: Thường xuyên ăn đồ cứng, nhiều chất xơ (măng, rau cần), thực phẩm chứa nhiều axit (cam, chanh, bưởi, cà chua…); đồ ăn chế biến bằng cách xào, chiên, nướng. 
  • Ăn uống không đúng bữa, bỏ bữa khiến lượng axit sản sinh trong dạ dày sẽ “phản lại” gây viêm loét. 
  • Ăn quá no hoặc quá đói: Ăn quá no dễ làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu. Khi để bụng quá đói,  axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng tự tiêu hóa niêm mạc.
  • Ăn quá nhanh, không nhai kỹ: Khiến nước bọt chưa tiết đủ glycoprotein và enzyme amylase để nghiền nhuyễn, chuyển hóa và tiêu hóa thức ăn. Thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng làm mệt mỏi cơ bắp và giảm nhu động dạ dày. 
  • Ăn quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ: Thói quen này vừa tạo áp lực cho dạ dày vừa khiến hệ tiêu hóa dễ dàng bị suy yếu do phải làm việc quá tải vào thời gian cần được nghỉ ngơi. Dạ dày phải làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
  • Ăn uống không vệ sinh: Vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày thường lây nhiễm qua đường ăn uống không vệ sinh. 
  • Vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi: Thói quen này làm chi phối thần kinh khiến men tiêu hóa tiết ra không đủ để tiêu hóa thức ăn. Hậu qủa là dễ gây rối loạn tiêu hóa, có hại cho dạ dày.
  • Ăn thức ăn quá nóng hoặc lạnh: Nhiệt độ nóng hoặc lạnh có thể kích thích dạ dày tiết axit hoặc gây tổn thương dạ dày. Ngược lại ăn quá lạnh làm cho nhiệt độ trong dạ dày giảm xuống, các mạch máu trong dạ dày co lại làm giảm co bóp cũng như tiết men để tiêu hóa thức ăn. 
  • Vừa ăn vừa uống nước: Các chuyên gia cho rằng, khi cùng lúc có nhiều thức ăn và chất lỏng đi vào dạ dày thì việc tiêu hóa sẽ bị đình trệ. Thói quen vừa ăn vừa uống nước cũng khiến người ăn lười nhai và nuốt nhanh hơn khiến thức ăn không được nghiền nhỏ ở khoang miệng. Khi xuống dạ dày thức ăn ở dạng cứng nên dạ dày phải hoạt động nhiều hơn.
  • Ăn nhiều muối: Theo một số nghiên cứu, người trưởng thành ăn nhiều hơn 5g muối/ngày có thể làm tăng nguy cơ viêm loét, thậm chí là ung thư đường tiêu hóa. Trong khi đó, lượng muối tiêu thụ của người Việt trưởng thành đang ở mức cao – 9,4g/ngày.

Viêm loét dạ dày hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng các thực phẩm có hại cho đường tiêu hóa như và thói quen ăn uống không tốt

7. Thói quen sinh hoạt không khoa học

Các thói quen sinh hoạt cá nhân không khoa học và điều độ như thường xuyên thức khuya, ngủ muộn, làm việc quá sức, hút thuốc cũng là những yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

  • Thức khuya, ngủ muộn: Thường xuyên thức khuya kèm với căng thẳng, lo lắng và hồi hộp khiến dịch vị tăng tiết. Điều này tác động trực tiếp lên niêm mạc lâu ngày gây tổn thương và viêm loét dạ dày.
  • Hút thuốc lá: Chất nicotin trong thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi, hút thuốc lá còn gây nhiều tác hại cho hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Hút thuốc lá còn làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc và giảm tiết chất nhầy. Hậu quả là lớp niêm mạc dạ dày bị suy yếu dẫn đến nguy cơ xuất hiện viêm, loét, thậm chí là ung thư.
  • Làm việc quá sức: Làm việc quá sức trong thời gian dài khiến không chỉ khiến cơ thể bị kiệt sức, sức đề kháng suy giảm mà còn làm cho chức năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày cũng suy giảm theo.

Thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, hút thuốc cũng là những yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

8. Yếu tố di truyền

Theo health.harvard.edu, bệnh viêm loét dạ dày thường di truyền trong gia đình và hay xảy ra hơn ở những người có nhóm máu O. Vì thế, nếu trong gia đình có người thân có người mắc phải căn bệnh này thì tỉ lệ mắc viêm loét của bạn là rất cao.

Bệnh viêm loét dạ dày thường di truyền trong gia đình.

9. Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân ít gặp hơn gây loét dạ dày tá tràng gồm:

  • Nhiễm trùng một số loại virus, nấm hoặc vi khuẩn khác ngoài H. pylori.
  • Các loại thuốc làm tăng nguy cơ phát triển vết loét: Gồm corticosteroid, thuốc dùng để điều trị khối lượng xương thấp, một số thuốc chống trầm cảm… khi kết hợp dùng với thuốc NSAID. (Đừng bỏ qua: Corticoid gây loét dạ dày)
  • Phẫu thuật hoặc các kỹ thuật y tế ảnh hưởng đến dạ dày.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, có thể từ vi khuẩn đến thói quen ăn uống và cả tình trạng tâm lý. Vì vậy, để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, người bệnh viên đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa trực tiếp chẩn đoán bằng các phương pháp xét nghiệm chuyên sâu. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày sẽ giúp bác sĩ đưa ra được cách điều trị viêm loét dạ dày phù hợp và hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân. 

Bên cạnh đó, việc nắm được các nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày cũng giúp người bệnh chủ động khắc phục bệnh, làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số cách phòng ngừa hiệu quả đó là: tránh để bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn; không lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID); tránh uống bia, rượu, không hút thuốc lá; kiểm soát căng thẳng, stress…

Để được tư vấn kỹ hơn về các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bạn đừng quên bình luận bên dưới hoặc gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 gặp dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nhé.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *