Skip to main content

Cách điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị và để kéo dài có thể gây biến chứng ung thư dạ dày rất nguy hiểm. Cùng Thuốc Yumangel chính hãng tìm hiểu ngay cách điều trị và phòng ngừa bệnh qua bài viết sau!

1. Thông tin chung về bệnh viêm loét dạ dày

Theo điều tra của hội Khoa Học Tiêu hóa Việt Nam, có đến 70% người Việt có nguy cơ bị viêm dạ dày. Trong đó, bệnh viêm loét dạ dày chiếm 26% và ngày càng có xu hướng gia tăng.

Hình ảnh dạ dày bị viêm loét

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm dẫn đến sưng và hình thành các vết loét. Các triệu chứng điển hình của bệnh gồm: đau tức vùng thượng vị; buồn nôn, nôn; chán ăn, ăn không ngon; táo bón hoặc tiêu chảy; giảm cân đột ngột…

Nguyên nhân chính là do nhiễm vi khuẩn HP, chế độ ăn uống thiếu khoa học; dùng nhiều thuốc giảm đau và kháng viêm; stress, căng thẳng kéo dài; thường xuyên uống bia rượu và dùng chất kích thích…

Video cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Có hai loại là viêm loét dạ dày cấp tính và mãn tính. Trong đó, viêm dạ dày mãn tính có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày nếu không được điều trị. Vì vậy, người bệnh cần chú ý điều trị ngay từ khi bệnh viêm loét dạ dày mới khởi phát với các triệu chứng nhẹ.

2. Cách điều trị viêm loét dạ dày

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp:

2.1 Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc phát huy vai trò quan trọng để kiểm soát triệu chứng và khắc phục tình trạng sức khỏe.Có một loạt các loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Phổ biến như:

  • Thuốc kháng sinh: Tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) – một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc ức chế proton (PPIs – Proton Pump Inhibitors): Giảm tiết axit dạ dày, giúp làm lành và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương.
  • Thuốc kháng thụ thể H2 (H2 Blockers): Giảm tiết axit dạ dày bằng cách ngăn tiết histamine, một hợp chất kích thích sản xuất axit dạ dày.
  • Thuốc trung hòa axit: Các loại thuốc như antacid hoặc thuốc tạo màng bọc giúp làm dịu niêm mạc dạ dày bằng cách trung hòa axit.
  • Thuốc tạo màng bọc: Chúng tạo ra một lớp màng bảo vệ trên niêm mạc dạ dày, giúp bảo vệ khỏi tác động của axit dạ dày.
  • Thuốc chống viêm nonsteroid (NSAIDs): Nếu viêm loét dạ dày tá tràng là kết quả của việc sử dụng NSAIDs, cần ngừng sử dụng hoặc thay thế bằng loại khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

Có một cách nhanh chóng, tiện lợi mà không mất mất thời gian chuẩn bị đó là sử dụng Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y.

Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.

Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y.

Dùng Yumangel giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị…  chỉ sau 5-10 phút sử dụng.

Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

Sản phẩm có hàm lượng natri thấp nên phù hợp cho những người mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, người có chế độ ăn nhạt.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc thường đòi hỏi sự hướng dẫn và quản lý chặt chẽ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Việc chọn loại thuốc và liệu trình cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cá nhân của bệnh nhân và nguyên nhân gây ra viêm loét. Việc tuân thủ đúng liều lượng và chỉ dùng thuốc dưới sự giám sát của bác sĩ là quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị và ngăn tái phát.

2.2 Phẫu thuật điều trị viêm loét dạ dày

Phẫu thuật điều trị viêm loét dạ dày được dùng khi bệnh nhân điều trị bằng thuốc không có hiệu quả hoặc khi bệnh nhân gặp các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến viêm loét dạ dày. Phẫu thuật điều trị viêm loét dạ dày thường được thực hiện trong các tình huống như:

  • Viêm loét nghiêm trọng: Khi viêm loét dạ dày gây ra tổn thương nghiêm trọng cho niêm mạc dạ dày hoặc xuất huyết nặng, phẫu thuật có thể cần thiết để kiểm soát tình trạng.
  • Viêm loét tái phát: Trong một số trường hợp, viêm loét dạ dày có thể tái phát sau quá trình điều trị ban đầu bằng thuốc.
  • Biến chứng nghiêm trọng: Nếu viêm loét dạ dày gây ra các biến chứng như chảy máu, hẹp môn vị, thủng dạ dày… phẫu thuật có thể là lựa chọn tốt nhất để giải quyết vấn đề.

Tìm hiểu chi tiết: Viêm loét dạ dày có phải mổ không

2.3 Cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà

Đối với những trường hợp bị đau nhẹ và mới chớm bị, người bệnh có thể áp dụng các mẹo tại nhà. Tuy nhiên trước khi sử dụng các cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà, bệnh nhân vẫn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và xin ý kiến về các phương pháp dự định sử dụng xem có phù hợp với tình trạng bệnh của mình không. Người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị bệnh tại nhà dưới đây:

Nghệ và mật ong chữa viêm loét dạ dày

Hoạt chất curcumin có trong củ nghệ có khả năng ức chế vi khuẩn Hp – một trong các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, giúp giảm dịch tiết trong dạ dày và tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nghệ còn hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Mật ong có khả năng kháng khuẩn, giảm sưng viêm, tăng cường miễn dịch và cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Kết hợp nghệ và mật ong để chữa bệnh viêm loét dạ dày mang lại hiệu quả cao hơn.

Nghệ và mật ong chữa viêm loét dạ dày
  • Cách 1: Trộn trực tiếp tinh bột nghệ với mật ong rồi vo thành từng viên  nhỏ. Bảo quản trong lọ dùng dần. Mỗi lần uống 2 viên, dùng từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Cách 2: Pha 10g tinh bột nghệ với 100ml nước ấm cùng 2 thìa mật ong nguyên chất rồi uống khi còn ấm. Nên uống trước khi ăn và 2 – 3 lần/ngày.

>> Đừng bỏ lỡ: cách chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong

Điều trị viêm loét dạ dày bằng gừng

Gừng có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa phản ứng oxy hóa. Vì vậy bệnh nhân viêm loét dạ dày sử dụng gừng hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu, đau rát vùng thượng vị do các ổ viêm loét.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng gừng
  • Cách 1: Ngâm vài lát gừng tươi ở trong nước sôi khoảng 5 -7 phút. Uống khi còn ấm, 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
  • Cách 2: Giá nát gừng rồi vắt lấy nước cốt rồi pha thêm nước ấm. Nên uống 1 lần/ngày vào bữa sáng trước khi ăn.

Dùng lá tía tô chữa viêm loét dạ dày

Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, lá tía tô có chứa glycosid và tanin với công dụng se nhỏ các vết loét, cải thiện tình trạng tổn thương và kiểm soát dịch axit tiết ra của dạ dày. Bên cạnh đó, lá tía tô còn được dùng trong hỗ trợ điều trị ợ chua, ợ nóng và trào ngược thực quản tại nhà.

Dùng lá tía tô chữa viêm loét dạ dày
  • Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô tươi hoặc khô.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch tía tô rồi cho vào nồi đun với khoảng 1,5 lít nước. Chắt lấy nước uống hết trong ngày, nên chia làm nhiều lần uống.

Nha đam chữa viêm loét dạ dày

Nha đam hay nha đam được khoa học hiện đại chứng minh là rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hỗ trợ điều trị táo bón và ức chế nồng độ acid trong dạ dày. Đặc biệt, nha đam cũng hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét ở dạ dày.

Nha đam chữa viêm loét dạ dày
  • Nguyên liệu: 1 nhánh nha đam.
  • Cách thực hiện: Lá nha đam rửa sạch, cắt lấy phần thịt ở bên trong. Đem ép phần thịt nha đam thành nước, uống 2 lần/ngày. Kiên trì uống trong 15-20 ngày.

3. Hướng dẫn phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày

Hình thành thói quen ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh giúp phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày hiệu quả:

  • Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ, probiotics, vitamin C, kẽm, selen…
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh; ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn hàng quán.
  • Bỏ hút thuốc lá, tránh rượu và caffein.
  • Kiểm soát căng thẳng.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày.
  • Tập thể dục mỗi ngày, vận động phù hợp.
  • Không lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh.

Bệnh nhân viêm loét dạ dày nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào hoặc các triệu chứng bệnh không cải thiện thì nên đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

4.3/5 - (3 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 3 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.