Skip to main content

Polyp hậu môn là gì? Dấu hiệu triệu chứng và cách chữa

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Polyp hậu môn không phải là bệnh lý có nguy cơ đe dọa cao nếu được điều trị sớm. Ngược lại, nếu polyp hậu môn không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư hậu môn – trực tràng. Vậy Polyp hậu môn có nguy hiểm không? Cùng yumangel.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

I – Bị polyp hậu môn là gì? Hình ảnh polyp hậu môn

Bệnh polyp hậu môn là tình trạng tăng sinh bất thường của mô trên bề mặt bên trong của các bộ phận cơ thể, thường thấy nhất là ở lớp màng nhầy.

Bệnh polyp hậu môn có thể xảy ra với nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau, từ trẻ em cho tới người lớn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng, đối tượng có nguy cơ bị polyp hậu môn cao hơn là những người trên 40 tuổi.

Polyp trong hậu môn có cuống nhỏ như nấm, kích thước thường nhỏ hơn 2.5cm. Có 3 dạng polyp hậu môn thường gặp gồm:

– Polyp dạng viêm và lành tính: Dạng polyp này chiếm khoảng 80% trường hợp polyp ở hậu môn. Đây là hệ quả phản ứng viêm ở mặt trong khu vực đại tràng – hậu môn. Dạng polyp này ít khi trở nên ác tính. 

Hình ảnh polyp hậu môn
Hình ảnh polyp hậu môn

– Polyp bạch huyết: Chiếm khoảng 15%. 

– Polyp dạng u tuyến: Dạng polyp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất nhưng lại có nguy cơ cao ác tính. 

II – Nguyên nhân bị polyp hậu môn

Nguyên nhân gây bệnh polyp hậu môn là do các tế bào mới ở vùng hậu môn sản sinh quá mức cần thiết hình thành nên các khối polyp.

Nguyên nhân đằng sau sự bất thường này hiện vẫn chưa được làm rõ, nhưng một số yếu tố được xem có ảnh hưởng tới sự hình thành bệnh polyp hậu môn gồm:

  • – Di truyền nhiễm sắc thể. 
  • – Cấu trúc hậu môn không bình thường: cong hoặc hẹp.
  • – Quan hệ tình dục qua đường hậu môn. 
  • – Vệ sinh kém dẫn tới nhiễm trùng. 

Polyp hậu môn hình thành là do các tế bào mới ở vùng hậu môn  sản sinh quá mức cần thiết hình thành nên các khối polyp.

  • – Táo bón kéo dài.
  • – Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.
  • – Các bệnh lý như: bệnh lao, áp xe hậu môn, bệnh trĩ ngoại, tắc tĩnh mạch ở hậu môn…

III – Dấu hiệu polyp hậu môn 

Triệu chứng của polyp hậu môn là gì? Bệnh polyp hậu môn ở trẻ em và người lớn có các dấu hiệu đặc trưng sau:

  • – Đau bụng từng cơn.
  • – Đại tiện ra máu, máu thường có màu đỏ tươi.
  • – Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. 
  • – Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • – Nôn hoặc buồn nôn.
  • – Sốt khó hạ.
triệu chứng polyp hậu môn là gì
Khi có khối u polyp hậu môn, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu bị đau bụng từng cơn, đại tiện ra máu…

IV – Bệnh Polyp hậu môn có nguy hiểm không? 

Bệnh polyp hậu môn có nguy hiểm không? Polyp hậu môn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu để kéo dài và không được điều trị.

Ngoài nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng, việc điều trị muộn polyp ở hậu môn có thể dẫn tới: nhiễm trùng hậu môn, các vấn đề về đường ruột như táo bón, tiêu chảy kéo dài; hậu môn mất đi chức năng bình thường; thiếu máu. 

Polyp hậu môn có thể gây ung thư hậu môn – trực tràng nếu để kéo dài và không được điều trị.
Polyp hậu môn có thể gây ung thư hậu môn – trực tràng nếu để kéo dài và không được điều trị.

Do đó, khi phát hiện ra polyp thì dù là loại polyp gì cũng cần loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh gây nguy cơ biến chứng polyp hậu môn nghiêm trọng.

VI – Phương pháp cắt polyp hậu môn

Có 2 phương pháp điều trị bệnh polyp hậu môn hiện nay tùy theo độ lớn và tình trạng phức tạp của polyp là điều trị nội khoa và ngoại hoa: 

Điều trị nội khoa: Polyp hậu môn uống thuốc gì? Một số loại thuốc trị polyp hậu môn hiện nay gồm: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc đặc trị giúp loại bỏ khối polyp.

Tác dụng của thuốc là thuyên giảm các triệu chứng đi kèm với polyp, không thể làm tan hoàn toàn polyp.

– Điều trị ngoại khoa: Trường hợp các khối polyp tự tiêu tan khi điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện mổ polyp hậu môn để cắt bỏ polyp.

Bệnh nhân có kích thước polyp hậu môn lớn hoặc có nguy cơ tiến chuyển thành ung thư cao cũng được chỉ định phẫu thuật polyp hậu môn. 

1. Cắt polyp là như thế nào? 

Phẫu thuật polyp hậu môn là gì? Cắt polyp hậu môn là phương pháp để loại bỏ các khối polyp ở hậu môn. Phương pháp phẫu thuật polyp được sử dụng phổ biến hiện nay là nội soi giúp giảm thiểu tối đa đau đớn và biến chứng cho bệnh nhân. 

2. Có nên cắt polyp hậu môn? 

Phương pháp chữa polyp hậu môn bằng phẫu thuật là cần thiết với bệnh nhân Polyp hậu môn ở giai đoạn nặng để loại bỏ nhanh nhất các khối u giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt bỏ polyp hậu môn. 
Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt bỏ polyp hậu môn.

Một số dấu hiệu bị polyp hậu môn cần được tiến hành phẫu thuật cắt polyp hậu môn như: đại tiện ra máu, đau bụng dữ đội, đi ngoài phân lỏng. Người bệnh tốt nhất nên cắt bỏ polyp hậu môn khi các khối u có kích thước nhỏ hơn 10cm.

3. Quy trình cắt polyp hậu môn

Quy trình cắt polyp hậu môn bằng nội soi gồm các bước lần lượt như sau:

  • – Khám lâm sàng: Bác sĩ khai thác tiền sử của người bệnh đồng thời xác định chính xác kích thước khối u polyp để chỉ định phương pháp nội soi phù hợp.
  • – Xét nghiệm: Tùy thuộc vào tiền sử mắc bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp. Xét nghiệm chủ yếu là xét nghiệm máu để xác định các chỉ số về đông máu.
  • – Làm sạch đại tràng: Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc làm sạch đại tràng hoặc làm các thủ thuật tháo thụt nhằm làm sạch đại tràng theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

mổ polyp hậu mônQuy trình cắt polyp hậu môn. 

  • Cắt polyp hậu môn: Sau khi đã kiểm tra các chỉ số tim mạch, huyết áp của bệnh nhân, nếu ổn định bác sĩ sẽ thực hiện gây mê. Sau khi gây mê thành công, bác sẽ sẽ sử dụng ống nội soi để cắt bỏ các khối u polyp ở trong hậu môn đồng thời đốt chân polyp đứt ra hoàn toàn. 
  • Sinh thiết: Nhân viên y tế tiến hành sinh thiết khối u polyp hậu môn để xem có bất thường nào không.
  • Toàn bộ quy trình phẫu thuật mổ polyp hậu môn kéo dài khoảng 5 tiếng, tính từ thời điểm làm sạch đại tràng cho bệnh nhân. Sau vài ngày nằm ở bệnh để theo dõi, bệnh nhân sẽ được xuất viện. 

4. Cắt polyp hậu môn có nguy hiểm không? 

Phẫu thuật cắt bỏ polyp hậu môn không quá phức tạp và tương đối an toàn nhưng nếu không thực hiện cẩn thận có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như chảy máu hậu môn. Do đó, người bệnh cần chọn cơ sở y tế/bệnh viện lớn uy tín, với độ ngũ bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn cao để thực hiện. 

5. Cắt polyp hậu môn có đau không?

Cắt polyp hậu môn có đau hay không phụ thuộc phương pháp mổ mà bệnh nhân lựa chọn. Nếu sử dụng phương pháp phẫu thuật truyền thống thì thời gian thực hiện lâu, cộng với vết mổ lớn nên sẽ gây đau đớn nhiều hơn. Ngược lại nếu sử dụng phương pháp cắt polyp nội soi hiện đại, ít xâm lấn thì sẽ ít đau hơn. 

6. Cắt polyp hậu môn bao lâu thì khỏi? 

Cắt polyp hậu môn bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ bệnh, sức khỏe của bệnh nhân, phương pháp phẫu thuật, cơ sở y tế thực hiện và trình độ chuyên môn của bác sĩ.

Tuy nhiên thông thường, bệnh nhân cắt polyp hậu môn cần mất khoảng 2 tuần để vết mổ cũng như sức khỏe hồi phục hoàn toàn. 

Bệnh nhân cắt polyp hậu môn thường mất khoảng 2 tuần để hồi phục hoàn toàn. 
Bệnh nhân cắt polyp hậu môn thường mất khoảng 2 tuần để hồi phục hoàn toàn.

7. Cắt polyp hậu môn bao nhiêu tiền? 

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chi phí cắt polyp hậu môn trực tràng nhưng theo tìm hiểu mức giá sẽ dao động từ khoảng 800.000đ – 2.500.000đ/1 polyp được cắt.

8. Sau khi cắt polyp hậu môn phải làm gì? 

Sau khi điều trị bệnh polyp ở hậu môn bằng thủ thuật mổ, bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:

  • Nên nhịn ăn từ 24 – 48 tiếng sau phẫu thuật, chỉ nên uống 4-5 thìa nước sau mỗi 2 giờ.
  • Sau khi phẫu thuật cắt polyp được 2 ngày, bệnh nhân có thể ăn cháo hoặc súp theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên tự điều khiển các phương tiện giao thông sau khi vừa thực hiện cắt polyp nội soi xong.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi, không nên lao động nặng, vận động mạnh quá sức. Cũng không nên đi xa, leo núi, đi bộ.
  • Tránh ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, cứng, khó tiêu để bị táo bón.
  • Sử dụng thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Chắc chắn với những thông tin ở trên các bạn đã nắm được polyp hậu môn là gì có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên tăng cường rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ chống táo bón; hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá; tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày; hạn chế ăn đồ cay nóng, chế biến sẵn hay các loại thịt đỏ; giảm cân nếu bị thừa cân/ béo phì…

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.