Skip to main content

Mọc mụn ở hậu môn có sao không? – Cách trị mụn nhọt ở hậu môn tại nhà

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Mọc mụn hậu môn kéo dài và trở nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, người bệnh nên tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý đúng và kịp thời. Cùng yumangel tìm hiểu trong bài dưới đây.

I – Mọc mụn ở hậu môn là bệnh gì?

Hậu môn bị nổi mụn là tình trạng vùng hậu môn xuất hiện các nốt mụn, có thể là mụn mủ, mụn nước, mụn cóc, mụn thịt, nốt sần, mụn nang… có thể là nổi mụn ở hậu môn không đau, nổi mụn ở hậu môn đau hoặc nổi mụn gần hậu môn…

Vậy nổi mụn ở hậu môn có nghiêm trọng không? Là triệu chứng của bệnh gì? Một số bệnh lý được cho là có thể dẫn đến việc hậu môn nổi mụn gồm: 

  • Áp xe hậu môn.
  • Bệnh trĩ. 
  • Mụn nhọt.
  • Mụn rộp sinh dục. 
  • Mụn cóc hậu môn.
  • U mềm lây.
  • Hậu môn nổi mụn thịt
  • Mụn thịt dư. 
  • Ung thư hậu môn. 
Bị mọc mụn ở hậu môn là bệnh gì
Bị mọc mụn ở hậu môn là bệnh gì

II – Tại sao lại có mụn ở hậu môn?

Mụn có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, trong đó bao gồm cả hậu môn. Một số nguyên nhân khiến mụn xuất hiện ở hậu môn gồm:

  • Vệ sinh vùng hậu môn kém, không sạch.
  • Nhiễm vi khuẩn: Hậu môn là nơi để phân đi ra khỏi cơ thể do đó chứa rất nhiều vi khuẩn gây kích thích hoạt động ở các lỗ chân lông và nổi mụn.
  • Quá nhiều mồ hôi ở vùng hậu môn.
  • Thay đổi hormone khi mang thai, tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, căng thẳng stress… khiến tuyến dầu hoạt động mạnh và gây ra mụn.  
  • Da hậu môn bị kích thích do mặc quần chật, dùng nước hoa kích ứng, đổ mồ hôi, tăng độ ẩm và gây mụn ở hậu môn.
  • Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, đường hoặc sữa cũng có thể là nguyên nhân gây mụn ở hậu môn.
  • Di truyền.
  • Vệ sinh không sạch sẽ, nhiều mồ hôi, nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây mụn ở hậu môn
Vệ sinh không sạch sẽ, nhiều mồ hôi, nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây mụn ở hậu môn
Vệ sinh không sạch sẽ, nhiều mồ hôi, nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây mụn ở hậu môn

III – Nổi mụn ở hậu môn có sao không?

Hậu môn nổi mụn thịt có thể chỉ đơn giản là nốt mụn thông thường nhưng cũng có thể là là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm như trĩ, áp xe hậu môn, thậm chí là ung thư hậu môn. 

Tình trạng nổi hột ở hậu môn kéo dài còn có thể gây nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân đồng thời tư vấn cách điều trị phù hợp và kịp thời.

Hậu môn nổi mụn có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nguy hiểm
Hậu môn nổi mụn có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nguy hiểm

Xem thêm:

IV – Cách trị mụn nhọt ở hậu môn tại nhà

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của nốt mụn hậu môn mà bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị bao gồm:

1. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Trường hợp nổi mụn ở hậu môn không đau và không có khả năng gây nguy hiểm, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc và  tự vệ sinh hậu môn tại nhà:

  • Dùng nước ấm để vệ sinh hậu môn.
  • Lau rửa kỹ hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện.
  • Mặc đồ lót bằng chất liệu cotton hoặc các loại vải có nguồn gốc tự nhiên.
  • Không mặc đồ lót khi đang còn ẩm ướt. 
  • Nên tắm hoặc thay quần ngay khi bị ướt hoặc sau khi đi bơi.

Áp dụng các biện pháp chăm sóc và vệ sinh tại nhà, các nốt mụn ở hậu môn có thể được cải thiện. Người bệnh không tự ý nặn, chích làm phá vỡ cấu trúc mụn khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, nhất là với đối tượng bé bị nổi mụn nước ở hậu môn, mụn ở hậu môn trẻ sơ sinh. Trường hợp nốt mụn hậu môn không tự cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị cụ thể.

2. Thuốc trị mụn hậu môn 

Thuốc trị mụn hậu môn có thể được bác sĩ chỉ định khi biện pháp chăm sóc tại nhà không hiệu quả. 
Thuốc trị mụn hậu môn có thể được bác sĩ chỉ định khi biện pháp chăm sóc tại nhà không hiệu quả.

Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong điều trị mụn ở hậu môn gồm có:

  • Retinoids đường uốn: Soriatane (1)
  • Benzoyl peroxide: Bào chế dạng kem bôi và thuốc mỡ thoa ngoài da. 
  • Axit salicylic: Được bào chế dưới nhiều gồm xà phòng, kem, thuốc mỡ và miếng lót hậu môn. 

Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc không kê đơn) khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Vì một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như bào mòn da.

V – Cách phòng tránh bệnh mụn ở hậu môn

Hậu môn bị ngứa và nổi mụn không chỉ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Để phòng tránh mọc mụn ở hậu môn, bạn nên chú ý: 

  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, đi bơi hoặc ra quá nhiều mồ hôi.
  • Mặc quần rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Giữ cho vùng hậu môn luôn khô ráo, tránh ẩm ướt.
  • Không xịt nước hoa vào vùng hậu môn.
  • Uống đủ nước, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
  • Hạn chế ăn thức ăn quá nhiều đường, dầu mỡ, cay nóng.

Mụn hậu môn đa phần có xu hướng tự cải thiện sau khi bạn thực hiện các biện pháp vệ sinh và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp hậu môn nổi mụn thịt không tự khỏi hoặc có triệu chứng trở nặng thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.