U nhú hậu môn là tình trạng mọc mụn thịt ở quanh hậu môn, ống hậu môn hoặc trực tràng. Bệnh thường không nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài không điều trị có thể gây biến chứng nguy hiểm như ung thư hậu môn hoặc ung thư trực tràng. Do đó, việc phát triển và điều trị bệnh sớm là cần thiết. Cùng thuốc dạ dày tìm hiểu về phương pháp điều trị u nhú hậu môn trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- I – Bệnh U nhú hậu môn là gì?
- II – Nguyên nhân gây u nhú hậu môn
- III – Biểu hiện và dấu hiệu của u nhú hậu môn
- IV – Đối tượng hay bị u nhú hậu môn
- V – U nhú hậu môn có nguy hiểm không?
- VI – U nhú hậu môn có tự hết không?
- VII – Cách chữa u nhú hậu môn hiệu quả
- VIII – Cách chăm sóc bệnh nhân u nhú hậu môn
I – Bệnh U nhú hậu môn là gì?
U nhú ở hậu môn là tình trạng một u lành tính xuất hiện ở khu vực hậu môn, trực tràng hoặc ống hậu môn.
U nhú hậu môn được xem là biến chứng của nhiều căn bệnh lý hậu môn trực tràng như: hẹp hậu môn, viêm ống hậu môn, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ…
Bệnh u nhú hậu môn có thể lây nhiễm nhiễm từ dịch tiết thông qua việc sử dụng chung đồ cá nhân hoặc qua đường quan hệ tình dục.
II – Nguyên nhân gây u nhú hậu môn
Nguyên nhân u nhú ở hậu môn đến từ nhiều lý do khác nhau, trong đó các nguyên nhân chính gồm:
- Do chế độ ăn uống không hợp lý: Nguyên nhân bị u nhú hậu môn đầu tiên phải kể đến là do chế độ ăn uống không hợp lý. Cụ thể là ăn quá nhiều chất đạm, ăn ít chất xơ, rau xanh, trái cây.
- Virus HPV: Triệu chứng bệnh do virus HPV (Human Pappilloma Virus) gây ra rất dễ lây lan với các biểu hiện là: đau rát khi ngồi, tăng tiết dịch nhầy ở ống hậu môn, chảy máu khi đi vệ sinh, ngứa ngáy và vướng víu ở hậu môn…
- Bệnh sùi mào gà hậu môn: Khi bị bệnh sùi mào gà, bệnh viện thường xuất hiện các nốt sùi nhỏ màu hồng ở bên ngoài hậu môn. Nếu để kéo dài không điều trị thì các nốt thành sẽ trở thành u nhú, có thể bị vỡ ra gây chảy máu và dịch mủ..
- Bệnh trĩ: U nhú ở hậu môn và trĩ có liên quan tới nhau. Nếu người bệnh mắc phải bệnh trĩ không có hướng điều trị nhanh chóng thì rất dễ tiến triển thành trĩ độ 3, độ 4. Thông thường, tỷ lệ người bị u nhú hậu môn sau khi cắt trĩ cũng khá phổ biến.
- Bệnh polyp hậu môn: Bệnh polyp hậu môn làm xuất hiện các nốt u ở hậu môn. Nếu để lâu không chữa trị có thể chuyển biến thành bệnh ung thư rất nguy hiểm.
- Bệnh áp xe hậu môn: U nhú hậu môn lành tính cũng có thể là 1 trong các biểu hiện điển hình của bệnh áp xe hậu môn.
III – Biểu hiện và dấu hiệu của u nhú hậu môn
Người bệnh có thể phát hiện sớm thông qua một số triệu chứng bệnh u nhú hậu môn sau:
- Có cảm giác khó chịu ở vùng hậu môn:
- Ngứa ngáy hậu môn.
- Thường xuyên muốn đi tiểu nhưng không đi được.
- U nhú hậu môn có thể sa ra ngoài.
- Vướng víu, đau rát khi ngồi.
- Chảy máu hậu môn cũng là dấu hiệu bệnh u nhú hậu môn.
- Viêm nhiễm, sưng tấy hậu môn.
- Khó khăn khi đi đại tiện.
IV – Đối tượng hay bị u nhú hậu môn
U nhú hậu môn xuất hiện cả ở nam giới và nữ giới.Theo các thống kê, nam giới và nữ giới trong độ tuổi từ 30 – 45 là đối tượng có nguy cơ mắc u nhú hậu môn cao hơn. Ngoài ra, một số đối tượng khác cũng có khả năng bị u nhú hậu môn gồm:
- Những người bị mắc bệnh lý ở hậu môn – trực tràng như: táo bón, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn kéo dài nhưng không điều trị.
- Những người thường xuyên phải ngồi hoặc đứng nhiều.
- Những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học như: ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ cay nóng, ăn ít chất xơ, dùng nhiều các chất kích thích…
V – U nhú hậu môn có nguy hiểm không?
Uu nhú hậu môn là bệnh lý lành tính khi người bệnh phát hiện và điều trị sớm. Ngược lại,nếu không điều trị kịp thời và triệt để, bệnh có khả năng trở thành ác tính với có nguy cơ cao gây ra ung thư hậu môn, ung thư đại trực tràng.
Bệnh u nhú hậu môn nếu để lâu và không điều trị có thể gây ung thư hậu môn.
Không chỉ vậy, bệnh u nhú hậu môn gây đau đớn cho người bệnh, dẫn tới thiếu máu ảnh hưởng đến sức khoẻ và trí tuệ… Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.
VI – U nhú hậu môn có tự hết không?
U nhú hậu môn không thể tự hết và tự khỏi nếu người bệnh không dùng các biện pháp điều trị phù hợp. Do đó, ngay khi thất các khối u nhú xuất hiện ở vùng hậu môn, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị u nhú hậu môn kịp thời, tránh để kéo dài bệnh trở nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh u nhú hậu môn không thể tự khỏi mà cần sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
VII – Cách chữa u nhú hậu môn hiệu quả
Tùy theo mức độ phát triển và tình trạng của u nhú ở hậu môn của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những chỉ định về cách điều trị u nhú hậu môn sao cho phù hợp.
Đối với bệnh nhân bị u nhú hậu môn nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để làm giảm triệu chứng và làm teo dần u nhú. Ngược lại với bệnh nhân bị u nhú nặng thì có thể phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật để ngăn chặn biến chứng.
1. Thuốc trị u nhú hậu môn
Với các trường hợp u nhú hậu môn ở trẻ em và người lớn mới ở giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh còn nhẹ thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị.
Vậy u nhú hậu môn uống thuốc gì? Bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc chữa u nhú hậu môn như: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc tiêu viêm để ngăn các u phát triển nặng hơn và giảm triệu chứng bệnh.
Trường hợp tình trạng u nhú hậu môn nhẹ bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc.
2. Phẫu thuật u nhú hậu môn
Nếu tình trạng u nhú phát triển nặng và kéo dài hoặc việc điều trị bằng thuốc bôi u nhú hậu môn không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật cắt u nhú hậu môn. Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân, từng vùng hoăc tại chỗ để tránh gây cảm giác đau đớn.
Lưu ý: Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc chữa u nhú hậu môn khi chưa thông qua chỉ định của bác sĩ.
Cùng không nên tự ý trị tại nhà bằng các biện pháp đốt hay cắt u nhú vì rất dễ gây viêm nhiễm khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
VIII – Cách chăm sóc bệnh nhân u nhú hậu môn
Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây để giúp bệnh mau khỏi và tránh tái phát trở lại:
- Xây dựng thói quen ăn uống khoa học bằng cách: ăn nhiều rau củ, trái cây, các loại hạt giàu chất xơ; uổng đủ 1,5 – lít nước mỗi ngày; hạn nhiều rượu, bia, thuốc lá.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ khi đi vệ sinh để tránh cho hậu môn và u nhú bị viêm nhiễm.
- Uống nước ấm vào buổi sáng sau khi thức dậy nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, chống táo bón.
- Vận động cơ thể liên tục, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.
- Sau khi phẫu thuật cắt u nhú, người bệnh cần tránh lao động nặng , khiêng vác quá sức.
Như vậy chúng tôi đã vừa cùng các bạn tìm hiểu về bệnh u nhú hậu môn là gì, cách nhận biết và điều trị u nhú hậu môn hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chủ động phát hiện bệnh và có biện pháp phòng ngừa bệnh để luôn có một sức khỏe tốt.
Xem thêm:
Chưa có bình luận!