Ngứa hậu môn khi mang thai không chỉ khiến mẹ bầu khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như rò hậu môn, trĩ, viêm nhiễm vi khuẩn… Do đó, việc tìm hiểu về tình trạng ngứa hậu môn khi mang bầu là điều cần thiết để giúp các mẹ nhận biết và phòng ngừa bệnh. Cùng thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I – Ngứa hậu môn khi mang thai là gì?
Ngứa hậu môn khi mang thai là tình trạng khi vùng da xung quanh hậu môn trở nên ngứa rát và tấy đỏ. Ban đầu, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm nhận một cảm giác ngứa nhẹ, khó chịu nhưng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, triệu chứng ngứa có thể trở nên nghiêm trọng hơn, cảm giác ngứa trở thành khó chịu và kéo dài, gây đau đớn và lo lắng cho mẹ bầu.
Tình trạng ngứa hậu môn khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của mẹ bầu mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, cũng có nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con do vi khuẩn có hại. Do đó, việc điều trị và quản lý triệu chứng ngứa hậu môn trong thai kỳ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của cả mẹ và thai nhi.
II- Nguyên nhân ngứa hậu môn khi mang thai
Thay đổi nồng độ hormone estrogen
Mang thai sẽ gây ra sự thay đổi nồng độ hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Sự thay đổi này có thể dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh hậu môn, gây ra ngứa ngáy và đau rát hậu môn. Điều này là do estrogen ảnh hưởng đến sự sản xuất acid hyaluronic, một chất làm mềm và bôi trơn da. Khi nồng độ estrogen giảm, sự sản xuất acid hyaluronic cũng giảm, dẫn đến da khô và đau rát.
Thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan
Chứng ứ mật trong gan do mật lưu thông kém là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai phải đối mặt với tình trạng ngứa khắp cơ thể, đặc biệt là ngứa hậu môn. Tình trạng này có thể đi kèm với các triệu chứng khác như da khô, ăn không ngon miệng, buồn nôn, chóng mặt và vàng da.
Viêm nang lông
Tình trạng ngứa hậu môn cũng có thể liên quan đến viêm nang lông. Viêm nang lông thường xuất hiện vào quý thứ 3 của thai kỳ và gây ra nổi mủ ở nang lông, sưng tấy và khá đau đớn.
Viêm da bọng nước
Viêm da kích ứng ban đầu chỉ là những mảng mề đay và mụn nước mọc quanh rốn hoặc quanh đùi, sau đó lan sang bụng, lưng, chân tay và hậu môn. Tình trạng này gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
Táo bón, bệnh trĩ kéo dài
Táo bón và bệnh trĩ là hai tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai và có thể là nguyên nhân của tình trạng ngứa hậu môn. Táo bón và bệnh trĩ gây khó khăn và đau đớn mỗi khi đi cầu, do búi trĩ sưng to cản trở đường di chuyển của phân. Nếu không được xử lý sớm, tình trạng này ngày càng trở nên nặng hơn và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vệ sinh hậu môn không sạch sẽ
Phân ứ đọng trong nếp gấp của hậu môn có thể tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển, gây ra viêm nhiễm, sưng và ngứa rát hậu môn. Để giảm thiểu tình trạng này, chúng ta cần thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách và sạch sẽ, thường xuyên thay đổi quần áo và giảm thiểu sự tiếp xúc với các chất kích ứng trên da.
Kích ứng da
Ngứa hậu môn cũng có thể là dấu hiệu của viêm da kích ứng. Vùng da ở hậu môn thường có cấu trúc mỏng và nhạy cảm. Vì vậy, khi da tiếp xúc với các chất kích ứng như xà phòng có độ PH cao, nước xả vải hoặc quần áo có chất liệu thô cứng, vùng da này sẽ bị kích ứng và bị ngứa ngáy.
Áp lực ổ bụng lớn
Áp lực lớn lên ổ bụng khi mang thai có thể là nguyên nhân của tình trạng ngứa hậu môn. Khi trọng lượng thai nhi lớn dần, áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn sẽ làm các mạch căng giãn, sưng phồng quá mức và gây ra các cơn ngứa, đau rát khi đi đại tiện.
Một số nguyên nhân khác
Ngứa hậu môn khi mang thai cũng có thể là do lây nhiễm qua đường tình dục, hậu môn nhiễm khuẩn, vùng da hậu môn bị khô hoặc quá ẩm ướt, hoặc do chà xát hậu môn nhiều. Mắc một số bệnh lý hậu môn trực tràng như trĩ, rò hậu môn, polyp hậu môn, apxe hậu môn, nứt kẽ hoặc có cục thịt thừa ở hậu môn cũng có thể gây ra tình trạng ngứa rát và khó chịu. Để giảm thiểu tình trạng này, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và áp dụng các biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề.
III – Bị ngứa hậu môn khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Nếu tình trạng mang bầu bị ngứa hậu môn chỉ ở mức độ nhẹ và không kéo dài thì hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Ngược lại, nếu thai phụ bị ngứa hậu môn nặng và kéo dài thì có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe dưới đây:
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc.
- Mắc các bệnh phụ khoa: nấm, viêm âm đạo.
- Thai nhi có nguy cơ bị viêm nhiễm, khuyết tật bẩm sinh.
- Viêm nhiễm, chảy máu, sưng đau.
IV – Cách xử lý ngứa hậu môn cho phụ nữ mang thai
Làm sao hết ngứa hậu môn khi mang thai? Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ngứa mà sẽ có cách trị ngứa hậu môn khi mang thai phù hợp.
Vì vậy mẹ bầu nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa hậu môn trong thai kỳ. Thai phụ tuyệt đối không tự chữa trị hoặc tự ý mua thuốc về dùng, kể cả thuốc dạng bôi ngoài.
Song song với việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, các mẹ cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối sinh lý, không nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có mùi hương hoặc độ pH cao.
Mặt khác cần giữ vùng kín được khô thoáng, tránh bị ẩm ướt; không nên gãi hậu môn vì chỗ ngứa sẽ càng bị kích thích gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hơn.
V – Biện pháp phòng tránh mang thai bị ngứa hậu môn
Một thai kỳ khỏe mạnh là mong muốn của tất cả các chị em phụ nữ mang thai. Để phòng tránh tình trạng bị ngứa hậu môn khi mang thai, các mẹ nên chú ý những điều sau:
1. Về chế độ ăn uống
- Ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và thai như tinh bột, đạm, canxi, khoáng chất, vitamin, omega, sắt, …
- Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn hàng ngày giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ.
- Uống đủ 2,5 đến 3 lít nước/ngày để cung cấp đủ nước cơ thể, tạo ra lượng nước ối đủ cho thai nhi phát triển đồng thời làm mềm phân, hạn chế tình trạng táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ.
- Hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống cà phê, bia, rượu…
- Khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ để tránh bị đầy bụng khó tiêu.
- Ngoài 3 bữa chính các mẹ có thể ăn thêm 3 – 4 bữa phụ, tránh ăn quá no trong một bữa.
2. Về vấn đề vệ sinh
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đúng cách, nhất là sau khi đại tiện: Sử dụng nước sạch, xà bông dịu nhẹ hoặc nước muối loãng để vệ sinh vùng hậu môn từ 2 – 3 lần/ngày.
- Kết hợp vệ sinh vùng hậu môn và vùng kín bằng dung dịch vệ sinh chuyên biệt dành cho phụ nữ mang thai để tác nhân gây viêm nhiễm dẫn tới ngứa.
- Trong thời gian mang thai, thai phụ nên hạn chế tắm bồn vì thói quen này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và hậu môn.
3. Về tập luyện
Khi mang thai các mẹ vẫn có thể tập thể dục nhưng chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, pilates. Thời gian tập khoảng 10-20 phút mỗi ngày
Việc duy trì luyện tập đều đặn mỗi ngày giúp cải thiện độ linh hoạt của xương chậu, nâng cao sức khỏe, kích thích nhu động ruột đồng thời giảm tình trạng đau nhức.
Ngứa hậu môn khi mang thai nếu không được điều trị và để kéo dài có thể gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sưng đau và viêm nhiễm vùng hậu môn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi đã áp dụng cách chữa tại nhà nhưng không hiệu quả thì các mẹ nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.