Thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa: Ăn gì & kiêng gì để con nhanh khỏe?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi hệ tiêu hóa non nớt của bé phải làm quen với việc ăn dặm hoặc thay đổi chế độ ăn. Các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu không chỉ khiến bé khó chịu, biếng ăn mà còn làm cha mẹ vô cùng lo lắng. Bài viết này sẽ là một cẩm nang chi tiết, giúp cha mẹ biết được Thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa và tự tin xây dựng một chế độ ăn an toàn, hiệu quả cho con ngay tại nhà.

1. Nguyên tắc lựa chọn thực đơn cho trẻ rối loạn tiêu hóa

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa, việc lựa chọn và kết hợp thực phẩm đúng cách sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng, tăng cường sức khỏe đường ruột và hỗ trợ phục bé hồi nhanh hơn. Trong quá trình xây dựng thực đơn cho bé, ba mẹ cần chú ý đến một số nguyên tắc cơ bản dưới đây:

1.1. Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, mềm, loãng

Khi hệ tiêu hóa của bé đang “biểu tình”, việc nạp vào những thức ăn khó tiêu sẽ càng khiến tình trạng tồi tệ hơn. Các món mềm, loãng giúp giảm áp lực lên dạ dày và ruột, tạo điều kiện cho niêm mạc bị tổn thương có thời gian phục hồi.

Cháo loãng và súp rau củ không chỉ dễ tiêu hóa mà còn cung cấp nước và một số vitamin, khoáng chất cần thiết. Bột pha loãng cũng là một lựa chọn tốt, vừa cung cấp năng lượng vừa dễ tiêu.

Thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa nên ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, mềm, loãng, giảm áp lực lên dạ dày và ruột

Thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa nên ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, mềm, loãng, giảm áp lực lên dạ dày và ruột

1.2. Bổ sung chất xơ hòa tan

Chất xơ có hai loại và chúng có tác dụng khác nhau.

  • Nên ăn: Chất xơ hòa tan có khả năng hấp thụ nước, tạo thành gel trong đường ruột. Gel này giúp làm mềm phân khi bé bị táo bón và làm đặc phân khi bé bị tiêu chảy. Chúng có nhiều trong chuối, táo, cà rốt, khoai lang.
  • Tạm tránh: Chất xơ không hòa tan (có trong rau sống, vỏ các loại đậu) có thể làm ruột hoạt động mạnh hơn, không phù hợp khi bé đang bị tiêu chảy cấp.

1.3. Bù nước và điện giải 

Tiêu chảy và nôn ói khiến cơ thể bé mất đi một lượng lớn nước và các chất điện giải quan trọng như Natri, Kali. Mất nước là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiêu hóa.

  • Giải pháp tốt nhất: Sử dụng dung dịch bù nước và điện giải Oresol theo đúng liều lượng và hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Cho bé uống từng ngụm nhỏ, liên tục trong ngày.
  • Lựa chọn thay thế: Nước cháo loãng, nước dừa tươi (không đường).

1.4. Hạn chế đường, sữa động vật và thực phẩm gây đầy hơi

Lactose trong sữa bò là một loại đường phức tạp mà nhiều trẻ khó tiêu dẫn đến tiêu chảy hoặc đầy bụng (1). Một số loại rau như các loại đậu, bắp và rau sống chứa nhiều chất xơ không hòa tan và các hợp chất khó tiêu hóa, có thể sinh ra nhiều khí trong ruột, gây khó chịu, chướng bụng cho bé.

Lactose trong sữa bò là một loại đường phức tạp mà nhiều trẻ khó tiêu dẫn đến tiêu chảy hoặc đầy bụng

Lactose trong sữa bò là một loại đường phức tạp mà nhiều trẻ khó tiêu dẫn đến tiêu chảy hoặc đầy bụng

1.5. Tăng cường lợi khuẩn

Thực phẩm chứa men vi sinh rất cần thiết cho trẻ, nó giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột tốt: sữa chua không đường, men vi sinh dạng cốm. Tuy nhiên, trước khi cho bé sử dụng ba mẹ nên tham khảo bác sĩ, tránh việc lạm dụng quá nhiều gây nên tác dụng phụ không đáng có.

1.6. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ưu tiên thực phẩm luộc, hấp

Thay vì ép bé ăn 3 bữa lớn, hãy chia thành 5–6 bữa nhỏ/ngày, giúp bé tiêu hóa nhẹ nhàng hơn. Ba mẹ không nên ép bé ăn khi không muốn ăn.

Phương pháp chế biến ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu hóa của bé. Các món chiên, xào nhiều dầu mỡ là “kẻ thù” của một hệ tiêu hóa đang yếu.

  • Nên: Luộc, hấp, ninh nhừ để thức ăn mềm và giữ được dinh dưỡng.
  • Tránh: Chiên, rán, xào với nhiều dầu mỡ và gia vị.

2. Thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa theo từng triệu chứng

Mỗi triệu chứng rối loạn tiêu hóa cần một cách tiếp cận dinh dưỡng khác nhau. Dưới đây là những gợi ý cụ thể giúp cha mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp nhất với tình trạng của con.

2.1. Chuối chín 

Chuối chín là thực phẩm lý tưởng trong thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa nhờ chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp hấp thụ nước trong phân, từ đó giảm tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, chuối giàu kali, hỗ trợ bù lại các chất điện giải bị mất do tiêu chảy, giúp cơ thể bé duy trì cân bằng. Với tính dễ tiêu hóa, chuối cung cấp năng lượng nhanh chóng mà không gây áp lực cho hệ tiêu hóa, phù hợp cho cả bé bị tiêu chảy lẫn táo bón nhẹ.

Cách chế biến:  

  • Chọn chuối chín mềm, có vỏ vàng, không bị dập nát.  
  • Có thể ăn trực tiếp, xay nhuyễn hoặc hấp nhẹ để dễ tiêu hơn.

Cách nấu:  

  • Chuối xay nhuyễn: Lột vỏ, cắt chuối thành miếng nhỏ, xay với chút nước lọc hoặc sữa mẹ (nếu bé còn bú).  
  • Chuối hấp: Hấp chuối 5-7 phút, để nguội, dầm nhuyễn hoặc cắt nhỏ.

Cách cho ăn:  

  • Cho bé ăn 1-2 muỗng chuối xay hoặc 1/4-1/2 quả chuối/lần, 2-3 lần/ngày.  
  • Với bé nhỏ (6-12 tháng), xay nhuyễn mịn, cho ăn bằng thìa.  
  • Với bé lớn hơn, có thể cắt lát nhỏ hoặc dầm để bé tự nhai.  
  • Tránh cho ăn quá nhiều cùng lúc vì có thể gây đầy bụng.
Chuối chín giúp hấp thụ nước trong phân, từ đó giảm tình trạng tiêu chảy

Chuối chín giúp hấp thụ nước trong phân, từ đó giảm tình trạng tiêu chảy

2.2. Cháo trắng loãng

Cháo trắng loãng là lựa chọn tuyệt vời cho bé bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy, nhờ tinh bột dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng mà không gây kích ứng đường ruột. Cháo gạo loãng giúp làm đặc phân, giảm tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, cháo còn bổ sung nước, giúp cơ thể ngăn ngừa mất nước, hỗ trợ bé duy trì sức khỏe trong giai đoạn hệ tiêu hóa nhạy cảm.

Cách chế biến:  

  • Dùng gạo trắng tẻ, vo sạch để loại bỏ bụi bẩn.  
  • Có thể kết hợp với cà rốt hoặc bí đỏ để tăng chất xơ và vitamin.

Cách nấu:  

– Cháo gạo loãng:  

  • Tỷ lệ gạo:nước là 1:10 hoặc 1:12.  
  • Đun sôi 1-2 muỗng gạo với 300-400ml nước, khuấy đều để tránh cháy.  
  • Nấu nhỏ lửa 30-40 phút cho đến khi cháo nhuyễn, có thể thêm chút muối.  

– Cháo gạo với cà rốt:  

  • Luộc 1/4 củ cà rốt, xay nhuyễn.  
  • Trộn cà rốt xay vào cháo đã nấu, đun thêm 5 phút.

Cách cho ăn:  

  • Cho bé ăn cháo ấm, 50-100ml/lần, 2-3 lần/ngày tùy độ tuổi.  
  • Với bé nhỏ, đảm bảo cháo mịn, không lợn cợn.  
  • Bé lớn hơn có thể ăn cháo đặc hơn nhưng vẫn nên nhuyễn để dễ tiêu.  
  • Nếu bé chán, đổi vị bằng cách thêm chút bí đỏ hoặc khoai lang xay.
Cháo trắng loãng là lựa chọn tuyệt vời cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Cháo trắng loãng là lựa chọn tuyệt vời cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Cháo trắng là món ăn “quốc dân” khi bé gặp vấn đề về tiêu hóa. Tuy nhiên, còn một số loại cháo nếu kết hợp nguyên liệu đúng cách cũng cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.

  • Khi bé bị tiêu chảy:

    • Cháo trắng cà rốt: Cà rốt luộc chín, xay nhuyễn rồi trộn vào cháo. Pectin trong cà rốt giúp thấm hút bớt nước trong đường ruột, hỗ trợ làm đặc phân.
    • Cháo thịt gà gừng: Thịt gà là loại đạm dễ tiêu. Vài lát gừng nhỏ nấu cùng cháo giúp làm ấm bụng, giảm cảm giác buồn nôn và kháng viêm tự nhiên.
  • Khi bé bị táo bón:

    • Cháo khoai lang: Khoai lang rất giàu chất xơ hòa tan, giúp làm mềm phân và kích thích nhu động ruột một cách nhẹ nhàng.
    • Cháo bí đỏ: Tương tự khoai lang, bí đỏ cũng là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào, rất tốt cho bé bị táo bón.

2.3. Sữa chua không đường

Sữa chua không đường hỗ trợ hiệu quả cho bé bị rối loạn tiêu hóa nhờ chứa các lợi khuẩn (probiotics như Lactobacillus), giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện cả tình trạng tiêu chảy và táo bón. Với tính dễ tiêu hóa, sữa chua cung cấp protein và canxi cần thiết, đồng thời ít gây kích ứng ruột hơn so với sữa thông thường, giúp hệ tiêu hóa của bé phục hồi nhanh chóng.

Cách chế biến:  

  • Chọn sữa chua tự nhiên, không đường, không hương liệu.  
  • Có thể trộn với chuối hoặc táo xay để tăng vị ngọt tự nhiên.

Cách nấu:  

  • Không cần nấu, nhưng nếu bé nhạy cảm với lạnh, làm ấm nhẹ sữa chua bằng cách ngâm hộp trong nước ấm 5 phút.  
  • Sữa chua trộn hoa quả: Xay 1-2 muỗng chuối/táo chín, trộn với 2-3 muỗng sữa chua.

Cách cho ăn:  

  • Cho bé ăn 2-3 muỗng/lần (khoảng 30-50g), 1-2 lần/ngày.  
  • Bé từ 6 tháng có thể bắt đầu thử sữa chua, nhưng chỉ 1-2 muỗng nhỏ, không nên ăn nhiều.  
  • Ăn sau bữa chính 1-2 giờ để tránh đầy bụng.  
  • Tránh cho ăn khi bé đang đói hoặc ngay trước giờ ngủ.
Sữa chua không đường hỗ trợ hiệu quả cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Sữa chua không đường hỗ trợ hiệu quả cho bé bị rối loạn tiêu hóa

2.4. Khoai lang

Khoai lang là thực phẩm tuyệt vời cho bé bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón, nhờ hàm lượng chất xơ hòa tan cao, giúp kích thích nhu động ruột và làm mềm phân. Ngoài ra, khoai lang cung cấp vitamin A, C và năng lượng, dễ tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện sức khỏe tiêu hóa tổng thể mà không gây kích ứng, phù hợp cho bé trong giai đoạn nhạy cảm.

Cách chế biến:  

  • Chọn khoai lang ruột vàng, không bị sượng.  
  • Rửa sạch, gọt vỏ để loại bỏ chất bẩn.

Cách nấu:  

  • Khoai lang luộc: Cắt khoai thành miếng nhỏ, luộc với nước trong 10-15 phút đến khi mềm. Sau đó, nghiền nhuyễn hoặc dầm bằng nĩa.  
  • Cháo khoai lang: Luộc 50g khoai lang, nghiền nhuyễn. Tiếp đó, nấu cháo loãng (như trên), trộn khoai lang vào, đun thêm 5 phút.

Cách cho ăn:  

  • Cho bé ăn 2-4 muỗng khoai lang nghiền/lần, 1-2 lần/ngày.  
  • Bé nhỏ cần nghiền mịn, bé lớn hơn có thể ăn miếng nhỏ mềm.  
  • Kết hợp với cháo hoặc sữa chua để đa dạng vị.  
  • Tránh cho ăn quá nhiều vì có thể gây đầy hơi.
Khoai lang có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, giúp kích thích nhu động ruột và làm mềm phân

Khoai lang có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, giúp kích thích nhu động ruột và làm mềm phân

2.5. Táo hấp/lê hấp

Táo hấp và lê hấp là hai loại trái cây hỗ trợ đắc lực cho bé bị rối loạn tiêu hóa. Táo chứa pectin, một chất xơ hòa tan giúp hấp thụ nước, làm đặc phân và giảm tiêu chảy hiệu quả. Trong khi đó, lê cung cấp nước và chất xơ nhẹ nhàng, hỗ trợ cải thiện táo bón và bù nước cho cơ thể. Cả hai đều dễ tiêu hóa, ít gây kích ứng đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động ổn định hơn.

Cách chế biến:  

  • Chọn táo/lê tươi, không bị dập, gọt vỏ để tránh kích ứng.  
  • Hấp để giữ chất dinh dưỡng và làm mềm.

Cách nấu:  

  • Táo/lê hấp: Cắt táo/lê thành miếng nhỏ, bỏ lõi. Sau đó, hấp 10-15 phút đến khi mềm, để nguội, xay nhuyễn hoặc dầm.  
  • Súp táo: Hấp 1/2 quả táo, xay nhuyễn. Tiếp đó, trộn táo đã xay với 100ml nước luộc rau củ, đun nhẹ 5 phút.

Cách cho ăn:  

  • Cho bé ăn 2-3 muỗng táo/lê xay/lần, 1-2 lần/ngày.  
  • Bé từ 6 tháng ăn dạng nhuyễn mịn, bé lớn hơn có thể ăn miếng nhỏ mềm.  
  • Táo phù hợp hơn khi bé tiêu chảy, lê tốt hơn khi táo bón.  
  • Tránh cho ăn táo/lê sống vì có thể gây khó tiêu.
Lê cung cấp nước và chất xơ nhẹ nhàng, hỗ trợ cải thiện táo bón và bù nước cho cơ thể

Lê cung cấp nước và chất xơ nhẹ nhàng, hỗ trợ cải thiện táo bón và bù nước cho cơ thể

2.6. Nước hầm xương hoặc súp rau củ

Nước hầm xương và súp rau củ là lựa chọn lý tưởng cho bé bị rối loạn tiêu hóa vì cung cấp chất lỏng, giúp bù nước và điện giải trong trường hợp tiêu chảy. Các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ dễ tiêu hóa, bổ sung vitamin và chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nước hầm xương còn cung cấp khoáng chất, tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp bé phục hồi nhanh hơn trong giai đoạn tiêu hóa yếu.

Cách chế biến:  

  • Chọn rau củ như cà rốt, bí đỏ, khoai tây, rửa sạch, gọt vỏ.  
  • Xương gà/heo hầm cần rửa sạch, chần qua nước sôi để loại bỏ tạp chất.

Cách nấu:  

  • Súp rau củ: Luộc 50g cà rốt và 50g bí đỏ với 300ml nước, 15-20 phút. Tiếp đó, xay nhuyễn hỗn hợp, thêm chút muối, đun lại 5 phút.  
  • Nước hầm xương: Hầm 100g xương gà/lợn với 500ml nước, nhỏ lửa 1-2 giờ. Sau đó, lọc lấy nước, trộn với rau củ xay nhuyễn nếu muốn.

Cách cho ăn:  

  • Cho bé ăn 50-100ml súp/nước hầm ấm, 2-3 lần/ngày.  
  • Bé nhỏ ăn phần nước súp loãng, bé lớn hơn có thể ăn cả rau củ nghiền.  
  • Chỉ cho ăn lượng nhỏ, sau đó tăng lượng ăn dần.  
  • Khi nấu cho bé, tránh thêm gia vị mạnh hoặc dầu mỡ.
Cho bé ăn 50-100ml súp/nước hầm ấm, 2-3 lần/ngày

Cho bé ăn 50-100ml súp/nước hầm ấm, 2-3 lần/ngày

2.7. Rau củ luộc (cà rốt, bí đỏ, bí xanh)

Rau củ luộc như cà rốt, bí đỏ và bí xanh là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho bé bị rối loạn tiêu hóa. Cà rốt chứa pectin, giúp giảm tiêu chảy và bổ sung vitamin A, hỗ trợ sức khỏe mắt và hệ miễn dịch. Bí đỏ giàu chất xơ và beta-carotene, giúp cải thiện táo bón và cung cấp năng lượng dễ tiêu. Bí xanh cung cấp nước, làm mát đường ruột, hỗ trợ cả tiêu chảy và táo bón, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động ổn định và khỏe mạnh.

Cách chế biến:  

  • Rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng nhỏ để dễ luộc.  
  • Luộc hoặc hấp để giữ chất dinh dưỡng.

Cách nấu:  

  • Rau củ luộc: Luộc 50g cà rốt/bí đỏ/bí xanh với 200ml nước trong 10-15 phút. Sau đó, nghiền nhuyễn hoặc dầm tùy độ tuổi bé.
  • Súp rau củ hỗn hợp: Luộc 30g mỗi loại (cà rốt, bí đỏ), xay nhuyễn. Sau đó, trộn với 100ml nước luộc, đun nhẹ.

Cách cho ăn:

  • Cho bé ăn 2-3 muỗng rau củ nghiền/lần, 1-2 lần/ngày.  
  • Bé từ 6 tháng ăn dạng nhuyễn mịn, bé lớn hơn có thể ăn miếng nhỏ mềm.  
  • Kết hợp các loại rau củ để đa dạng dinh dưỡng.  
  • Tránh cho ăn quá nhiều cùng lúc để không gây đầy bụng.
Rau củ luộc như cà rốt, bí đỏ và bí xanh là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Rau củ luộc như cà rốt, bí đỏ và bí xanh là nguồn thực phẩm tuyệt vời cho bé bị rối loạn tiêu hóa

3. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Để cha mẹ dễ hình dung, dưới đây là một thực đơn tham khảo có thể áp dụng cho bé trên 1 tuổi. Với các bé nhỏ hơn, cha mẹ hãy điều chỉnh độ thô và lượng ăn cho phù hợp.

Ngày Bữa sáng Bữa trưa Bữa xế Bữa tối
Thứ 2 Cháo cà rốt + thịt nạc xay Cháo khoai lang + bí đỏ Chuối chín nghiền Cháo trắng + cà rốt luộc nghiền
Thứ 3 Cháo yến mạch + táo hấp Cháo gạo tẻ + gà xé nhuyễn + mồng tơi Đu đủ chín Cháo cà rốt + dầu oliu
Thứ 4 Súp bí đỏ + bánh mì mềm(bé >1 tuổi) Cháo thịt heo + khoai tây nghiền Táo hấp hoặc nước táo pha loãng Cháo cà rốt + trứng gà (½ quả trứng)
Thứ 5 Cháo gạo + khoai lang nghiền Cháo thịt nạc + đậu hũ non Chuối nghiền trộn sữa chua không đường Cháo yến mạch + cà rốt xay
Thứ 6 Cháo đậu xanh (đã lọc vỏ) + dầu mè Cháo cá lóc + bí đỏ xay nhuyễn Đu đủ + sữa công thức Cháo gà nạc + cà rốt
Thứ 7 Cháo khoai lang + sữa công thức Cháo gạo lứt xay mịn + thịt gà xé Chuối chín/táo hấp Cháo thịt + mồng tơi (lọc kỹ)
Chủ nhật Cháo cà rốt + khoai tây Cháo tôm (đã xay nhuyễn) + bí xanh Sữa chua không đường + đu đủ Cháo yến mạch + rau củ nghiền

4. Những thực phẩm bé cần tránh tuyệt đối khi bị rối loạn tiêu hóa

Việc biết bé nên ăn gì là quan trọng, nhưng biết bé cần kiêng gì cũng quan trọng không kém. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Hãy tạm thời loại bỏ những thực phẩm sau ra khỏi thực đơn của bé:

  • Thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: Gà rán, khoai tây chiên, xúc xích…
  • Đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có ga: Đường tạo môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển và gây đầy hơi.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp: Chứa nhiều muối, đường và chất bảo quản không tốt cho hệ tiêu hóa đang nhạy cảm.
  • Sữa bò và các chế phẩm từ sữa (phô mai, váng sữa): Đường lactose trong sữa có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng sữa công thức không chứa lactose nếu cần.
  • Các loại trái cây có vị chua gắt, nhiều hạt nhỏ: Cam, quýt, dâu tây, kiwi.
  • Các loại rau gây đầy hơi: Bông cải xanh, bắp cải, các loại đậu đỗ nguyên vỏ.
Tránh cho bé ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ

Tránh cho bé ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ

Câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể tham khảo.

1. Bé bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

Nên tạm ngưng sữa bò và các chế phẩm từ sữa khi bé đang bị tiêu chảy cấp. Thay vào đó, hãy ưu tiên sữa mẹ (nếu bé còn bú) hoặc sử dụng các loại sữa công thức đặc trị không chứa lactose (lactose-free) theo tư vấn của bác sĩ để đảm bảo dinh dưỡng mà không làm nặng thêm tình trạng của bé.

2. Có nên tự ý bổ sung men tiêu hóa hoặc men vi sinh cho bé?

Men vi sinh (probiotics) giúp bổ sung lợi khuẩn, còn men tiêu hóa chứa enzyme hỗ trợ phân cắt thức ăn. Việc sử dụng loại nào, liều lượng ra sao cần có sự chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ. Cha mẹ không nên tự ý mua về cho bé dùng vì có thể không đúng bệnh hoặc gây phụ thuộc.

3. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức?

Chăm sóc tại nhà chỉ phù hợp với các trường hợp rối loạn tiêu hóa nhẹ. Hãy đưa bé đến cơ sở y tế ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Sốt cao liên tục trên 38.5 độ C.
  • Nôn ói mọi thứ, không thể uống được nước.
  • Có dấu hiệu mất nước nặng: Môi khô, mắt trũng, da nhăn nheo, bé li bì, khóc không có nước mắt.
  • Phân có lẫn máu hoặc chất nhầy màu đen.
  • Bé đau bụng từng cơn dữ dội, quấy khóc không dứt.
  • Tình trạng không cải thiện sau 2 ngày chăm sóc tại nhà.

Xây dựng thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa đòi hỏi sự kiên nhẫn và quan sát tỉ mỉ từ cha mẹ. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng vàng, lựa chọn thực phẩm phù hợp và tránh xa những món ăn gây hại, bạn hoàn toàn có thể giúp hệ tiêu hóa của con yêu sớm ổn định trở lại. Hãy luôn ưu tiên thực phẩm sạch, chế biến an toàn và đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế khi cần thiết.

*Tất cả thông tin và tài nguyên được cung cấp trên trang web này chỉ nhằm mục đích thông tin và giáo dục. Nội dung không nhằm mục đích thay thế cho lời khuyên, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)