Hội chứng dạ dày tim là gì: Nguyên nhân, triệu chứng điều trị

Có rất nhiều tài liệu về hội chứng dạ dày tim nên người bệnh gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu. Vì vậy, bài viết sau thuốc dạ dày chữ Y sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin từ nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa của bệnh.

I. Hội chứng dạ dày tim là gì?

Hội chứng dạ dày tim, còn có tên gọi khác là hội chứng Roemheld-Tecklenburg-Ceconi (1) viết tắt là RS. Hội chứng này là một hội chứng rối loạn chức năng, không hình thành do một tổn thương cụ thể trên tim hay dạ dày mà thường chỉ là việc rối loạn ở một bộ phận nào đó.

Hội chứng dạ dày tim.

Hội chứng dạ dày tim.

Hiểu một cách đơn giản, hội chứng dạ dày tim là tình trạng ống tiêu hóa (ruột và dạ dày) tích tụ quá nhiều hơi gây ra các triệu chứng bất lợi đến tim mạch. Tình trạng dư thừa không khí này khiến dạ dày bị căng phồng nghiêm trọng có thể khiến cơ phẳng, cơ hoành, hình vòm ngăn cách ngực với bụng, các cơ quan trong ổ bụng và các cơ quan lồng ngực nhô lên. Sự nhô lên này tác động đến trái tim đang nằm trên cơ hoành và gần đáy dạ dày khiến nó bị đẩy lên trên. Sự dịch chuyển này của cơ tim gây ra sự kích hoạt các phản ứng “phản xạ” từ đó sẽ dẫn tới các hội chứng dạ dày tim.

Trên đây là nguyên lý cơ bản hình thành lên hội chứng dạ dày tim. Ta có thể thấy, dù với bất cứ nguyên nhân gì, chỉ cần dạ dày bị căng là có thể kích hoạt hội chứng này. Sau khi bị kích hoạt, nó sẽ gây ra một loạt các triệu chứng trên cơ thể. Một số triệu chứng phổ biến sẽ được chúng tôi chia sẻ trong phần tiếp theo của bài viết

II. Triệu chứng của hội chứng dạ dày tim 

Các triệu chứng của hội chứng dạ dày tim khá đa dạng và thường xuất hiện sau bữa ăn nên có thể bị nhầm với nhiều bệnh dạ dày khác. Tuy nhiên, nếu chú ý phân tích các triệu chứng gặp phải, bạn có thể nhận biết được hội chứng này thông qua một số biểu hiện đáng chú ý như sau:

  • Bụng đầy hơi, căng tức, chướng to. Chi tiết: Cách chữa chướng bụng đầy hơi
  • Tức ngực.
  • Khó thở
  • Khó chịu dữ dội ở dạ dày
  • Căng dạ dày, đặc biệt ở vùng thượng vị hoặc hạ vị trái.
  • Suy nhược cơ thể.
  • Buồn nôn.
  • Ngất xỉu,
  • Đổ mồ hôi.
  • Lo lắng.
  • Đánh trống ngực nhiều hoặc ít hơn
  • Khó ngủ, đặc biệt là khi nằm nghiêng bên trái hoặc đi ngủ sau bữa ăn.
Bụng đầy hơi, căng tức, chướng to, tức ngực và khó thở là những triệu chứng điển hình của hội chứng dạ dày tim.

Bụng đầy hơi, căng tức, chướng to, tức ngực và khó thở là những triệu chứng điển hình của hội chứng dạ dày tim.

III. Hội chứng dạ dày tim có nguy hiểm không? 

Khi bị đầy hơi, bụng sẽ căng tức, chướng to gây chèn ép cơ hoành (cơ ngăn giữa bụng và lồng ngực) tạo áp lực và gây ra tình trạng đau thượng vị trái gây chèn ép tim. Khi tim bị chèn ép sẽ gây khó thở do bị giảm khả năng tống máu của tim, dẫn đến thay đổi huyết áp hoặc rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, dạ dày bị đầy hơi gây chèn ép dây thần kinh phế vị (dây thần kinh chi phối cảm giác và vận động của tim, dạ dày, phổi,ruột, gan, thận…) làm chậm nhịp tim. Khi nhịp tim bị chậm, phản ứng bù trừ của tim được kích hoạt để tăng nhịp tim, đồng thời kéo theo tăng huyết áp, tăng co bóp cơ tim và hậu quả là gây đau ngực, mệt mỏi.

Ở mức độ nhẹ, hội chứng dạ dày tim sẽ không gây nguy hiểm quá mức đến người gặp phải. Tuy nhiên nếu triệu chứng này xuất hiện trong một thời gan dài sẽ nhanh chóng làm suy giảm sức khỏe của người mắc, từ đó dẫn đến nhiều bệnh liên quan khác.

Vì thế, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và đưa ra các phương hướng giải quyết phù hợp nhé!

Hội chứng dạ dày tim có thể gây tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim.

IV. Phương pháp chẩn đoán hội chứng dạ dày tim 

Hiện nay, y học vẫn chưa có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán hội chứng dạ dày tim. Tuy nhiên, với kinh nghiệm phong phú, các bác sĩ có thể chẩn đoán hội chứng này dựa trên một số phương pháp sau:

  • Nhờ chuyên gia tim mạch và tiêu hóa thăm khám, tư vấn để loại trừ bệnh lý tim, tiêu hóa có thể xảy ra. Khi bệnh lý về tim và tiêu hóa được loại trừ, rất có thể bệnh nhân có bị hội chứng chức năng, trong đó có hội chứng tim dạ dày. Với phương pháp này, thông thường ta có thể áp dụng một số biện pháp để giảm đầy hơi dạ dày và quan sát tình hình xem các triệu chứng có thuyên giảm không. Nếu các triệu chứng giảm đáng kể thì khả năng cao là hội chứng dạ dày tim.
  • Sử dụng phương pháp chụp X-quang để xác nhận tình trạng căng tức dạ dày. Đây là một trong những phương pháp có thể sử dụng nhưng không được ưu tiên. Thông thường chỉ khi phương pháp trên không hiệu quả thì mới áp dụng.
Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán hội chứng dạ dày tim.

Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán hội chứng dạ dày tim.

V. Một số thủ thuật giúp giảm triệu chứng dạ dày tim

Vì là một hội chứng dạng chức năng nên có một số thủ thuật mà bạn có thể thực hiện để kiểm soát triệu chứng mà không cần dùng thuốc như:

  • Nằm xuống đồng thời hít thở sâu và chậm.
  • Cố gắng loại bỏ không khí ra khỏi dạ dày bằng cách uống đồ uống có gas hoặc thay đổi tư thế nằm.
  • Chế độ ăn nhạt trong những giờ tiếp theo.

Sau khi cảm thấy đỡ hơn, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp. Để tăng hiệu quả và giảm triệu chứng nhanh chóng, bác sĩ có thể kê thêm một số sản phẩm thuốc hỗ trợ giúp giảm tình trạng đầy hơi. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị hội chứng dạ dày tim như:

  • Thuốc giảm đầy hơi.
  • Thuốc tăng nhu động.
  • Thuốc chống khí.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự mua thuốc về uống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. 

Người bệnh hội chứng dạ dày tìm nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời và phù hợp.

Người bệnh hội chứng dạ dày tìm nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời và phù hợp.

VII. Phòng ngừa hội chứng dạ dày tim

Thay đổi lối sống khoa học hơn là biện pháp phòng ngừa hội chứng dạ dày tim hiệu quả. Theo đó bạn nên tham khảo những gợi ý sau:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời.
  • Không nên ăn các thức ăn có thể gây đầy hơi như: bắp cải, các loại đậu, phô mai, bơ, nước ngọt có ga…
  • Tránh ăn nhiều các thức ăn quá ngọt, nhiều dầu mỡ, chua, cay…
  • Nên ăn chậm nhai kỹ để hạn chế nuốt khí vào dạ dày gây đầy hơi chướng bụng.
  • Chỉ nên vận động nhẹ nhàng sau khi ăn, không nên vận động quá mạnh.
  • Không nên nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi vừa ăn no.
  • Không hút thuốc; hạn chế tối đa rượu bia, đồ uống chứa caffein như sô cô la, cà phê, trà…
Lối sống khoa học và lành mạnh là giả pháp phòng ngừa hội chứng dạ dày tim hiệu quả.

Lối sống khoa học và lành mạnh là giả pháp phòng ngừa hội chứng dạ dày tim hiệu quả.

Hội chứng dạ dày tim với nhiều triệu chứng khó chịu như khó thở, đầy hơi, chướng bụng, căng dạ dày, làm tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Do đó, ngay khi có dấu hiệu, người bệnh nên đi thăm khám và điều trị sớm để tránh bệnh nặng hơn và giảm nguy cơ biến chứng.

Xem thêm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *