Skip to main content

Bệnh nấm dạ dày là gì? Có lây không? Cách điều trị nấm dạ dày

Bệnh nấm dạ dày hay nấm bao tử xuất hiện khi nấm men Candida xâm nhập hệ tiêu hóa, tạo ra tổn thương trong dạ dày. Bệnh lý này không quá phổ biến, ít người có thể nhận biết để điều trị kịp thời, nên dễ gây ra các bệnh nguy hiểm hơn. Vì thế, hãy cùng yumangel tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị để biết cách xử lý nếu chẳng may mắc phải bạn nhé.

I – Bệnh nấm dạ dày là gì?

Nấm dạ dày là một bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Bệnh xảy ra khi dạ dày bị nấm Candida tấn công, gây ra các tổn thương.

Nấm Candida là một loại nấm men, có hình tròn hoặc hình oval, đôi khi là hình ống. Loại nấm này sinh sôi bằng cách mọc chồi.

Không chỉ tấn công dạ dày, nấm Candida còn có thể xâm nhập các cơ quan khác trong cơ thể như miệng, thực quản, đường ruột, bộ phận sinh dục… để gây bệnh.

Bệnh nấm dạ dày là gì vậy?
Nấm dạ dày thực quản xảy ra khi nấm Candida tấn công và làm tổn thương dạ dày, thực quản.

Nấm dạ dày thực quản xảy ra khi nấm Candida tấn công và làm tổn thương dạ dày, thực quản.

( Xem thêm: Bệnh sa dạ dày là gì)

II – Nguyên nhân bị nấm bao tử là gì

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh nấm dạ dày. Trong đó, những người có tình trạng bệnh sau đây thường bị nấm dạ dày nhiều hơn:

  • Hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa.
  • Những người có sức đề kháng yếu do mắc các bệnh như AIDS, HIV, ung thư, tiểu đường… có nguy cơ mắc nấm dạ dày cao hơn người bình thường.
  • Hệ tiêu hóa của người lớn và trẻ nhỏ dễ bị nấm Candida tấn công hơn do sức đề kháng của các đối tượng này còn yếu.
  • Phụ nữ đang mang thai có yếu tố sinh lý thất thường, nội tiết tố thay đổi cũng dễ bị nấm bao tử.
  • Trong khoảng thời gian một người sử dụng nhóm thuốc chứa corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch của cơ thể, nguy cơ nhiễm nấm dạ dày của người đó cũng tăng cao. Bởi vì, hệ miễn dịch của người đó đang bị suy giảm.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết nóng ẩm của nước ta cũng tạo ra môi trường thuận lợi để nấm men phát triển, xâm nhập vào cơ thể người.

III – Triệu chứng bệnh nấm dạ dày

Ban đầu, chúng ta thường không phát hiện triệu chứng nấm dạ dày. Bởi vì, nó sẽ ủ bệnh trong 1 thời gian dài. Đến thời điểm nhất định mới bộc phát các triệu chứng.

Ở cấp độ nhẹ, một số triệu chứng sau đây có thể xuất hiện:

  • Thường cảm thấy đau bụng sau khi ăn.
  • Đầy bụng, ợ hơi, chướng bụng,…
  • Buồn nôn và có thể nôn
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng rõ ràng hơn như:

  • Thường xuyên đau thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,… do bệnh đã tiến triển thành viêm loét dạ dày.
  • Có thể chảy máu dạ dày, nôn ra máu, đi cầu phân màu đen hoặc có máu… nếu bệnh đã tiến triển thành thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày.

Như vậy, rất khó phát hiện nhiễm nấm dạ dày giai đoạn nhẹ. Khi bệnh nặng hơn mới có thể phát hiện. Lúc này, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn.

Triệu chứng bệnh nấm bao tử thực quản
Triệu chứng bệnh nấm bao tử thực quản

Rất khó nhận biết nấm bao tử ở giai đoạn nhẹ.

( >> Xem thêm: Bị viêm phù nề hang vị là gì? Cách chữa viêm phù nề hang vị dạ dày )

IV – Bệnh nấm dạ dày có lây không?

Nấm Candida có thể lây nhiễm giữa người với người. Do đó, nếu trong gia đình có 1 người bị nhiễm nấm Candida, cần có biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm cho các thành viên còn lại.

Nấm dạ dày lây qua những đường nào? Tốc độ lây nhiễm của nấm Candida không cao nhưng có thể lây qua nhiều con đường khác nhau như:

  • Dùng chung khăn mặt, quần áo, đồ dùng cá nhân… với người bệnh.
  • Đặc biệt, nguy cơ lây nhiễm rất cao khi dùng chung quần lót với người bệnh 
  • Quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ
Nấm dạ dày Candida có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau.
Nấm dạ dày Candida có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau.

V – Bệnh nấm dạ dày có nguy hiểm không?

Nấm dạ dày thường không được phát hiện sớm. Khi phát hiện, nấm dạ dày có khả năng đã biến chứng thành các bệnh nặng hơn như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày… Thậm chí, các biến chứng có thể đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Do đó, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của nấm bao tử, bạn cần tới bệnh viện thăm khám và xử lý kịp thời.

VI – Bị nấm bao tử nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Để kìm hãm sự phát triển và tấn công của nấm dạ dày, người bệnh nên sử dụng các thực phẩm có tính kháng sinh tự nhiên như tỏi, nghệ, mật ong,… thực phẩm tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa như sữa chua, sữa chua uống…

Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Các thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch có thể kể đến là: cam, ớt chuông đỏ, bông cải xanh, đu đủ, trà xanh, thịt gà…

Nấm dạ dày kiêng ăn gì? Người bệnh nên hạn chế ăn đồ ngọt, đồ ăn chứa nhiều đường để phòng chống sự sinh sôi, nảy nở của nấm Candida.

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên sử dụng các thực phẩm không có lợi cho dạ dày như rượu bia, đồ uống có gas, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm bảo quản lâu ngày…

VII – Cách điều trị nấm Candida an toàn, hiệu quả

Hiện nay, có 2 phương pháp thường áp dụng để điều trị bệnh nấm dạ dày là:

– Sử dụng thuốc chữa nấm dạ dày trong trường hợp nhẹ (Thuốc chống nấm và chống viêm)

Đây là cách chữa nấm bao tử đơn giản nhất. Một số nhóm thuốc trị nấm dạ dày có thể kể đến là:

    + Nhóm thuốc Nystatin

    + Nhóm thuốc Frucytosin

    + Nhóm Biazol

    + Nhóm thuốc Amphoterincin B

Mặc dù có tác dụng chữa nấm và chống viêm, nhưng người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Vì các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như tróc vảy ngoài da, ảnh hưởng đến gan, thận…

Sử dụng thuốc chữa nấm dạ dày trong trường hợp nhẹ.
Sử dụng thuốc chữa nấm dạ dày trong trường hợp nhẹ.

– Sục rửa dạ dày để làm sạch nấm

Khi phát hiện nấm Candida, bác sĩ có thể tiến hành sục rửa dạ dày cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được uống các loại nước đặc biệt, sau đó bác sĩ sẽ đưa thiết bị sục rửa vào dạ dày qua đường mũi hoặc đường miệng.

Với những chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đã hiểu hơn về bệnh nấm dạ dày để xử lý trong trường hợp không may mắc phải.

Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp dược sĩ của Yumangel nhé.

Tham khảo:

5/5 - (3 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.