Skip to main content

Viêm phù nề xung huyết hang vị: Mức độ nguy hiểm, cách chữa

Viêm phù nề xung huyết hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc vùng hang vị bị viêm dẫn đến giãn nở các mạch máu trở nên sưng đỏ. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm, bao gồm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Cùng Yumangel theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về căn bệnh này nhé!

I. Viêm phù nề xung huyết hang vị là gì?

Hang vị dạ dày là một phần của dạ dày, từ ngang bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị dạ dày. Nhiệm vụ của hang vị là cắt thức ăn thành từng mảnh nhỏ, giúp cơ thể dễ dàng chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì đảm nhận chức năng này nên hang vị dạ dày dễ bị viêm nhiễm bởi các hóa chất có trong thức ăn.

Bệnh viêm xung huyết phù nề hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc hang vị dạ dày bị viêm, gây viêm sưng, phù nề, có thể ứ huyết. Tình trạng hang vị bị phù nề khiến hệ thống mạch máu ở vị trí này giãn nở quá mức gọi là viêm xung huyết phù nề hang vị.

Viêm xung huyết hang vị thường xuất hiện ở người ngoài 40 tuổi và ngày càng nhiều người mắc chứng bệnh này. Bệnh không được điều trị phù hợp sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung.

Hình ảnh viêm phù nề xung huyết hang vị dạ dày.

II. Nguyên nhân gây sưng phù nề hang vị là gì?

Xác định chính xác nguyên nhân gây viêm phù nề hang vị dạ dày sẽ giúp việc điều trị bệnh đơn giản hơn. Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu gây phù nề hang vị dạ dày:

1. Do vi khuẩn Hp

Theo thống kê, có tới 70% ca bị viêm phù nề xung huyết hang vị là do vi khuẩn Hp gây ra.

Nhiễm vi khuẩn Hp có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày. Mặt khác, vi khuẩn Hp có thể tấn công vào các tế bào của hang vị, dẫn đến chảy máu và xung huyết.

2. Chế độ ăn uống không khoa học

Người thường xuyên ăn uống không khoa học và lành mạnh như: thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, uống rượu bia có thể gây áp lực, kích ứng và ăn mòn niêm mạc hang vị dạ dày. Khi bị ăn mòn  thì rất dễ dẫn đến viêm và loét.

Ngoài ra, thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn quá no hoặc để dạ dày trống trong thời gian dài cũng có thể khiến niêm mạc hang vị bị viêm và xung huyết.

3. Lạm dụng thuốc

Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid sẽ khiến niêm mạc dạ dày nói chung và niêm mạc hang vị nói riêng bị bào mòn. Điều này khiến hang vị yếu dần và dễ bị tổn thương bởi các hoạt chất có trong thức ăn, dẫn đến viêm phù nề xung huyết hang vị.

4. Sử dụng các chất kích thích

Sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá trong thời gian dài có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày và hang vị dạ dày. Khi niêm mạc bị ăn mòn, vị trí này có thể bị viêm, loét, phù nề và xung huyết.

5. Căng thẳng, stress kéo dài 

Căng thẳng, stress kéo dài ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống thần kinh, rối loạn khả năng cân bằng của dạ dày, khiến dạ dày hoạt động quá sức, dư thừa nhiều acid gây viêm phù nề xung huyết hang vị.

Bên cạnh đó, stress và căng thẳng cũng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các tác nhân xâm nhập vào cơ thể.

6. Mất ngủ

Người thường xuyên mất ngủ hoặc có chất lượng giấc ngủ kém có thể làm tăng acid dạ dày, khiến dạ dày co bóp liên tục. Cùng với đó là dạ dày thường rỗng vào ban đêm, lúc này việc tăng tiết acid có thể dẫn đến viêm phù nề xung huyết hang vị dạ dày.

7. Bệnh lý tự miễn

Bệnh tự miễn là bệnh lý khiến cơ thể mất khả năng chống lại các tổn thương bên ngoài. Điều này khiến các tác nhân gây hại tấn công vào cơ thể, bao gồm hang vị dạ dày, dẫn đến viêm, phù nề và xung huyết.

Viêm phù nề xung huyết hang vị dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra.

III. Dấu hiệu nhận biết viêm phù nề hang vị dạ dày

Triệu chứng viêm xung huyết hang vị dạ dày được chia theo 2 cấp độ:

  • Viêm phù nề xung huyết hang vị mức độ nhẹ: Bệnh nhân bị đau bụng, ợ hơi, ợ chua với tần suất thưa thớt, đau đớn nằm trong tầm kiểm soát của cơ thể.
  • Viêm phù nề xung huyết hang vị mức độ vừa và mãn tính: Người bệnh có các biểu hiện như buồn nôn, đau thượng vị, thậm chí là  nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen có mùi hôi tanh.

Có khoảng 20% các trường hợp viêm phù nề xung huyết hang vị dạ dày không có triệu chứng rõ ràng. Khi bị viêm phù nề hang vị dạ dày, người bệnh có thể tự nhận biết thông qua các triệu chứng dưới đây:

1. Đau thượng vị dạ dày

Đây là dấu hiệu phổ biến, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, có thể lan ra vai, ngực hoặc lưng. Cơn đau thượng vị thường xuất hiện vào buổi sáng sớm, lúc đói và nghiêm trọng hơn khi người bệnh ăn no hoặc nằm xuống vào ban đêm.

2. Buồn nôn và nôn

Chức năng của hang vị dạ dày là co bóp để cắt nhỏ và nghiền thức ăn. Khi bị viêm, hang vị dạ dày hoạt động kém hiệu quả hơn, dẫn đến thức ăn bị đọng lại ở dạ dày gây buồn nôn và nôn.

3. Khó tiêu hóa, dễ bị trào ngược

Thức ăn sau khi tiêu hóa ở dạ dày sẽ khó đi vào ruột non hơn bình thường nên gây ra tình trạng khó tiêu hoặc trào ngược thức ăn vào thực quản.

4. Ợ chua

Tình trạng viêm, phù nề và xung huyết ở hạng vị khiến chức năng hoạt động của cơ quan này kém hơn. Hậu quả là thức ăn không được tiêu hóa phù hợp, dẫn đến ợ chua, ợ hơi, đầy hơi, nóng bụng…

5. Đi ngoài ra máu

Bệnh nhân viêm phù nề xung huyết hang vị dạ dày cũng có thể bị xuất huyết tiêu hóa, điều này thể hiện rõ nhất qua việc đi đại tiện phân có màu đen.

Mặc dù các triệu chứng trên rất điển hình. Nhưng để biết chính xác có bị viêm phù nề hang vị dạ dày không, bạn nên đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào kể trên.

Viêm xung huyết phù nề hang vị gây đau thượng vị , buồn nôn, nôn, dễ trào ngược…

IV. Bệnh viêm phù nề xung huyết hang vị có nguy hiểm không?

Viêm phù nề hang vị mức độ vừa và nhẹ hoàn toàn có thể chữa khỏi. Nhưng ngay từ đầu, bệnh nhân không được điều trị phù hợp, bệnh có thể diễn tiến thành nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng sung huyết gây vỡ mạch máu, dẫn tới việc xuất huyết dạ dày – chảy máu đường tiêu hóa. Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh bị nôn ói ra máu hoặc đi ngoài phân. Biến chứng này rất nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.
  • Hẹp hang vị dạ dày: Là tình trạng thức ăn và dịch dạ dày lưu thông xuống tá tràng gặp khó khăn hoặc bị đình trệ một phần. Hậu quả là dạ dày bị giãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày.
  • Thủng dạ dày: Viêm hang vị dạ dày nặng nếu để kéo dài và không điều trị dứt điểm có gây thủng dạ dày. Biểu hiện của thủng dạ dày rất dữ dội với cơn đau như dao đâm vào bụng; bụng gồng cứng, chỉ cần thở mạnh cũng đau…
  • Ung thư dạ dày: Triệu chứng thường gặp của ung thư dạ dày là đau âm ỉ, chướng bụng, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn và chán ăn, gầy sút, mệt mỏi, phân lẫn màu đen…

Các biến chứng kể trên đều cực kỳ nguy hiểm, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Do đó, khi phát hiện bệnh, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt.

Viêm phù nề xung huyết dạ dày không được điều trị có thể gây xuất huyết tiêu hóa, hẹp hang vị dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

V. Chẩn đoán viêm phù nề xung huyết hang vị dạ dày

Ngoài thăm khám bệnh sử cá nhân và gia đình, kiểm tra lâm sàng, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:

  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Trong xét nghiệm này bác sĩ sử dụng một ống nội soi mỏng có chứa một camera nhỏ đưa qua miệng và xuống niêm mạc dạ dày để quan sát hang vị. Phương pháp này giúp xác định chính xác vị trí, mức độ tổn thương ở hang vị. Đồng thời thông qua qua nội soi có thể thực hiện CLO test là một test để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn Helicobacter pylori ở dạ dày.
  • Chụp X-quang có dùng thuốc cản quang: Phương pháp này có thể sử dụng để chẩn đoán bệnh nhưng không thể đánh giá được mức độ viêm nặng hay nhẹ.
  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra sự hiện diện của kháng thể chống lại khuẩn Hp trong máu của người bệnh.
  • Xét nghiệm phân: Để kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân – 1 trong các dấu hiệu phổ biến của viêm phù nề xung huyết hang vị.
Nội soi đường tiêu hóa trên giúp chẩn đoán bệnh viêm phù nề xung huyết hang vi.

VI. Cách chữa viêm phù nề xung huyết hang vị

Vì biến chứng của viêm phù nề hang vị dạ dày rất nguy hiểm, nên bạn cần tới gặp bác sĩ sớm để được tư vấn phác đồ điều trị. Sau đó, bạn cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ để bệnh sớm bình phục.

Dưới đây, thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel sẽ gợi ý bạn cách chữa viêm phù nề hang vị để bạn tham khảo thêm.

1. Tự chăm sóc tại nhà

Nếu các triệu chứng của bệnh viêm phù nề xung huyết hang vị dạ dày  nhẹ và không nghiêm trọng, người bệnh có thể tự kiểm soát các triệu chứng bệnh tại nhà với một số lưu ý như:

  • Chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày: Thay vì ăn 3 bữa có thể ăn 5-6 bữa, việc chia nhỏ các bữa ăn giúp giảm áp lực lên hang vị, hỗ trợ quá trình cắt nhỏ thức ăn hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng viêm xung huyết hang vị.
  • Tránh thức ăn gây kích ứng dạ dày: Chẳng hạn như thức ăn cay nóng, chua, thức ăn béo, đồ chiên, các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Không nên uống rượu: Bởi vì rượu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và khiến các triệu chứng của bệnh viêm phù nề xung huyết hang vị dạ dày nghiêm trọng hơn.
  • Cân nhắc thay đổi loại thuốc giảm đau nếu người bệnh cần sử dụng thuốc giảm đau để điều trị các vấn đề khác: Hãy trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc an toàn hơn với dạ dày, ví dụ như acetaminophen.

2. Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp viêm phù nề hang vị nặng với các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số nhóm thuốc sau đây:

    • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị viêm phù nề xung huyết hang vị do nhiễm vi khuẩn Hp. Một số loại kháng sinh phổ biến hiện nay gồm: clarithromycin, amoxicillin hoặc metronidazole.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Có tác dụng làm giảm khả năng sản xuất dịch vị dạ dày. Loại thuốc này thường được sử dụng để cải thiện các vấn đề ở dạ dày do tăng tiết acid, bao gồm viêm xung huyết hang vị. Các loại thuốc phổ biến  gồm Esomeprazole, Pantoprazole, Omeprazole hoặc Rabeprazole.
    • Thuốc ức chế chọn lọc thụ thể H2: Tác dụng hạn chế quá trình bài tiết ở dạ dày, thường được dùng để điều trị viêm hang vị, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày và hội chứng Zollinger-Ellison. Các loại thuốc thường dùng như Famotidin 40, Cimetidine hoặc Ranitidine 150, 300.
    • Thuốc trung hòa acid dạ dày: Thành phần chủ yếu là Aluminium hydroxide và Magnesium carbonate có công dụng hạn chế tình trạng viêm loét dạ dày, cầm máu và ngăn ngừa các vết loét mới ở hang vị. Một số loại phổ biến gồm Yumangel, Phosphalugel, Gastropulgite, Pepsane,…
  • Thuốc chống co thắt: Bệnh nhân viêm phù nề xung huyết hang vị dạ dày nặng dẫn đến co thắt dữ dội, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống co thắt để giảm đau và cải thiện các triệu chứng. Thuốc thường dùng có Alverin và Drotaverin.
  • Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Có tác dụng đ tăng cường hàng rào bảo vệ của dạ dày, ngăn ngừa tác động của acid và pepsin lên acid dạ dày.

Lưu ý:

  • Trong trường hợp viêm phù nề hang vị nặng, ngoài các nhóm thuốc, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chuyên sâu hơn.
  • Vì là thuốc tây, nên trong quá trình điều trị, bạn có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như ngứa ngáy, chóng mặt, buồn nôn… Nếu gặp tình trạng này, bạn nên báo ngay với bác sĩ điều trị.
Người bệnh điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu các triệu chứng viêm phù nề xung huyết hang vị dạ dày làm bạn thấy khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc đau dạ dày chữ Y để điều trị triệu chứng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel có tác dụng chính là trung hòa axit dạ dày và tạo lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc hang vị dạ dày, từ đó giảm nhanh cơn đau hang vị dạ dày.

Yumangel được bào chế dạng hỗn dịch, có vị bạc hà dễ uống; được đóng trong gói nhỏ tiện dụng mang theo. Bởi vậy, bạn nhớ thủ sẵn Yumangel để sử dụng khi cần nhé.

Viêm phù nề xung huyết hang vị dạ dày nhẹ hoàn toàn có thể chữa khỏi. Do vậy, bạn nên hiểu rõ triệu chứng bệnh cũng như cơ thể của mình để phát hiện bệnh khi còn sớm. Từ đó, tới cơ sở y tế thăm khám và được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.