Hiện tượng ăn xong đau bụng cảnh báo điều gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Hiện tượng đau bụng và đi ngoài sau khi ăn là một triệu chứng phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các phản ứng sinh lý bình thường đến các bệnh lý nghiêm trọng. Việc xác định nguyên nhân chính xác đòi hỏi sự đánh giá toàn diện của bác sĩ dựa trên tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm bổ sung. Tuy nhiên, việc hiểu rõ các nguyên nhân tiềm ẩn là bước đầu tiên quan trọng để đưa ra phác đồ điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

I. Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài là gì?

Hiểu đơn giản, hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài là tình trạng cơn đau bụng  và cảm giác muốn đi ngoài xuất hiện sau khi bạn vừa ăn xong. Hiện tượng này nếu liên tục xuất hiện khiến bạn khó chịu và gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Hiện tượng ăn xong tiêu chảy là gì

Hiện tượng ăn xong tiêu chảy là gì

II. Nguyên nhân tình trạng ăn xong đi ngoài

Ăn xong đau bụng đi ngoài có thể xuất phát từ phản xạ của dạ dày, do ngộ độc hoặc dị ứng thực phẩm nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý tiêu hóa. Cụ thể:

1. Ngộ độc thực phẩm

Tiêu thụ thức ăn không đảm bảo vệ sinh khiến đường ruột bị nhiễm độc và nhiễm khuẩn gây ngộ độc. Ngoài biểu hiện đau bụng đi ngoài, người bị ngộ độc thực phẩm còn bị nôn, ói, tiêu chảy, chóng mặt… xuất hiện ngay sau khi ăn. 

Trường hợp bị ngộ độc nhẹ thì có thể khỏi sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngộ độc nặng toàn thân có thể nguy hiểm đến tính mạng.

2. Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn là tình trạng cơ thể không thể tiếp nhận một loại thức ăn nào đó dẫn đến dị ứng và bắt buộc đào thải ra khỏi cơ thể bằng cách đi ngoài.

Người bị dị ứng thức ăn có thể bị các cơn đau nhẹ và cảm giác đi ngoài sau khi ăn loại thức ăn gây ra dị ứng. Tình trạng này không có thuốc chữa trị dứt điểm, chỉ có cách điều trị cải thiện các triệu chứng đi ngoài, đau bụng và lưu ý tránh sử dụng các loại thức ăn dị ứng.

Người bị dị ứng thức ăn có thể bị các cơn đau nhẹ và cảm giác đi ngoài sau khi ăn loại thức ăn gây ra dị ứng

Người bị dị ứng thức ăn có thể bị các cơn đau nhẹ và cảm giác đi ngoài sau khi ăn loại thức ăn gây ra dị ứng

3. Không dung nạp thực phẩm

Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài có thể là dấu hiệu bệnh không dung nạp thực phẩm chứa lactose hay gluten. 

Lactose thường có nhiều trong các thực phẩm như sữa chua, sữa, phô mai, kem; gluten thường có trong lúa mạch đen, lúa mì, lúa mạch…

Ăn xong tiêu chảy đi ngoài có thể là nguyên nhân của không dung nạp thực phẩm chứa lactose hay gluten

Ăn xong tiêu chảy đi ngoài có thể là nguyên nhân của không dung nạp thực phẩm chứa lactose hay gluten

4. Bệnh viêm ruột (IBD)

Bệnh viêm ruột (IBD) gồm 2 bệnh là Crohn và viêm loét đại trực tràng. Bệnh lý có thể gây đau bụng kèm tiêu chảy đi ngoài các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn ói, có máu trong phân… 

Hiện vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây viêm ruột nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hút thuốc, dùng thuốc chống viêm không steroid, như tuổi tác, di truyền…

3. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh bị sau khi ăn xong ngoài đau bụng và đi ngoài, khó chịu, hình dạng khối phân thay đổi. Triệu chứng đau bụng đi ngoài thường xuất hiện sau khi ăn xong, chủ yếu vào buổi sáng và giảm dần sau khi đi đại tiện. 

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích là do rối loạn chức năng của đường tiêu hoá. Đây là một hội chứng tiêu hóa khá phổ biến, có tỷ lệ mắc từ 5 – 20% dân số thế giới.

Hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh bị sau khi ăn xong ngoài đau bụng

Hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh bị sau khi ăn xong ngoài đau bụng

4. Rối loạn hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn ở trạng thái cân bằng 85 và 15. Rối loạn hệ vi sinh đường ruột xảy ra khi tỷ lệ lợi khuẩn giảm và hại khuẩn tăng sinh sôi gây mất cân bằng hệ vi khuẩn.

Khi hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn sẽ gây ra hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài. Cơn đau bụng  đau phần trên bên trái bụng và lan dần ra xung quanh, tiêu chảy trên 3 lần/ngày kèm chướng bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn, ợ hơi…

5. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Khi niêm mạc dạ dày và tá tràng bị viêm, loét sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, cơn đau có thể xuất hiện cả khi đói lẫn lúc quá no.

Ngoải ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, ợ chua, chán ăn.

Khi niêm mạc dạ dày và tá tràng bị viêm, loét sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau bụng âm ỉ vùng thượng vị

Khi niêm mạc dạ dày và tá tràng bị viêm, loét sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau bụng âm ỉ vùng thượng vị

6. Viêm ruột thừa

Hiện tượng ăn xong bị đau bụng đi ngoài còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm ruột thừa. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ quanh vùng rốn, sau đó lan dần xuống bụng dưới. Kèm theo đó là dấu hiệu chướng bụng, buồn nôn, sốt…

7. Viêm đại tràng mãn tính

Bệnh viêm đại tràng mãn tính khiến thói quen đại tiện của người bệnh thay đổi, có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kèm theo cảm giác đau bụng, muốn đi ngoài sau ăn, thậm chí đi ngoài xong lại muốn đi.

Bệnh viêm đại tràng khiến bệnh nhân bị đau bụng kèm đi ngoài ngay sau khi ăn

Bệnh viêm đại tràng khiến bệnh nhân bị đau bụng kèm đi ngoài ngay sau khi ăn

8. Thiếu hụt men tiêu hoá

Cơ thể chúng ta cần phải tiết ra men tiêu hoá từ tuyến tụy và dịch mật để tiêu hoá lượng thức ăn. Khi các men tiêu hóa trong cơ thể bị thiếu hụt kéo theo sự xuất hiện của dấu hiệu như ăn xong đau bụng đi ngoài, đầy bụng, đi ngoài phân sống…

9. Ung thư đại tràng

Bệnh nhân ung thư đại tràng có thể bị đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn xong nôn mửa, trong phân có lẫn nhầy máu, chướng bụng, thay đổi tần suất đi tiêu, giảm cân không lý do…

Nguyên nhân gây ung thư đại tràng hiện chưa xác định rõ, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như tuổi tác, di truyền, thói quen ăn uống, bệnh lý tiêu hóa, sinh hoạt không lành mạnh…

III. Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài có nguy hiểm không? 

Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu nguyên nhân sinh lý bình thường, phân thành khuôn, không có bất thường thì không đáng lo ngại. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng ăn xong đi ngoài xảy ra thường xuyên và kéo dài, thậm chí đại tiện nhiều lần trong ngày, phân có hiện tượng bất thường (vị dụ phân không thành khuôn, sống, lỏng, nát, có mùi rất khó chịu…) thì nhiều khả năng đây là dấu hiệu của vấn đề bệnh lý. Trường hợp này, bạn cần đến thăm khám tại bệnh viện để được điều trị y tế phù hợp, tránh bệnh trở nặng gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Tình trạng ăn xong đi ngoài xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm cần điều trị

Tình trạng ăn xong đi ngoài xảy ra thường xuyên và kéo dài có thể tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm cần điều trị

IV. Đau bụng đi ngoài sau khi ăn khi nào cần gặp bác sĩ? 

Bạn nên thăm khám bác sĩ nếu tình trạng ăn xong bị đau bụng và đi ngoài kéo dài không thuyên giảm hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường như:

  • Đau bụng dữ dội, không thuyên giảm.
  • Sốt cao.
  • Mất nước nghiêm trọng.
  • Nôn mửa liên tục.
  • Phân có máu hoặc chất nhầy.
  • Đi ngoài nhiều lần trong ngày kèm theo phân bất thường (lỏng, nát, không thành khuôn).
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Việc điều trị đau bụng và đi ngoài sau khi ăn phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây bệnh. Điều trị cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, có thể bao gồm thuốc điều trị triệu chứng, thuốc kháng sinh (nếu có nhiễm trùng), hoặc phẫu thuật (trong một số trường hợp).

V. Điều trị tình trạng ăn xong bị tiêu chảy

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tình trạng đau bụng và đi ngoài sau khi ăn xong mà bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa trị phù hợp. Điều trị bằng thuốc Tây y thường được chỉ định, người bệnh cần tuân thủ đúng về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có dấu hiệu mất nước sẽ cần bù nước hoặc chất điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Người bệnh cần tuân thủ đúng về liều lượng và thời gian dùng thuốc điều trị đau bụng đi ngoài theo hướng dẫn của bác sĩ

Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý một số vấn đề dưới đây trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ đẩy lùi tình trạng này nhanh chóng:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột: Ví dụ như khoai tây, khoai lang, cơm để làm giảm cảm giác đau và tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hạn chế các loại thức ăn có chứa gluten như lúa mì, lúa mạch…
  • Tránh ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: Ví dụ như rau sống, tiết canh, các loại thịt sống, tái  hoặc thức ăn chiên rán có nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn…
  • Loại bỏ các thức ăn không phù hợp: Nên loại bỏ những thức ăn/thực gây ra hiện tượng ăn xong bị đau bụng và đi ngoài vì khả năng bạn có cơ địa bị dị ứng với nhóm thực phẩm này. 
  • Hạn chế thức ăn gây đầy bụng và kích thích dạ dày: Một số món có thể gây đầy bụng và kích thích dạ dày bạn nên hạn chế tiêu thụ như: tỏi, hành, ớt, tiêu, mù tạt…
  • Chú ý uống đủ nước: Vì nếu bị đi ngoài nhiều lần cơ thể có thể bị mất nước. Bạn nên uống nước ấm để bổ sung, lượng nước nên uống 1 ngày là khoảng 1,5 đến 2 lít nước.
  • Uống nước gừng: Khi gặp hiện tượng ăn xong bị đau bụng đi ngoài, bạn có thể uống nước gừng để cải thiện tình trạng đi ngoài, giải độc và giảm cảm giác buồn nôn.
  • Vệ sinh cá nhân: Để tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn, bạn nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Tránh lo lắng quá mức: Khi tinh thần và cơ thể trong trạng thái căng thẳng và lo lắng kéo dài sẽ khiến hệ tiêu hoá tăng hoạt động theo cơ chế hormon. Đây là nguyên nhân khiến các triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, viêm loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng. 
  • Tập thể dục thường xuyên: Đều đặn tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ chữa lành tổn thương ở đường tiêu hoá. 

Uống đủ nước, loại bỏ thực phẩm dị ứng và không đảm bảo vệ sinh giúp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa hiện tượng ăn xong bị đau bụng đi ngoài hiệu quả.

VI. Cách Phòng Ngừa:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều bữa nhỏ, chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, hạn chế thực phẩm gây dị ứng, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm: Rửa tay kỹ trước và sau khi ăn, chọn thực phẩm tươi sạch, nấu chín kỹ thức ăn.
  • Quản lý stress: Thư giãn, tập thể dục, ngủ đủ giấc để giảm căng thẳng, cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Bổ sung lợi khuẩn: Sử dụng các sản phẩm chứa probiotics có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Hiện tượng ăn xong đau bụng đi ngoài có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Việc nhận biết nguyên nhân, duy trì lối sống lành mạnh và thăm khám kịp thời là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của bạn. Hãy lắng nghe cơ thể và đừng ngần ngại tìm đến chuyên gia y tế khi cần thiết.

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *