Skip to main content

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi và 6 thông tin ba mẹ cần biết 

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 3 tuổi thường do các vấn đề ở cơ thắt thực quản dưới. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, trẻ 3 tuổi bị trào ngược nặng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm về hô hấp, viêm loét thực quản, chảy máu thực quản, mô sẹo ở thực quản, viêm phổi và hen suyễn…

I. Trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi là gì?

Trang medlineplus.gov cho hay, trào ngược dạ dày là bệnh lý thường gặp ở trẻ, có tới 25% trẻ em có triệu chứng Trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em 3 tuổi là tình trạng trẻ bị trào ngược các chất trong dạ dày lên thực quản hoặc hầu họng gây ra các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, nôn mửa, đau thượng vị, đầy hơi… 

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 3 tuổi thường do các vấn đề ở cơ thắt thực quản dưới- một cơ ở đáy thực quản. Thông thường, co thắt thực quản dưới sẽ mở ra để đưa thức ăn vào dạ dày và đóng lại để giữ thức ăn trong dạ dày. Khi cơ này giãn quá thường xuyên hoặc quá lâu, axit sẽ trào ngược vào thực quản. Điều này gây ra buồn nôn, nôn mửa và ợ nóng.

Khi trẻ tiêu hóa thức ăn, cơ vòng thực quản dưới có thể mở ra. Điều này khiến các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản của trẻ. Đôi khi axit hoặc các chất có thể đi vào khí quản (khí quản) và gây ho hoặc nhiễm trùng. 

Trào ngược dạ dày là tình trạng phổ biến ở trẻ 3 tuổi. 
Trào ngược dạ dày là tình trạng phổ biến ở trẻ 3 tuổi.

II. Nguyên nhân gây trào ngược ở trẻ em 3 tuổi là gì?

Nguyên nhân chính khiến trẻ 3 tuổi bị trào ngược là do cơ thắt thực quản yếu. Bên cạnh đó còn do một số nguyên nhân khác như hệ tiêu hóa chưa ổn định, ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học…

1. Do cơ thắt thực quản dưới yếu 

Theo medlineplus.gov, có một cơ (cơ thắt thực quản dưới) hoạt động như một van giữa thực quản và dạ dày. Khi trẻ nuốt, cơ này sẽ giãn ra để thức ăn đi từ thực quản xuống dạ dày. Cơ này thường đóng kín nên thức ăn trong dạ dày không chảy ngược vào thực quản.

Ở trẻ bị trào ngược dạ dày, cơ này trở nên yếu hoặc giãn ra khi không cần thiết, và thức ăn trong dạ dày chảy ngược vào thực quản. Điều này có thể xảy ra vì:

  • Thoát vị gián đoạn: đây là tình trạng phần trên của dạ dày đẩy lên ngực thông qua lỗ hở ở cơ hoành.
  • Áp lực lên bụng tăng do thừa cân hoặc béo phì. 
  • Các loại thuốc: thuốc trị hen suyễn, thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm.
  • Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động. 
  • Phẫu thuật trước đó ở thực quản hoặc vùng bụng trên.
  • Chậm phát triển nghiêm trọng.
  • Một số tình trạng thần kinh: ví dụ như bại não.

2. Do bệnh lý

Trẻ 3 tuổi bị trào ngược dạ dày cũng có thể do nguyên  nhân bệnh lý bẩm sinh hoặc trên đường tiêu hóa.

  • Bệnh lý bẩm sinh: Chẳng hạn như bệnh Down, hở van tim bẩm sinh, bại não, các tình trạng nhiễm trùng toàn thân. 
  • Bệnh lý đường tiêu hóa: Ví dụ như thoát cơ hoành, viêm loét dạ dày, sa dạ dày. Những bệnh lý này có thể làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới và dễ dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng co bóp của dạ dày và đường tiêu hóa: Chẳng hạn như viêm ruột, nhiễm trùng, dị ứng… 

3. Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ trẻ 3 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản gồm:

  • Hệ tiêu hóa chưa ổn định có thể gây ra các rối loạn trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, ăn thực phẩm kích thích tạo nhiều axit dạ dày như nước ngọt có ga, bánh kẹo, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn cay nóng… TT
  • Thói quen ăn uống không tốt, chẳng hạn như ăn quá no; vừa ăn vừa xem ti vi điện thoại; vừa ăn vừa chạy nhảy; đi ngủ ngay săn khi ăn…
  • Trẻ bị căng thẳng tâm lý, lo lắng quá mức.
Trẻ 3 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu là do cơ thắt thực quản dưới yếu. 
Trẻ 3 tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu là do cơ thắt thực quản dưới yếu.

III. Trẻ 3 tuổi bị trào ngược dạ dày thường có biểu hiện – triệu chứng gì?

Trẻ có thể không nhận thấy triệu chứng trào ngược axit. Nhưng một số trẻ có thể cảm nhận được mùi vị thức ăn hoặc axit dạ dày ở phía sau miệng.

1. Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng trào ngược dạ dày có thể xảy ra khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Chúng có thể bao gồm:

  • Ợ nóng, ợ chua: đây là triệu chứng phổ biến nhất, có thể theo dài hơn 2 tiếng và có xu hướng trầm trọng hơn sau bữa ăn. 
  • Nôn mửa: thường xảy ra sau khi trẻ ăn xong.
  • Trẻ có thể bị nghẹn hoặc thở khò khè nếu chất lỏng trào ngược vào khí quản và phổi.
  • Thường xuyên ợ hơi hoặc nấc cụt.
  • Trẻ cáu kỉnh hoặc quấy khóc sau khi ăn.
  • Ăn ít hơn so với bình thường.
  • Hơi thở có mùi hôi, miệng có vị chua. 

Các triệu chứng trẻ 4 tuổi bị trào ngược dạ dày thường dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Do đó, nhiều ba mẹ chủ quan không đưa con đi thăm khám khiến bệnh tiến triển nặng.

Ợ nóng là triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ 3 tuổi bị trào ngược dạ dày, có thể theo dài hơn 2 tiếng và có xu hướng trầm trọng hơn sau bữa ăn. 
Ợ nóng là triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ 3 tuổi bị trào ngược dạ dày, có thể theo dài hơn 2 tiếng và có xu hướng trầm trọng hơn sau bữa ăn.

2. Triệu chứng nghiêm trọng

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi có thể tiến triển nặng với các triệu chứng nghiêm trọng sau: ss

  • Quấy khóc không ngớt dù bố mẹ dỗ dành.
  • Nôn trớ thức ăn liên tục, đôi khi có kèm theo máu.
  • Bỏ ăn.
  • Ngủ không sâu giấc.
  • Suy dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh xao.
  • Không tăng cân, chậm phát triển, có dấu hiệu suy dinh dưỡng.
  • Khó khăn trong việc nuốt thức ăn, thở khò khè.
  • Ho lâu ngày không khỏi.
  • Nhiễm trùng phổ, viêm họng.
  • Có thể tím tái hoặc ngưng thở.
  • Có thể bị sâu răng, viêm họng, đau họng hoặc nhiễm trùng tai.

Trường hợp trẻ 3 tuổi xuất hiện một trong các dấu hiệu trào ngược dạ dày nghiêm trọng ở trên, ba mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

IV. Trẻ 3 tuổi bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Trào ngược axit dạ dày ở trẻ 3 tuổi nếu không được điều trị kịp thời và để  kéo dài có thể dẫn đến: 

1. Biến chứng về hô hấp

Trẻ bị khàn giọng, ho kéo dài nếu chất lỏng, axit dạ dày xâm nhập vào khí quản, phổi hoặc mũi.

2. Viêm loét thực quản

Axit dạ dày liên tục trào ngược lên thực quản trong thời gian dài gây viêm loét thực quản. Những vết loét này có thể gây đau đớn. 

Về lâu dài, viêm loét thực quản có thể dẫn đến  barrett thực quản – một tổn thương tiền ung thư của ung thư biểu mô tuyến thực quản, thường gặp ở những người bệnh mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

3. Chảy máu thực quản

Acid dạ dày và pepsin liên tục trào ngược lên thực quản gây viêm nhiễm và tổn thương lớp niêm mạc. Cộng với việc tĩnh mạch thực quản có thể giãn nở quá mức và gây vỡ mạch máu, dẫn đến hiện tượng xuất huyết thực quản.

4. Mô sẹo ở thực quản

Thực quản bị viêm lâu ngày gây hình thành mô sẹo. Hậu quả là đường thực quản hẹp gây khó khăn cho việc lưu thông thức ăn từ miệng xuống dạ dày, trẻ bị khó nuốt khi ăn.

5. Viêm phổi, viêm phế quản 

Khi dịch vị axit dạ dày tràn vào hệ thống thanh quản, niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương do axit dạ dày gây ra. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus có hại tấn công và gây viêm phổi, viêm phế quản.

Theo cedars-sinai.org, một số trẻ bị trào ngược dạ dày có thể không nôn. Thay vào đó, chất chứa trong dạ dày có thể di chuyển lên trên và tràn vào khí quản (khí quản). Điều này có thể gây ra thở khò khè và viêm phổi. Trong một số ít trường hợp, điều này có thể đe dọa tính mạng.

6. Hen suyễn lặp đi lặp lại

Nghiêm trọng hơn, trào ngược dạ dày trẻ 3 tuổi còn liên quan đến tình trạng hen suyễn lặp đi lặp lại với các triệu chứng như: ho liên tục và nhiều về đêm, thở khò khè, khó thở, thở rất gấp và nhanh…

Nếu không điều trị kịp thời, hen suyễn ở trẻ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: xẹp phổi, giãn phế nang đa tiểu thùy, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, ngừng hô hấp, suy hô hấp…

Trẻ 3 tuổi bị trào ngược kéo dài có thể gây viêm loét thực quản, chảy máu thực quản, viêm phổi, hen suyễn… 
Trẻ 3 tuổi bị trào ngược kéo dài có thể gây viêm loét thực quản, chảy máu thực quản, viêm phổi, hen suyễn…

V. Kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi? 

Thông thường trẻ 3 tuổi đã có thể nói tốt, nhưng việc mô tả triệu chứng chi tiết cho bác sĩ thì không phải trẻ nào cũng làm được. Vì vậy, bố mẹ hãy cố gắng theo dõi triệu chứng của con để trao đổi với bác sĩ.

Với trẻ 3 tuổi bị trào ngược dạ dày, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán trào ngược dạ dày hoặc loại trừ các vấn đề khác:

1. X-quang ngực

Chụp X-quang ngực được bác sĩ chỉ định thực hiện để tìm dấu hiệu hít sặc. Thông qua hình thu được, bác sĩ có thể nhìn thấy chất chứa trong dạ dày tràn vào phổi.

2. Dòng GI trên (đường tiêu hóa)

Kỹ thuật GI trên cho phép bác sĩ xem xét các cơ quan ở phần trên của hệ tiêu hóa của trẻ gồm thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non (tá tràng). 

Đối với xét nghiệm này, trẻ sẽ phải nuốt bari. Đây là chất lỏng kim loại bao phủ bên trong các cơ quan của trẻ và hiển thị rõ nét hơn trên X-quang. 

3. Nội soi và sinh thiết

Trong kỹ thuật, một ống nội soi nhỏ linh hoạt sẽ được đưa vào trong đường tiêu hóa của trẻ (thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non) để quan sát nhờ được gắn đèn và camera.

Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể được lấy mẫu mô đường tiêu hóa của trẻ để kiểm tra tìm ra nguyên nhân và loại trừ các vấn đề khác.

4. Nghiên cứu thăm dò trở kháng – PH 24 giờ

Xét nghiệm này để đo mức độ axit trong thực quản của trẻ. Mống nhựa mỏng được đặt vào lỗ mũi của trẻ, xuống cổ họng và vào thực quản. Ống có cảm biến đo độ pH, đầu bên ngoài được gắn vào một màn hình nhỏ để ghi lại mức độ pH của trẻ trong 24 – 48 giờ. 

Trong thời gian đặt máy, trẻ vẫn có thể hoạt động bình thường, ba mẹ cần ghi lại nhật ký về bất kỳ triệu chứng mà trẻ gặp phải có thể liên quan đến chứng trào ngược, chẳng hạn như ho, bịt miệng. Đồng thời cần ghi lại loại thức ăn, thời gian và lượng thức ăn trẻ đã ăn.

5. Nghiên cứu làm rỗng dạ dày

Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra xem liệu dạ dày của trẻ có xử lý thức ăn và đưa vào ruột non đúng cách hay không. Chậm làm rỗng dạ dày có thể gây trào ngược thực quản.

Chụp X-quang ngực được bác sĩ chỉ định thực hiện để tìm dấu hiệu hít sặc ở trẻ. 
Chụp X-quang ngực được bác sĩ chỉ định thực hiện để tìm dấu hiệu hít sặc ở trẻ.

VI. Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi như thế nào?

Việc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và sức khỏe của bé. Nếu trẻ chỉ bị nôn trớ sau ăn nhưng vẫn phát triển tốt và không gặp các vấn đề khác do trào ngược gây ra thì không cần điều trị.

Các bác sĩ có thể đề nghị thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc để điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật.

1. Thay đổi lối sống  

Đôi khi trào ngược dạ dày ở trẻ 3 tuổi có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống hàng ngày của bé. Những khuyến nghị thay đổi về lối sống sẽ được bác sĩ căn cứ vào các triệu chứng của trẻ, cụ thể:

– Đừng cho bé ăn quá nhiều: Cho bé ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì chỉ căn 3 bữa chính. Điều này giúp trẻ không ăn quá no trong 1 bữa gây áp lực lên dạ dày.

– Tránh các thực phẩm và đồ uống gây ra trào ngược dạ dày: Thường là trái cây họ cam quýt, sôcôla; thực phẩm và đồ uống có caffeine; thực phẩm béo và chiên rán; tỏi, hành, thức ăn cay; bạc hà; thực phẩm và nước sốt làm từ cà chua…

– Đừng để trẻ nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn: Nằm khi bụng đang căng và no có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Vì vậy, ba mẹ nên khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng 1-2 tiếng để thức ăn được tiêu hóa hết trước khi đi ngủ.

– Ăn bữa tối sớm, ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ: Không nên ăn sát giờ đi ngủ vì thức ăn không được tiêu hóa hết dễ dẫn đến trào ngược. 

– Nâng cao đầu giường, nằm nghiêng bên trái: Nâng cao đầu giường lên 15 – 20cm kết hợp với nằm nghiêng về bên trái giúp hạn chế trào ngược xảy ra vào ban đêm. Vì khi nằm ở tư thế này, đầu và vai lên cao hơn dạ dày giúp trọng lực ngăn axit trào ngược vào thực quản.

– Massage vùng bụng: Các động tác massage bụng giúp kéo giãn cơ hoành cải thiện hoạt động của dạ dày tốt hơn. Ba mẹ có thể đổ một chút tinh dầu dừa hoặc oliu lên tay sau đó xoa nóng rồi massage bụng cho bé theo hình tròn với lực vừa phải. Thực hiện trong khoảng 10 phút, không thực hiện khi trẻ vừa uống sữa hoặc ăn.

Ba mẹ đừng cho bé 3 tuổi ăn quá nhiều, chỉ nên ăn vừa đủ no và ăn 5-6 bữa/ngày. 
Ba mẹ đừng cho bé 3 tuổi ăn quá nhiều, chỉ nên ăn vừa đủ no và ăn 5-6 bữa/ngày.

2.  Thuốc Tây y 

Nếu thay đổi lối sống không làm giảm các triệu chứng GERD của trẻ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc. Một số thuốc thường dùng là:

– Thuốc ức chế bơm proton (PPI): PPI làm giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra. PPI có tác dụng điều trị các triệu chứng GERD và chữa lành niêm mạc thực quản tốt hơn các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc chẹn H2. 

Các bác sĩ thường kê toa PPI để điều trị GERD ở trẻ em trong 4 đến 8 tuần. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn PPI để điều trị lâu dài. Thuốc PPP thường dùng là Esomeprazole Lansoprazole, Omeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole

PPI nhìn chung an toàn và hiệu quả. Tác dụng phụ của PPI có thể bao gồm tiêu chảy , nhức đầu hoặc khó chịu ở dạ dày. PPI có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh nhiễm trùng. 

– Thuốc chẹn H2: Thuốc chẹn H2 có tác dụng làm giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra. Thuốc chẹn H2 có thể giúp chữa lành thực quản, nhưng không tốt bằng PPI. Loại thuốc H2 thường dùng là: Cimetidine, Famotidine, Nizatidine.

Thuốc chẹn H2 có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như đau bụng, tiêu chảy và nhức đầu, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại nhiễm trùng.

– Thuốc kháng axit: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định uống thuốc kháng axit trong thời gian ngắn để giảm các triệu chứng GERD nhẹ ở trẻ lớn hơn hoặc thanh thiếu niên. 

Thuốc kháng axit có thể có tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc táo bón . Các bác sĩ không khuyến khích sử dụng thuốc kháng axit lâu dài vì có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

– Các loại thuốc khác: Nếu PPI, thuốc chẹn H2 và thuốc kháng axit không cải thiện các triệu chứng của trẻ, bác sĩ có thể khuyên dùng các loại thuốc khác.

Lưu ý: Cơ thể trẻ 3 tuổi đang trong giai đoạn phát triển và nhạy cảm nên ba mẹ tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc. Ba mẹ chỉ cho con uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. 

Ba mẹ chỉ cho con uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. 
Ba mẹ chỉ cho con uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

3. Phẫu thuật 

Phẫu thuật thường không cần thiết ở trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh mắc bệnh trào ngược dạ dày GERD. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể được bác sĩ chỉ định trẻ có biến chứng nghiêm trọng không thể kiểm soát được bằng thuốc.

Fundoplication là phẫu thuật phổ biến nhất cho GERD. Các bác sĩ thường thực hiện phẫu thuật nội soi ít đau và hồi phục nhanh hơn. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ phẫu thuật khâu phần trên của dạ dày xung quanh phần cuối của thực quản để tạo thêm áp lực lên cơ vòng thực quản dưới và giúp giảm trào ngược.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi có thể chữa trị khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, nếu thấy trẻ 3 tuổi thường xuyên nôn sau ăn kèm theo ợ nóng và đau bụng, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh đồng thơi tư vấn xử lý phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6586172/
  • https://www.vinmec.com/en/news/health-news/gastroesophageal-reflux-in-children-causes-symptoms-care-and-treatment/
  • https://medlineplus.gov/refluxinchildren.html
  • https://kidshealth.org/en/parents/gerd-reflux.html#:~:text=A%20steady%20reflux%20of%20stomach,bleeding%20in%20the%20esophagus
  • https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/acid-reflux-ger-gerd-children/treatment
  • https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/g/gastroesophageal-reflux.html
  • https://www.uptodate.com/contents/gastroesophageal-reflux-disease-in-children-and-adolescents-beyond-the-basics/print

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.