Skip to main content

Top 11+ thuốc giảm axit dạ dày phổ biến và hiệu quả 2024

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Thuốc giảm axit dạ dày có tác dụng làm giảm sản sinh axit dạ dày nên thường được dùng để kiểm soát và điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày. Bài viết này cung cấp thông tin về 11+ loại thuốc giảm axit dạ dày phổ biến và hiệu quả hiện nay.

Axit dạ dày có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà nồng độ axit này tăng lên quá mức gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn, làm tổn thương dạ dày và dễ gây ra nhiều bệnh lý như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày.

Không chỉ vậy, dạ dày bị dư thừa axit còn gây ăn mòn cơ thể, cơ thể bị mất sức đề kháng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như gút, béo phì, ung thư, loãng xương, sỏi thận, bệnh về gan, mật…

Để cân bằng lượng axit dịch vị dạ dày, cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt kết hợp dùng thuốc giảm tiết acid dạ dày theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc giảm axit dịch vị dạ dày hiện có 2 loại được dùng phổ biến là:

  • Thuốc ức chế bơm proton.
  • Thuốc kháng histamine H2.

Cả hai loại thuốc kháng axit dạ dày này đều có công dụng chính là ngăn chặn và ức axit sản sinh và tăng tiết trong dịch vị dạ dày. Từ đó giúp giảm các triệu chứng liên quan đến các bệnh lý ở dạ dày như trào ngược, viêm dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng; các chứng bệnh do tăng tiết acid như ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày…

Tùy thuộc vào cơ địa nồng độ tiết axit dạ dày của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù để có hiệu kiểm soát axit dịch vị dạ dày hiệu quả nhất. Dưới đây là danh sách 11+ loại thuốc giảm axit dạ dày phổ biến và hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị giảm tiết axit dịch vị dạ dày:

1. Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel 

Thuốc chữa dạ dày chữ Y – Yumangel là sản phẩm đầu tiên trong danh sách các loại thuốc giảm tiết acid dạ dày. Sản phẩm này được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Yuhan Corporation Hàn Quốc và được nhập khẩu về Việt Nam bởi Công ty Đại Bắc. Sản phẩm dùng điều trị trào ngược dạ dày cho cả người lớn và cả trẻ nhỏ từ 6 tuổi. 

  • Thành phần: Almagate.
  • Dạng bào chế: Dạng hỗn dịch.
  • Công dụng: Trung hòa axit dạ dày, giảm nhanh các triệu chứng viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng, viêm dạ dày; các chứng bệnh do tăng tiết acid (ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày); ức chế hoạt động của men pepsin, ngăn ngừa tái phát đau dạ dày.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
  • Giá bán tham khảo: Từ 100.000 – 120.000đ/hộp 20 gói. 

Cách dùng và liều dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel:

  • Người lớn: Uống từ 3 – 4 gói/ngày. 
  • Trẻ em từ 6-12 tuổi: Dùng nửa liều dành cho người lớn. 
  • Thời điểm uống: Nên uống thuốc sau khi ăn no khoảng 1-2 tiếng hoặc trước khi đi ngủ.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

2. Thuốc kháng axit dạ dày – Ranitidine

Ranitidine cũng thuộc nhóm kháng histamin H2, được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang, dung dịch pha tiêm. Thuốc có khả năng giảm tiết dịch vị axit dạ dày hiệu quả tốt và ít tác dụng phụ đối với sức khỏe.

  • Thành phần chính: Ranitidine (dưới dạng Ranitidin hydroclorid).
  • Công dụng: Dùng trong điều trị viêm loét dạ dày do tiết quá nhiều axit dạ dày; cải thiện trào ngược dạ dày, ợ nóng và đau dạ dày. 
  • Tác dụng phụ: Ngứa da, chóng mặt, tiêu chảy…
  • Chống chỉ định: Không dùng chung với các nhóm thuốc Nifedipine, Metoprolol vì có thể làm giảm hiệu quả của những loại thuốc này.
  • Giá bán tham khảo: Khoảng 24.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên.

Cách dùng và liều dùng thuốc Ranitidine cụ thể như sau:

  • Người lớn (cả người già): 1 viên thuốc Ranitidine 150 mg vào buổi sáng và 150 mg vào buổi tối; 1 viên thuốc Ranitidine 300 mg khi đi ngủ.
  • Trẻ cân nặng trên 30kg và trong độ tuổi 3-11: Liều dùng thuốc dựa vào cân nặng.
  • Bệnh loét dạ dày hoặc tá tràng: Dùng 2 mg/ kg x 2 lần/ ngày x 4 tuần. Liều dùng thuốc có thể tăng lên 4 mg/ kg x 2 lần/ ngày. Mỗi liều liều điều trị cách nhau 12 giờ và điều trị có thể lên đến 8 tuần.
  • Điều trị chứng ợ nóng do quá nhiều acid: Liều thông thường là 2,5 mg/kg thể trọng x 2 lần/ ngày x 2 tuần. Liều điều trị có thể tăng lên 5 mg/ kg x 2 lần một ngày.
Thuốc kháng axit dạ dày Ranitidine

3. Thuốc giảm axit dạ dày – Omeprazol

Omeprazol là thuốc giảm axit dạ dày được dùng phổ biến và thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI). Thuốc cho hiệu quả sau 4 ngày điều trị, riêng với bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể duy trì việc giảm tới 80% acid dịch vị trong vòng 24 giờ. 

  • Thành phần: Omeprazol 20mg.
  • Công dụng: Sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày và thực quản như loét dạ dày, trào ngược axit; kiểm soát và giảm hiệu quả triệu chứng ợ nóng, ho dai dẳng và khó nuốt; làm lành các tổn thương do axit dịch vị; ngăn ngừa viêm loét và ung thư thực quản.
  • Thời gian dùng: Chỉ sử dụng khi triệu chứng ợ nóng xuất hiện tối thiểu 2 ngày dùng tối thiểu từ 1 đến 4 ngày để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. 
  • Tác dụng phụ: Nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, choáng váng, táo bón, mệt mỏi, phát ban. Lạm dụng quá nhiều có thể làm suy giảm chức năng gan.
  • Giá bán tham khảo: Omeprazol hộp 14 viên có giá khoảng từ 10.000 – 15.000 VNĐ/hộp; Omeprazol loại 30 viên có giá khoảng 36.000 VNĐ/hộp.

Cách dùng và liều dùng thuốc giảm axit dạ dày như sau:

  • Bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản: Uống 20mg/ngày trong 2 – 4 tuần.
  • Trường hợp bị loét dạ dày nghiêm trọng: Tăng gấp đôi liều lên 40mg/ngày.
  • Bệnh nhân Zollinger – Ellison: Dùng 60mg/ngày vào bất kể thời điểm nào mà bệnh nhân có thể đáp ứng.
Thuốc giảm axit dạ dày Omeprazol

4. Thuốc kháng axit dạ dày – Cimetidin

Cimetidin thuộc nhóm thuốc kháng histamin H2, giảm quá trình bài tiết dịch vị và hạn chế nồng độ HCL trong dạ dày. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc mang lại chỉ khoảng 50%.

  • Thành phần: Cimetidin 200, 300, 400 hoặc 800mg.
  • Công dụng: Giảm tiết axit dạ dày, hạn chế các tổn thương viêm loét phát triển rộng; đẩy lùi triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày, phục hồi chức năng cho lớp niêm mạc; điều trị xuất huyết đường tiêu hóa, hạn chế mất nước ở dạ dày và đường ruột.
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho người đang cho con bú, phụ nữ mang thai, không uống cùng lúc với thuốc chống đông Warfarin, Phenytoin,…
  • Tác dụng phụ: Các rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi và ngủ gà, nổi ban trên da, chứng vú to ở đàn ông khi với liều cao trên 1 tháng… 
  • Giá bán tham khảo: Cimetidin 200mg khoảng 85.000 VNĐ/hộp 10 vỉ x 10 viên; Cimetidin 300mg khoảng 2.000 VNĐ/viên – 180.000 VNĐ/chai 100 viên; Cimetidin 400mg khoảng 40.000 VNĐ/hộp 5 vỉ x 10 viên.

Cách dùng và liều dùng thuốc giảm axit dạ dày Cimetidin như sau:

  • Loét dạ dày tá tràng lành tính: Uống 800mg vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Trào ngược dạ dày, thực quản: Uống 400mg x 4 lần/ngày vào bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: Dùng liều 300 – 400mg x 4 lần/ngày.
  • Phòng ngừa nguy cơ viêm loét đường tiêu hóa do stress: Uống 200 – 400mg mỗi 4 – 6 giờ. 
  • Bệnh nhân hít phải dịch vị sau gây mê hoặc chuyển dạ: Dùng 400mg sau 1,5 – 2 giờ. 
Thuốc kháng axit dạ dày Cimetidin

5. Thuốc kháng tiết axit dạ dày – Maalox

Thuốc Maalox có khả năng trung hòa nồng độ HCl (axit hydrochloric) trong dạ dày. Từ đó giúp ngăn ngừa quá trình chuyển đổi pepsinogen thành pepsin và hỗ trợ giảm nguy cơ viêm loét.

  • Thành phần: Magnesium hydroxide 400mg, nhôm hydroxyd gel khô 400mg.
  • Công dụng: Điều trị ngắn hạn các bệnh gồm co thắt, kích ứng ruột; viêm thực quản; tăng phosphat máu; viêm dạ dày, tá tràng; giảm ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu; loét đường tiêu hóa.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ nhỏ, trẻ bị suy thận, mất nước; những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây rối loạn nhu động ruột (táo bón hoặc tiêu chảy); làm mất photpho nếu dùng dài ngày. 
  • Giá bán tham khảo: Khoảng 35.000 đồng/hộp 4 vỉ x 10 viên. 

Cách dùng và liều dùng thuốc kháng axit dạ dày Maalox cụ thể như sau:

  • Người lớn trên 15 tuổi nhai 1 – 2 viên thuốc sau bữa ăn hoặc khi xuất hiện cơn đau.
  • Dùng thuốc Maalox tối đa 6g mỗi ngày và không quá 12 viên/ngày.
  • Lưu ý: Nhai thuốc Maalox càng kỹ càng tốt. 
Thuốc kháng tiết axit dạ dày Maalox

6. Thuốc giảm axit dạ dày – Nizatidine

Thuốc Nizatidine có công dụng tương tự như thuốc giảm axit dịch vị dạ dày Cimetidine. Nguyên lý hoạt động của thuốc là ức chế đặc hiệu thụ thể histamin H2 trên niêm mạc dạ dày.

  • Thành phần chính: Nizatidine 150mg.
  • Công dụng: Giảm tiết axit dạ dày; chữa các vết loét ở đường tiêu hóa; điều trị viêm thực quản do loét và xước dạ dày có kèm triệu chứng ợ hơi, ợ chua; giảm ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản.
  • Tác dụng phụ: Có thể gây thiếu máu, nổi mày đay, tổn thương gan, nhịp nhanh thất, giảm tiểu cầu, kháng androgen, lú lẫn tâm thần thoáng qua,…
  • Giá bán tham khảo: Khoảng 70.000 VNĐ/hộp. 

Cách dùng và liều dùng thuốc Nizatidine cụ thể như sau: 

  • Trào ngược dạ dày – thực quản, có vết xước, viêm loét niêm mạc: Uống 150 – 300mg x 2 lần trong 24h. 
  • Loét dạ dày, tá tràng tiến triển: Uống 300mg vào buổi tối hoặc 150mg x 2 lần/ngày.
Thuốc giảm axit dạ dày Nizatidine.

7. Thuốc giảm axit dạ dày – Lansoprazol

Thuốc Lansoprazoe có thể kháng tiết axit dạ dày và dẫn chất benzimidazol. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang và sử dụng theo đường uống. 

  • Thành phần: Lansoprazol 30mg.
  • Công dụng: Giảm axit dư thừa sản sinh trong dạ dày; điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày, đường ruột, ăn mòn thực quản và các bệnh lý liên quan tăng  tiết axit dạ dày quá mức như hội chứng Zollinger-Ellison. 
  • Tác dụng phụ: Có thể gây đau đầu, rối loạn tiêu hóa, xốp xương, tiêu chảy,…
  • Giá bán tham khảo: Khoảng 23.000 đồng/hộp 3 vỉ x 10 viên. 

Cách dùng và liều dùng thuốc Lansoprazoe:

  • Liều dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống thuốc Lansoprazole 1 lần/ngày trước bữa ăn.
  • Không nên nhai hoặc cắn vỡ thuốc, nên nuốt trọn nguyên viên. 
Thuốc giảm axit dạ dày Lansoprazol.

8. Thuốc giảm tiết axit dạ dày – Sucralfat 

Sucralfat là cái tên tiếp theo trong Top 12+ loại thuốc giảm axit dạ dày. Ngoài tác dụng giảm sản sinh axit dạ dày, thuốc còn có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế các tổn thương do quá trình tăng tiết dịch vị quá mức gây viêm loét và tổn thương niêm mạc. 

  • Thành phần: Sucralfat 1g cùng những tá dược khác. 
  • Công dụng: Hạn chế hiện tượng dư thừa axit dạ dày; bảo vệ lớp niêm mạc trước các ảnh hưởng từ dịch vị; chữa lành các vùng niêm mạc bị tổn thương do viêm loét hoặc trào ngược; ức chế hoạt động của pepsin; điều trị và phòng ngừa bệnh dạ dày, tá tràng. 
  • Tác dụng phụ: Bệnh nhân uống thuốc Sucralfat có thể gặp tác dụng phụ tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, nôn, nổi ban đỏ, hoa mắt, đầy bụng, khó tiêu, chóng mặt, buồn ngủ, mày đay, đau đầu, mất ngủ, viêm mũi,  co thắt phế quản, khó thở, dị vật dạ dày… 
  • Giá bán tham khảo: Khoảng 70.000 đồng/hộp 30 gói. 

Cách dùng và liều dùng thuốc Sucralfat:

  • Loét tá tràng: Uống 2g/lần, 2 lần/ngày vào sáng và tối lúc đói.
  • Loét dạ dày lành tính: Dùng 1g/lần x 4 lần/ngày.
  • Phòng ngừa loét tá tràng: Uống 1g/lần x 2 lần/ngày, thời gian dùng thuốc không quá 6 tháng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Uống 1g/lần x 4 lần/ngày trước bữa ăn 30 phút và khi đi ngủ. 
  • Lưu ý: Nên uống thuốc khi đang đói, không uống ngay sau khi ăn no hoặc cùng với thức ăn.
Thuốc giảm tiết axit dạ dày Sucralfat

9. Thuốc giảm tiết axit dạ dày – Pantoprazol

Pantoprazol thuộc nhóm thuốc giảm và kháng axit dạ dày cùng với thuốc Lansoprazol, Esomeprazol, Omeprazolvà Rabeprazole. Thuốc giúp giảm tiết axit dạ dày theo cơ chế ức chế bơm proton, dùng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về hệ tiêu hóa.

  • Thành phần: Pantoprazol.
  • Công dụng: Chống axit mạnh, làm lành vết loét tá tràng, hồi phục nhanh viêm thực quản; giảm khó nuốt, ợ chua, ợ nóng và ho dai dẳng; hỗ trợ chữa lành tổn thương do niêm mạc dạ dày thực quản; làm lành vết loét; ; ngăn ung thư thực quản.
  • Tác dụng phụ: Tác dụng phụ thường gặp là chóng mặt, mệt mỏi, đau cơ khớp, nổi mày đay, táo bón, tiêu chảy; hiếm gặp hơn là  tăng enzym gan, choáng váng, mất ngủ, suy nhược, ngứa; rất hiếm gặp là phù ngoại biên, toát mồ hôi, viêm da, viêm miệng, phản vệ, phù mạch, rối loạn tiêu hóa. 
  • Giá bán: Khoảng 34.000 đồng/hộp 3 vỉ x 10 viên. 

Cách dùng và liều dùng thuốc Pantoprazol: 

  • Trào ngược dạ dày, thực quản: Dùng 20 – 40mg vào mỗi buổi sáng, ngày uống 1 lần. 
  • Loét dạ dày – tá tràng: Dùng 40mg vào buổi sáng, ngày uống 1 lần.
  • Dùng kết hợp với thuốc kháng sinh Clarithromycin,  Amoxicillin hoặc Metronidazol để tiêu diệt vi khuẩn HP.
Thuốc giảm tiết axit dạ dày – Pantoprazole.

10. Thuốc ức chế tăng tiết axit dạ dày – Esopremazole

Esopremazole là thuốc ức chế tăng tiết axit dạ dày thuộc nhóm ức chế bơm proton. Thuốc thường có mặt trong các đơn thuốc của bệnh nhân mắc bệnh dạ dày, cho hiệu quả nhanh chóng chỉ sau một vài lần dùng.

  • Thành phần: Esopremazol 40mg.
  • Công dụng: Làm giảm axit dạ dày; giảm triệu chứng đau dạ dày, khó nuốt, hạn chế ợ chua, ợ nóng; hỗ trợ phòng tránh các tổn thương ở cuống họng do trào ngược và viêm loét dạ dày; trị viêm loét dạ dày do stress hoặc dùng thuốc NSAID; trị nhiễm khuẩn HP.
  • Tác dụng phụ: Bệnh nhân uống thuốc có thể bị táo bón, đầy bụng, tiêu chảy, rụng lông, viêm gan, đau bụng, dị cảm, suy gan, rối loạn thị giác, đau cơ khớp. 
  • Chống chỉ định: Không dùng thuốc Esopremazole cho trẻ dưới 2 tuổi, mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Giá bán: Khoảng 250.000 đồng/hộp 4 vỉ x 7 viên.

Cách dùng và liều dùng thuốc Esopremazol3:

  • Trẻ nhỏ từ 12 – 18 tuổi: Uống hoặc tiêm với liều 20 – 40mg mỗi/ngày.
  • Người lớn: Uống hoặc tiêm tĩnh mạch 20 – 40mg/lần/ngày.
  • Lưu ý: Uống thuốc Esopremazole trước khi ăn 30 phút.
Thuốc ức chế tăng tiết axit dạ dày Esopremazole

11. Thuốc giảm axit dạ dày – Famotidin

Famotidin thuộc nhóm thuốc kháng Histamin H2, được bào chế dạng viên uống hoặc dạng tiêm tĩnh mạch. Không chỉ có khả năng giảm axit dịch vị, thuốc còn bảo niêm mạc dạ dày tránh khỏi tác động do axit dạ dày gây ra. Mặt khác, Famotidin còn làm giảm hiệu quả các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, đầy bụng…

  • Thành phần: Famotidin 20mg và loại 40mg.
  • Công dụng: Giảm lượng axit trong dạ dày; hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, viêm loét thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh lý tiêu hóa khác.
  • Tác dụng phụ: Người dùng thuốc Famotidin có thể bị táo bón, nhức đầu, tiêu chảy, sốt, mệt, suy nhược, chóng mặt, loạn nhịp, phù, xung huyết, phát ban, rụng tóc, vú to ở đàn ông, liệt dương,  giảm bạch cầu và tiểu cầu… 
  • Giá bán tham khảo: Khoảng 78.000 đồng/hộp 10 vỉ loại 40mg. 

Cách dùng và liều dùng thuốc kháng axit dạ dày Famotidin: 

  • Các bệnh tăng tiết dịch vị: Nên bắt đầu với liều 20mg/ngày dùng cách 6 giờ. 
  • Loét tá tràng cấp tính: Uống Famotidin 40mg/ngày trước khi ngủ.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Người lớn dùng 20mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em và người bị suy thận nặng: Cần dùng Famotidin theo chỉ định từ bác sĩ. 
Thuốc giảm axit dạ dày Famotidin

Lưu ý khi dùng các loại thuốc giảm tiết axit dạ dày ở trên, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định về loại thuốc, liều dùng cũng như thời gian sử dụng. Bên cạnh đó, để hiệu quả của thuốc kháng axit phát huy tối đa tác dụng, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Nên đi thăm khám khi tình trạng tăng tiết axit dạ dày nghiêm trọng để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn loại thuốc phù hợp. 
  • Đọc kỹ hướng dẫn dùng thuốc để nắm được liều lượng, cách dùng và các dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
  • Không tự ý đổi loại thuốc, tăng – giảm liều hoặc kết hợp các loại thuốc khác khi được bác sĩ chỉ định.
  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày có thể làm giảm hấp thu khoáng chất và vitamin,  giảm nồng độ nguyên tố vi lượng trong máu.
  • Trẻ em, người cao tuổi, người có tiền sử suy thận và suy gan cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Không dùng thuốc Tây với Đông y cùng lúc để tránh phản ứng chéo vô cùng nguy hiểm.
  • Ngừng uống thuốc và đến gặp bác sĩ ngay nếu cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi uống thuốc.
  • Trong quá trình uống thuốc giảm axit, nên uống nhiều nước, tăng cường ăn nhiều rau củ quả tươi. Hạn chế ăn đồ cay nóng, chua, quá mặn, nhiều dầu mỡ; tránh uống bia, rượu cà phê hoặc đồ uống chứa chất kích thích để tránh gây kích thích niêm mạc dạ dày.
  • Không nên thường xuyên thức khuya hoặc căng thẳng quá mức. Hãy cố gắng sắp xếp công việc để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc. 

Trên đây là danh sách 11 loại thuốc giảm axit dạ dày phổ biến và hiệu quả hiện nay. Sử dụng thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng có thể kèm theo các tác dụng phụ không muốn. Vì vậy, người bệnh khi dùng thuốc kháng axit dạ dày cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về các bệnh lý dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.