Đau bụng dưới theo cơn do nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục qua bài viết sau!
Mục lục
- I. Đau bụng dưới theo cơn là thế nào?
- II. Nguyên nhân gây đau bụng dưới theo cơn
- III. Đau bụng dưới theo cơn cảnh báo bệnh gì?
- IV. Đau bụng dưới theo cơn có nguy hiểm không?
- V. Đau bụng dưới từng cơn khi nào cần thăm khám?
- VI. Phương pháp chẩn đoán tình trạng đau bụng dưới theo cơn
- VII. Cách điều trị đau bụng dưới từng cơn
- VIII. Cách phòng ngừa chứng đau bụng dưới theo cơn
I. Đau bụng dưới theo cơn là thế nào?
Đau bụng dưới từng cơn là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới – được giới hạn bởi xương sườn phía trên và xương chậu phía dưới.
Vùng bụng dưới được tính từ ngang rốn trở xuống gồm nhiều cơ quan quan trọng như ruột non, ruột già, đường tiết niệu và cơ quan sinh sản. Các cơn đau bụng dưới thường đau theo từng cơn và kéo dài âm ỉ trong một thời gian.
II. Nguyên nhân gây đau bụng dưới theo cơn
Tình trạng đau bụng dưới theo cơn do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể chỉ đơn thuần do ăn uống không khoa học nhưng cũng có thể do bệnh lý. Cụ thể:
1. Do viêm túi thừa
Viêm túi thừa là tình trạng túi thừa bị viêm nhiễm, túi phồng nhô ra từ ruột già hoặc ruột kết. Hầu hết các trường hợp viêm túi thừa nhẹ và không gây nguy hiểm. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như thủng ruột.
Khi túi thừa bị viêm, người bệnh sẽ cảm giác đau quặn bụng dưới từng cơn tại vị trí dưới bên trái của bụng. Ngoài ra, còn kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Buồn nôn và ói mửa.
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Táo bón.
- Có máu đỏ trong phân.
- Chuột rút.
2. Do viêm ruột thừa
Ruột thừa nằm ở nơi kết nối ruột non và ruột già. Tuy không đảm nhiệm chức năng cụ thể nhưng nếu bị viêm nhiễm thì có thể gây ra bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, đôi khi tử vong.
Khi bị viêm ruột thừa, bệnh nhân cần được cấp cứu y tế cắt bỏ phần ruột thừa và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Một số triệu chứng viêm ruột thừa gồm:
- Đau quặn dữ dội ở vùng bụng dưới bên trái – nơi chứa ruột thừa.
- Cơn đau bắt đầu đau ở vùng rốn sau đó di chuyển xuống vùng bụng dưới.
- Đau bụng từng cơn hoặc đau quặn hắt hơi, ho, hít vào hoặc cử động
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Chán ăn, không thấy đói.
- Sốt nhẹ dưới 38 độ C.
- Nôn và buồn nôn.
3. Do nhiễm trùng đường tiết niệu
Nguyên nhân tiếp theo gây đau bụng dưới theo cơn là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào trong hệ thống tiết niệu gồm niệu quản, niệu đạo, bàng quang và thận.
Một số triệu chứng chính khi bị nhiễm đường tiết niệu là:
- Đau ở bên mạn sườn, vùng xương chậu hoặc vùng bụng bàng quang.
- Đi tiểu liên tục, tiểu gấp, tiểu không kiểm soát.
- Đi tiểu buốt, tiểu ra máu
- Nước tiểu đục, có mùi nồng nặc.
- Đau khi quan hệ tình dục.
4. Do hội chứng ruột kích thích (IBS)
Triệu chứng đau quặn bụng dưới theo từng cơn có thể liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Cụ thể:
- Hội chứng ruột kích thích kèm theo táo bón (IBS-C): Bệnh nhân bị đau bụng dưới từng cơn kèm đi phân bị cứng và vón cục.
- IBS kèm theo tiêu chảy (IBS-D): Đau bụng dưới theo cơn dữ dội kèm theo đi tiêu phân lỏng, có nước.
- IBS với thói quen đại tiện hỗn hợp (IBS-M): Ngoài đau bụng dưới, người bệnh sẽ bị cả tiêu chảy và táo bón luân phiên.
5. Trong thời kỳ kinh nguyệt
Đau bụng dưới từng cơn âm ỉ một triệu chứng khá phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do trước kỳ kinh, nồng độ hormon prostaglandin sẽ tăng dần gây kích hoạt các cơn co thắt trong tử cung để đẩy lớp niêm mạc đã bị bong ra thoát ra ngoài. Những cơn co thắt này chinh là nguyên nhân chính gây đau bụng dưới từng cơn.
Cần lưu ý: Nếu cường độ cơn đau bụng dưới tăng dần và không có xu hướng thuyên giảm thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn cần thăm khám và điều trị ngay. Cụ thể là:
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Thường xảy ra vào khoảng 1 hoặc 2 tuần trước khi kinh nguyệt do cơ thể thay đổi nội tiết tố.
- Lạc nội mạc tử cung: Xảy ra khi những tế bào từ niêm mạc tử cung phát triển trên buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc mô lót trong khung chậu.
- U xơ trong tử cung: Có thể gây áp lực lên tử cung dẫn đến cảm giác đau bụng dưới hoặc gây ra kinh nguyệt bất thường.
- Bệnh viêm vùng chậu (PID): Đây là bệnh nhiễm trùng ở tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, do vi khuẩn gây ra. Bệnh viêm vùng chậu có thể gây viêm và đau cơ quan sinh sản.
- Hẹp cổ tử cung: Là tình trạng hiếm gặp, cổ tử cung quá nhỏ hoặc hẹp khiến kinh nguyệt lưu thông chậm làm gia tăng áp lực bên trong tử cung và gây đau bụng phía bụng dưới.
6. Do táo bón
Táo bón là tình trạng đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần, phân cứng và rắn khó đi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng dưới theo cơn.
Nguyên nhân gây táo bón là do cơ thể hấp thu nhiều nước hơn mức bình thường từ chất thải. Hậu quả là khiến phân bị khô, cứng và khó đẩy ra ngoài.
7. Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau bụng dưới theo cơn gồm:
- Bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng khiến người bệnh bị đau bụng dưới theo cơn.
- Viêm bàng quang: Ngoài đau nhói bụng ở dưới, người bệnh còn đi tiểu nhiều, tiểu đau buốt, nước tiểu có màu đục và đôi khi có máu hoặc mủ.
- Bệnh sỏi tiết niệu: Có thể gây đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới. Cơn đau thậm chí có thể lan ra sau lưng kèm tiểu buốt và tiểu rắt.
- Rối loạn tiêu hóa: Thường có biểu hiện là đau thành từng cơn kèm chướng bụng, đi ngoài phân lỏng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu, táo bón.
III. Đau bụng dưới theo cơn cảnh báo bệnh gì?
Theo thông tin ở trên, cơ thể thấy, triệu chứng đau bụng dưới theo cơn có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý dưới đây:
- Viêm túi thừa.
- Viêm ruột thừa.
- Táo bón.
- Hội chứng ruột kích thích.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Bệnh Crohn.
- Viêm loét đại tràng.
- Sỏi tiết niệu.
- Viêm bàng quang.
- Rối loạn tiêu hóa.
Khi nghi ngờ nguyên nhân đau bụng dưới theo cơn do nguyên nhân bệnh lý, bạn nên đến bệnh thăm khám sớm và có biện pháp xử trí kịp thời.
IV. Đau bụng dưới theo cơn có nguy hiểm không?
Tình trạng đau bụng dưới theo cơn khá phổ biến có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả bệnh lý. Do đó, với câu hỏi đau bụng dưới từng cơn có nguy hiểm không thì câu trả lời sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Trường hợp cơn đau bụng dưới từng cơn khởi phát đơn giản chỉ do thói quen ăn uống, sinh hoạt không đúng cách thì không có gì lo lắng. Ngược lại, nếu tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì chính là dấu hiệu rằng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề và bị đe dọa. Lúc này, bạn không nên chủ quan, hãy thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.
V. Đau bụng dưới từng cơn khi nào cần thăm khám?
Khi cơn đau bụng dưới từng cơn kéo dài không khỏi, người bệnh nên đi thăm khám để được điều trị kịp thời. Đặc biệt, nên đi khám ngay nếu xuất hiện cơn đau bụng dưới từng cơn kèm theo các triệu chứng sau:
- Cơn đau bụng xuất hiện đột ngột và dữ dội.
- Đau bụng bên dưới từng cơn kèm sốt.
- Đi ngoài, phân có lẫn máu.
- Đau bụng kèm cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa kéo dài.
- Giảm cân bất thường.
- Đau bụng dữ dội khi chạm tay vào bụng.
- Bụng sưng.
- Cơn đau kéo dài không khỏi dù đã điều trị tại nhà.
VI. Phương pháp chẩn đoán tình trạng đau bụng dưới theo cơn
Rất khó để xác định được ngay lập tức đâu là nguyên nhân gây ra những cơn đau bụng dưới theo từng cơn. Ngoài thăm khám lâm sàng qua triệu chứng và tiền sử bệnh, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm nhiều lần trước khi chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh.
Cụ thể, khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi về:
- Đau bụng ở vị trí nào, vùng nào.
- Tần suất và thời gian đau bụng dưới.
- Làm gì giúp giảm đau hoặc đau hơn?
- Có triệu chứng khác kèm theo không, ví dụ như sốt, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ớn lạnh, sụt cân, táo bón…
- Các loại thuốc đang dùng.
Cùng với đó, một số xét nghiệm sẽ được bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện để chẩn đoán và điều trị bệnh gồm:
- Siêu âm ổ bụng: Kiểm tra xem có bị viêm ruột thừa hay không.
- Các thủ thuật nội soi tiêu hóa: Giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bụng.
VII. Cách điều trị đau bụng dưới từng cơn
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hiện tượng đau bụng dưới từng cơn mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Trường hợp đau bụng dưới từng cơn do ăn uống, bạn chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống là tình trạng sẽ được cải thiện nhanh chóng.
- Trường hợp đau bụng dưới theo cơn do bị viêm ruột thừa, cần phải mổ cấp cứu ngay lập tức.
- Trường hợp đau bụng dưới theo cơn do hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa hay viêm đại tràng thì người bệnh nên ưu tiên thay đổi chế độ ăn uống kết hợp với dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
- Với các nguyên nhân gây đau bụng dưới theo cơn khác, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Trường hợp bị đau bụng dưới theo cơn ở mức độ nhẹ bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tự nhiên tại nhà dưới đây:
- Uống mật ong: Pha 1 thìa mật ong nguyên chất với 250ml nước ấm giúp làm ấm bụng và giảm đau.
- Uống trà gừng: Gừng giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và làm ấm bụng cũng như toàn bộ cơ thể. Để giảm đau bụng dưới theo cơn bằng gừng, bạn hãy ngâm 2-3 lát gừng tươi trong 250ml nước rồi uống từ từ.
- Chườm ấm: Chườm ấm giúp giảm đau bụng dưới theo cơn do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra. Nhờ hơi ấm tác động lên vùng bụng kích thích lưu thông máu nên giúp giảm đau hiệu quả. Bạn có thể dùng túi chườm ấm chuyên dụng hoặc đổ nước nóng vào chai sau đó lăn nhẹ nhàng lên vùng bụng.
VIII. Cách phòng ngừa chứng đau bụng dưới theo cơn
Để hỗ trợ phòng ngừa chứng đau bụng dưới theo cơn, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:
- Chế độ dinh dưỡng đa dạng, ăn đủ 3 bữa chính và bữa phụ với những thực phẩm như trứng, thịt gà, thịt lợn, rau, củ, quả…
- Tập thể dục mỗi ngày nhằm tăng đề kháng và sức chịu đựng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật.
- Tuân thủ phác đồ điều trị đau bụng dưới theo cơn của bác sĩ, đảm bảo uống thuốc đúng và đủ liều. Trường hợp có can thiệp ngoại khoa người bệnh cần nghỉ ngơi để có thể hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
- Hạn chế tối đa rượu, bia, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
- Loại bỏ thói quen quan hệ tình dục không lành mạnh dẫn đến tình trạng đau bụng dưới theo cơn ở nữ giới.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý mắc phải.
Đau bụng dưới theo cơn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng bạn không nên quá lo lắng vì có thể phòng ngừa bằng lối sống khỏe mạnh và vận động hợp lý. Nếu cơn đau bụng dưới không thuyên giảm, hãy thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!