Skip to main content

Từ A đến Z về trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược sinh lý có thể tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi. Ngược lại, trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược bệnh lý nếu không điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ về sau. 

Mục lục

I. Trẻ 2 tháng tuổi có bị trào ngược dạ dày không?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh, biểu hiện dưới dạng ợ ướt sau khi bú và/hoặc nôn ra sữa, chất trong dạ dày quay trở lại thực quản, hầu họng và miệng. 

Thống kê cho thấy, tỷ lệ trào ngược dạ dày thực quản tăng lên từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi (có thể do lượng chất lỏng tăng lên trong mỗi lần bú) và sau đó bắt đầu giảm sau 7 tháng. Trào ngược dạ dày thực quản sẽ khỏi ở khoảng 85% trẻ sơ sinh sau 12 tháng và 95% trẻ sau 18 tháng. 

Trào ngược dạ dày xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh, biểu hiện dưới dạng ợ ướt sau khi bú và/hoặc nôn ra sữa.
Trào ngược dạ dày xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh, biểu hiện dưới dạng ợ ướt sau khi bú và/hoặc nôn ra sữa.

II. Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi gồm những loại nào? 

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có thể là sinh lý (GER) hoặc bệnh lý. Khi bệnh lý còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). GERD ở trẻ sơ sinh, tức là trào ngược gây biến chứng, ít phổ biến hơn so với trào ngược sinh lý.

1. GER/Trào ngược axit, trào ngược sinh lý

Trẻ mới sinh thường hay bị trào ngược sinh lý do các chức năng trong dạ dày chưa hoàn chỉnh. Bé bị trào ngược axit nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe và cân nặng. Trẻ vẫn vui vẻ, ăn tốt và tăng cân đều nên không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. 

Trẻ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng dễ bị trào ngược sinh lý. Các triệu chứng của trào ngược sinh lý sẽ biến mất khi trẻ 1 tuổi.

2. GERD/Trào ngược bệnh lý hay trào ngược dạ dày thực quản 

Ngược lại với trào ngược sinh lý, trào ngược bệnh lý (hay trào ngược dạ dày thực quản/GERD) sẽ kéo dài trong suốt quá trình phát triển của trẻ. 

Trẻ bị trào ngược dạ dày từ lúc sinh kéo dài đến hơn 1 tuổi thì nguy cơ bé mắc GERD là rất cao. Lúc này, trẻ sẽ gặp các triệu chứng như biếng ăn, gầy gò, sụt cân. Với trường hợp này, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có thể là sinh lý hoặc bệnh lý. 
Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có thể là sinh lý hoặc bệnh lý.

III. Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân chính khiến trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản là do ống dẫn thức ăn (thực quản) của bé chưa phát triển đầy đủ nên sữa có thể dễ dàng trào ngược lên. Bên cạnh đó, còn do một số nguyên nhân và yếu tố khác, cụ thể:

1. Hệ tiêu hóa đang trong giai đoạn phát triển

Hệ tiêu hóa của trẻ 2 tháng tuổi chưa hoàn thiện và đang trong giai đoạn phát triển là nguyên nhân chính gây trào ngược ở trẻ khi ở độ tuổi này. 

Cụ thể, ở giai đoạn 2 tháng tuổi, dạ dày của trẻ vẫn nằm ngang và nối liền với thực quản, dẫn đến khả năng thức ăn và dịch dạ dày bị đẩy lên cổ họng. Khi trẻ bú, hành động nuốt hơi có thể gây nôn trớ thức ăn.

2. Cơ thắt thực quản dưới chưa hoàn thiện

Cơ thắt thực quản dưới là một cơ quan quan trọng giữ thức ăn ở trong dạ dày. Tuy nhiên, ở trẻ 2 tháng tuổi, cơ thắt thực quản dưới (LES) chưa hoàn thiện nên không thể hoạt động đúng chức năng để có thể ngăn chặn sự trào ngược của dịch dạ dày vào thực quản.

3. Hẹp môn vị

Môn vị là bộ phận cửa nối giữa dạ dày và ruột non. Khi môn vị bị hẹp, thức ăn từ dạ dày gặp khó khăn khi đi vào ruột non. Hậu quả là khiến thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày gây trào ngược thực quản.

4. Chứng không dung nạp thực phẩm

Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi này thường gặp ở trẻ bú sữa công thức. 

Cụ thể, một số trẻ có thể gặp tình tạng không thể dung nạp thực phẩm đối với một số loại protein có trong sữa bò. Vì vậy, khi uống sữa bò, trẻ có thể bị nôn trớ, trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản.

5. Viêm thực quản do dị ứng

Bệnh lý này hiếm gặp nhưng cũng có thể gây ra trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ 2 tháng tuổi. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến tế bào bạch cầu tích tụ gây tổn thương niêm mạc thực quản, dẫn đến sưng và kích thích trào ngược axit.

6. Trẻ bú không đúng tư thế

Hệ tiêu hóa của bé 2 tháng tuổi chưa hoàn thiện, đặc biệt là dạ dày vẫn nằm ngang hoặc nghiêng về phía bên phải. Vì vậy nếu các mẹ cho bú không đúng cách trẻ rất dễ bị trào ngược khi con đang bú.

Khi bị trào ngược trong lúc đang bú, trẻ có thể bị sặc sữa, có thể tím tái, nôn ra máu, thậm chí là ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

7. Nguyên nhân khác 

Các nguyên nhân khác cũng có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở bé 2 tuổi gồm:

  • Trẻ nằm ngửa quá nhiều gây khó khăn cho hoạt động tiêu hóa và thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày.
  • Sữa dễ “len lỏi” qua các khe hở gây nên hiện tượng trào ngược.
  • Cơ địa trẻ 2 tháng tuổi không thích ứng được với sữa công thức hoặc sữa mẹ.
  • Trẻ đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng như: liệt dạ dày (dạ dày rỗng chậm); bệnh chuyển hóa (khiếm khuyết chu trình urê, galactosemia, không dung nạp fructose di truyền ); bất thường về mặt giải phẫu (rối loạn xoay môn vị).
  • Trẻ thiếu cân hoặc sinh non. 
Nguyên nhân chính khiến trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản là do ống dẫn thức ăn (thực quản) của bé chưa phát triển đầy đủ.
Nguyên nhân chính khiến trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày thực quản là do ống dẫn thức ăn (thực quản) của bé chưa phát triển đầy đủ.

IV. Làm sao để nhận biết trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày?

Trào ngược sinh lý và bệnh lý ở trẻ 2 tháng có các triệu chứng biểu hiện khác nhau. Ba mẹ có thể tham khảo thông tin dưới đây để phân biệt:

1. Triệu chứng trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược sinh lý 

Trẻ bị trào ngược dạ dày sinh lý, triệu chứng thường là các cơn nôn trớ tạm thời, không xảy ra thường xuyên. Vì vậy trẻ vẫn có thể ăn ngủ bình thường nên không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bé.

2. Triệu chứng trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược bệnh lý 

Ngược lại, trào ngược bệnh lý ở trẻ 2 tháng tuổi thường có các biểu hiện và triệu chứng như sau:

  • Thường xuyên nôn mửa, ọc sữa sau ăn: Trẻ thường xuyên bị nôn ói và ọc sữa sau khi ăn. Trong một số trường hợp, sữa có thể trào qua cả mũi và miệng của bé.
  • Sợ bú, hay quấy khóc và thức dậy về đêm: Sợ bú, khó chịu khi bú sữa, thường quấy khóc và thức dậy ban đêm cũng là các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi.
  • Chậm tăng cân hoặc sụt cân: Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài khiến trẻ ăn ngủ không ngon, có thể kém hấp thu dinh dưỡng. Hậu quả là dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, thậm chí trẻ có thể bị sụt cân.
  • Triệu chứng khác: Trào ngược dạ dày ở trẻ nhũ nhi còn có thể gặp một số triệu chứng sau: Khò khè mãi không dứt; trẻ bị khó thở, viêm phổi tái phát nhiều lần; tím tái có thể xuất hiện ở trẻ bị trào ngược dạ dày; nguy hiểm hơn,  một số trẻ có triệu chứng ngừng thở, đe dọa tính mạng.

Các dấu hiệu và triệu chứng ở trên giúp ba mẹ phân biệt được trào ngược do bệnh lý và sinh lý để có cách xử lý phù hợp. 

Trẻ thường xuyên bị nôn mửa, ọc sữa sau ăn. 
Trẻ thường xuyên bị nôn mửa, ọc sữa sau ăn.

V. Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có nguy hiểm không?

Khi trẻ bị trào ngược sinh lý, ba mẹ không nên quá lo lắng vì tình trạng sẽ tự thuyên giảm sau khi bé được 1 tuổi và không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Ngược lại, với tình trạng bệnh lý nếu để kéo dài không điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Trào ngược sinh lý ở trẻ 2 tháng tuổi

Theo các chuyên gia, trẻ 2 tháng tuổi nếu chỉ bị trào ngược sinh lý thì không nguy hiểm do trẻ vẫn có thể ăn ngủ tốt và phát triển bình thường. Tình trạng này sẽ cải thiện khi trẻ được 1 tuổi. 

2. Trào ngược bệnh lý ở trẻ 2 tháng tuổi

Trào ngược dạ dày bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Biến chứng hệ tiêu hóa: Thực quản bị thu hẹp gây cản trở đường lưu thông của thức ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và hấp thu dưỡng chất của trẻ.  Về lâu sẽ gây nên hội chứng Barrett thực quản – đây là biến chứng nguy hiểm nhất khi thực quản khi bị viêm.
  • Biến chứng hệ hô hấp: Axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản liên tục có và trong thời gian dài có thể khiến trẻ bị hen suyễn. 
  • Biến chứng tai mũi họng và răng miệng: Độ PH trong cổ họng và thực quản của trẻ bị mất cân bằng gây viêm tai, viêm xoang, suy dinh dưỡng…
Trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược bệnh lý không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 
Trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược bệnh lý không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

VI. Trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày ba mẹ phải làm gì?

Tùy thuộc vào việc trẻ bị trào ngược dạ dày sinh lý hay bệnh lý mà ba mẹ sẽ có hướng xử lý khác nhau:

1. Trào ngược sinh lý 

Với trẻ 2 tháng tuổi xác định bị trào ngược sinh lý, ba mẹ cần lưu ý:

  • Nên cho trẻ bú sữa theo nguyên tắc “trái trước, phải sau”. Có nghĩa là khi cho con bú, các mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng bên trái trước sau đó mới đến bên phải. 
  • Hạn chế cho trẻ bú khi nằm vì sẽ làm tăng nguy cơ trào ngược.
  • Với trẻ bú bình, ba mẹ nên đặt bình sao cho vị trí đầu núm vú luôn đầy sữa. 
  • Không ép bé bú bình khi đang quấy khóc.
  • Sau khi trẻ bú xong nên bế bé từ 15- 20 phút để sữa được tiêu hóa dễ dàng hơn. 
  • Nên vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn xong để loại bỏ hơi thừa ra ngoài.

2. Trào ngược bệnh lý 

Trường hợp ba mẹ nghi ngờ trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý, hãy đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Căn cứ vào nguyên nhân và tình trạng của bé, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Ba mẹ nên đưa đi thăm khám nếu nghi ngờ trẻ bị trào ngược bệnh lý. 
Ba mẹ nên đưa đi thăm khám nếu nghi ngờ trẻ bị trào ngược bệnh lý.

VII. Trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày khi nào cần đi khám?

Ba mẹ nên đưa trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày đi thăm khám bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện 1 trong các triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ thường xuyên nôn, dịch nôn có thể kèm máu.
  • Hay quấy khóc.
  • Bỏ ăn kéo dài.
  • Bị nôn bất thường sau mỗi lần bú sữa. 
  • Trẻ bị viêm phổi. 
  • Ốm yếu, mệt mỏi. 
  • Chậm tăng cân hoặc sụt cân.

Khi tới bệnh viện các bác sĩ sẽ chẩn đoán cụ thể tình trạng của bé và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Trẻ nôn liên tục, quấy khóc kèm theo bỏ ăn, ba mẹ nên đưa con đi khám ngay.
Trẻ nôn liên tục, quấy khóc kèm theo bỏ ăn, ba mẹ nên đưa con đi khám ngay.

VIII. Chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi bằng cách nào? 

Bác sĩ thăm khám triệu chứng và tổng quan sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ của bạn khỏe mạnh và phát triển bình thường thì không cần phải xét nghiệm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng dưới đây:

  • Siêu âm: Xét nghiệm hình ảnh này có thể giúp bác sĩ phát hiện chứng hẹp môn vị.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Giúp xác định hoặc loại trừ các nguyên nhân có thể gây nôn mửa tái phát và tăng cân kém.
  • Theo dõi pH thực quản: Bác sĩ sử dụng một ống mỏng qua mũi hoặc miệng của bé và vào thực quản để đo độ axit trong thực quản của trẻ. 
  • Tia X: Hình ảnh thu được giúp bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề trong đường tiêu hóa, ví dụ như tắc nghẽn. 
  • Nội soi: Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, nội soi thường được thực hiện dưới hình thức gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi nhỏ có ống kính camera và ánh sáng qua miệng bé vào thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non. 
Bác sĩ thăm khám cho bé bị trào ngược
Bác sĩ thăm khám cho bé bị trào ngược

IX. Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi điều trị thế nào? 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi là do bệnh lý hay sinh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

1. Trào ngược dạ dày sinh lý

Đối với trào ngào ngược dạ dày sinh lý ở trẻ 2 tháng tuổi, bác sĩ lưu ý ba mẹ thực hiện một số điều dưới đây:

  • Khi cho trẻ bú mẹ trực tiếp: Cần tuân thủ nguyên tắc trái trước phải sau để giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa sữa hơn. Tức là khi cho trẻ bú mẹ trực tiếp, các mẹ cần cho con nằm nghiêng về bên trái trước sau đó mới chuyển sang bên phải. 
  • Khi cho trẻ bú bình: Ba mẹ nên chú ý bình sao cho đầu núm vú đầy sữa để tránh trẻ hít phải khí thừa gây chướng hơi, đầy bụng. Không nên cho bé bú bình khi đang khóc vì trẻ phải nuốt nhiều hơi hơn và khiến dạ dày bị căng ra. Không đặt bé nằm ngay sau khi bú.
  • Không cho bé bú khi nằm: Cho trẻ nằm bú là thói quen không tốt nhiều mẹ mắc phải. Nếu đang có thói quen này, mẹ cần bỏ ngay lập tức vì bú nằm khiến trẻ dễ bị nôn, trớ sữa.
  • Khi vỗ ợ hơi: Vỗ ợ hơi giúp bé giảm khí thừa nuốt phải khi bú sữa, từ đó giảm nguy cơ trào ngược. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không thực hiện đúng cách dễ khiến trẻ bị sặc và tăng nguy cơ bị trào ngược. Vì vậy, ba mẹ cần thực hiện đúng theo hướng dẫn sau: đặt bé áp vào một bên ngực để mặt bé tựa vào vai mẹ rồi từ vỗ lưng bé một cách nhẹ nhàng và liên tục.
Khi cho trẻ bú mẹ trực tiếp, các mẹ cần cho con nằm nghiêng về bên trái trước sau đó mới chuyển sang bên phải. 
Khi cho trẻ bú mẹ trực tiếp, các mẹ cần cho con nằm nghiêng về bên trái trước sau đó mới chuyển sang bên phải.

2. Trào ngược dạ dày bệnh lý 

Trẻ 2 tháng tuổi còn rất non yếu, cơ địa mẫn cảm và các chức năng chưa hoàn thiện nên việc điều trị bằng thuốc không được bác sĩ khuyến khích sử dụng nếu không thực sự cần thiết.

Tuy nhiên, trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi do bệnh lý nếu kéo dài và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ba mẹ cần chủ động đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ tư vấn điều trị phù hợp.

Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng các loại thuốc có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa với các thành phần an toàn cho sức khỏe của trẻ. Đây là các loại thuốc có công dụng giảm tác động của acid trong dạ dày. Zantac và Prilosec là các loại thuốc thường được kê đơn trị trào ngược cho trẻ nhất.

Ba mẹ chỉ cho con uống thuốc chữa trào ngược dạ dày khi có chỉ định của bác sĩ. 
Ba mẹ chỉ cho con uống thuốc chữa trào ngược dạ dày khi có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Ba mẹ tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Vì điều này có thể gây nguy hiểm cho con. Khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày ba mẹ cần tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi do nguyên nhân bệnh lý có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu để kéo dài không điều trị. Do đó, nếu con bị nôn trớ thường xuyên, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám và điều trị ngay, tránh để bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. 

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.nhs.uk/conditions/reflux-in-babies/
  • https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infant-acid-reflux/diagnosis-treatment/drc-20351412
  • https://www.msdmanuals.com/en-pt/professional/pediatrics/gastrointestinal-disorders-in-neonates-and-infants/gastroesophageal-reflux-in-infants
  • https://www.momjunction.com/articles/acid-reflux-in-babies_00374408/

Yumangel gợi ý:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.