Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang và ở vị trí cao hơn so với người trưởng thành. Vì vậy khi trẻ sơ sinh ăn rất dễ bị ọc sữa hoặc nôn trớ nếu mẹ không biết cách. Cùng tìm hiểu một số thông tin về dạ dày của trẻ sơ sinh để biết cách chăm sóc bé yêu tốt nhất nhé!
Mục lục
I – Cấu tạo dạ dày trẻ sơ sinh
Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang hay dọc? Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang cùng với đó là các lớp cơ co thắt còn yếu, hoạt động chưa ổn định nên khi bé rất dễ bị ọc sữa và nôn trớ.
Thành dạ dày của bé sơ sinh tuy săn chắc nhưng vẫn chưa có độ căng như thành dạ dày của người lớn. Vì vậy khi mới sinh dạ dày bé sơ sinh chỉ có thể chứa được một lượng sữa rất ít.
Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang.
Ở trẻ sơ sinh, cơ thắt giữa dạ dày và thực quản còn rất yếu, xốp cộng với việc đóng mở giữa hai đầu dạ dày không đều nên trong thời gian đầu chăm sóc bé mẹ sẽ gặp không ít phiền toái.
Tuy nhiên, vấn đề ọc sữa hay nôn trớ do dạ dày nằm ngang sẽ được giảm dần khi trẻ được khoảng 9 -12 tháng) vì lúc này dạ dày để chuyển về tư thế nằm dọc.
(>> Xem thêm: Độ PH dạ dày là gì? Bao nhiêu thì tốt? Cách kiểm tra PH dạ dày)
II – Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh
Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo từng ngày, các mẹ cần nắm được dung tích dạ dày trẻ sơ sinh để cung cấp cho bé lượng sữa đầy đủ. Cụ thể:
– 1 ngày tuổi: Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh lúc này chỉ bằng kích thước của hạt dẻ. Vì vậy mỗi lần bé chỉ ăn được khoảng 5-7 ml nên mẹ cần cho bé ăn nhiều bữa để không bị đói.
– 2 ngày tuổi: Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh khi được 2 ngày đã bằng quả anh đào. Lúc này có thể ăn 14ml cho mỗi lần bú, các mẹ nên cho bé ăn sau 90 phút hoặc 2 giờ.
Kích thước bao tử của bé sơ sinh thay đổi theo từng ngày.
– 3 ngày tuổi: Sau 3 ngày tuổi kích thước bao tử trẻ sơ sinh đã to lên bằng quả óc chó. Mẹ cần cho trẻ ăn khoảng 22 – 27 ml sữa mỗi lần bú.
– 5 – 6 ngày tuổi: Kích thước bao tử của trẻ sơ sinh đã bằng 1 quả mơ.
– 10 ngày đến 2 tuần tuổi: Dung tích dạ dày bé sơ sinh có thể gần bằng một quả trứng gà. Tuy nhiên, sự phát triển dạ dày của trẻ sơ sinh về mặt kích thước sẽ bắt đầu chậm lại.
Kích thước bao tử bé sơ sinh sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi nó to gần bằng một quả bóng mềm với dung tích từ 1 – 4 lít.
III – Dạ dày của trẻ sơ sinh thường gặp những vấn đề gì?
Giãn dạ dày và trào ngược dạ dày là 2 vấn đề thường gặp và xảy ra ở dạ dày của trẻ sơ sinh. Các mẹ nên tìm hiểu để biết cách phòng tránh:
1. Giãn dạ dày trẻ sơ sinh
Dạ dày của bé sơ sinh trong những ngày đầu tiên còn rất nhỏ nên việc cho trẻ bú đúng cách là vô cùng quan trọng.
Nếu mẹ cho bé lượng sữa quá nhiều so với khả năng chứa của dạ dày thì dạ dày của bé có thể bị giãn ra gay tượng trào ngược. Thậm chí, nhiều bé còn có hiện tượng bị nghẹt thở, tím tái.
2. Trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh
Bệnh trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh xảy ra ở 2/3 số trẻ trong những năm đầu đời. Điều đáng mừng là bệnh trào ngược dạ dày bé sơ sinh sẽ chấm dứt khi bé được 12-14 tháng, ở một số trẻ có thể kéo dài hơn.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng các thức ăn, dịch vị ở trong dạ dày trẻ bị đẩy ngược lên thực quản, sau đó đẩy lên cổ họng gây nôn trớ. Các dấu hiệu trào ngược dạ dày trẻ sơ sinh gồm:
– Trẻ sơ sinh bị nôn, chủ yếu qua đường mũi và miệng.
– Trẻ quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn.
– Ngủ không ngon giấc, bắt bế suốt trên tay.
– Chậm tăng cân, nặng hơn là thiếu máu, suy dinh dưỡng, còi cọc.
Do dạ dày nằm ngang nên trẻ có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày sau khi ăn.
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh được phân thành 2 loại là: sinh lý và bệnh lý.
– Trào ngược sinh lý: Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị nôn hoặc trớ vài lần trong ngày nhưng vẫn tăng cân tốt, vui vẻ, bú bình thường, không bị khò khè thì khả năng là bé chỉ bị trào ngược sinh lý.
– Trào ngược bệnh lý: Nếu trẻ vẫn tiếp tục bị ọc sữa sau 1 tuổi kèm theo triệu chứng gầy gò, chậm lên cân, khò khè, sợ ăn, viêm phổi tái lại nhiều lần….thì rất có thể bé bị trào ngược bệnh lý mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
(>> Xem thêm: Dịch vị dạ dày thường có PH bao nhiêu? )
IV – Cách chăm sóc dạ dày của bé sơ sinh
Để dạ dạ dày của trẻ sơ sinh luôn khỏe mạnh, khi cho bé ăn và chăm sóc bé các mẹ nên chú ý:
– Vì kích thước dạ dày của bé sơ sinh còn nhỏ nên các mẹ hãy cho bé bú nhiều lần và ăn nhiều cữ.
– Thời gian cho bé sơ sinh bú hợp lý là 2 giờ sau lần bú trước. Sau khi bé bú, các mẹ hãy bế bé ở tư thế đứng từ 10-20 phút đồng thời vỗ ợ hơi cho bé.
– Đối với trẻ sơ sinh bú bình, các mẹ cần xem thử kích thước tia sữa đã phù hợp với con hay chưa.
Hãy cho bé bú đúng cách và ăn với lượng vừa đủ để dạ dày của bé luôn khỏe mạnh.
– Khi cho trẻ bú sữa cần đảm bảo cho bé bú ở tư thế đầu cao 30 độ, ngậm đúng vú hoặc núm vú của bình sữa để tránh nuốt phải khí đầy bụng, ợ hơi.
– Các mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm có tính cay, axit, caffeine, nhiều chất béo có hại…
– Không nên lạm dụng thói quen cho bé ngậm ti giả.
Có thể thấy, so với dạ dày của người lớn thì dạ dày trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện và nằm theo chiều ngang nên sau khi ăn rất dễ bị nôn trớ. Do đó, trước khi bắt đầu hành trình làm mẹ các mẹ đừng quên trang bị những thông tin hữu ích về bé để có đủ kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc bé yêu tốt nhất nhé.
Chưa có bình luận!