Skip to main content

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi là vấn đề phổ biến, do cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu và quấy khóc, trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày bệnh lý còn có thể bị sụt cân, suy dinh dưỡng, thậm chí là gặp nhiều biến chứng nguy hiểm trên hệ tiêu hóa, hô hấp và tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời.

I. Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi nguyên nhân do đâu? 

Trào ngược dạ dày không chỉ xảy ra ở người lớn, mà còn là vấn đề phổ biến ở trẻ 2 tuổi. Đây là tình trạng dịch, các chất và thức ăn từ dạ dày trào ngược trở lại thực quản. 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị trào ngược, bao gồm cả các yếu tố sinh lý và bệnh lý.

1. Nguyên nhân sinh lý

Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày do nguyên nhân sinh lý thường xuyên nôn trớ sau khi ăn hoặc uống sữa. Tuy nhiên, tình trạng này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và có thể tự thuyên giảm khi trẻ được 3 – 4 tuổi. Hầu hết trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày sinh lý vẫn có thể duy trì ăn uống, sinh hoạt và vui chơi bình thường.

Một số yếu tố sinh lý làm tăng nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi gồm:

  • Cơ vòng thực quản chưa hoàn chỉnh: Chức năng của cơ vòng thực quản là mở và đóng để kiểm soát việc dịch vị lên – xuống. Nếu cơ vòng này chưa phát triển hoàn thiện thì chức năng kiểm soát cũng không thể thực hiện tốt.
  • Hệ tiêu hóa chưa ổn định: Hệ tiêu hóa của trẻ 2 tuổi chưa hoàn thiện và còn đang phát triển nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Trong một số trường hợp, dạ dày của bé có thể co bóp không đều, đẩy acid dịch vị lên thực quản.
  • Nằm uống sữa: Nhiều bé 2 tuổi có thói quen nằm uống sữa. Thói quen này cũng có thể làm tăng nguy cơ gây trào ngược.
  • Chế độ dinh dưỡng: Trẻ 2 tuổi đã ăn nhiều thức ăn bên ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó, nếu trẻ ăn quá nhiều gia vị, đồ ăn có lượng dầu mỡ cao hoặc uống sữa công thức không phù hợp đều có thể gây ra tình trạng trào ngược.
  • Vận động sau khi ăn: Hầu hết trẻ 2 tuổi đã biết đi và thường liên tục vận động. Vì vậy ngay sau khi ăn, nếu trẻ chạy nhảy vận động mạnh có thể tạo áp lực lên hệ tiêu hóa, góp phần tăng nguy cơ trào ngược.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Tình trạng trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày còn có xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể là:

  • Thoát vị cơ hoành: Một số trường hợp trẻ bị dị tật bẩm sinh, các cơ quan trong ổ bụng có thể “trồi” lên phía trên trong ngực. Vì có các lỗ khuyết (thường là ở lỗ sau), acid dịch vị và thức ăn có thể dễ dàng trào lên thực quản.
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Khi dạ dày và tá tràng bị viêm loét tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến trào ngược.
  • Sa dạ dày: Khi đáy dạ dày nằm ở vị trí thấp hơn so với bình thường sẽ gây khó khăn cho hoạt động tiêu hóa. Điều này có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi.
Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày do cơ vòng thực quản chưa hoàn chỉnh hoặc do bệnh lý. 
Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày do cơ vòng thực quản chưa hoàn chỉnh hoặc do bệnh lý.

III. Dấu hiệu nào giúp nhận biết trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày?

Trẻ 2 tuổi bị nôn trớ sau khi ăn được coi là biểu hiện bình thường nếu không kèm thêm các dấu hiệu bất thường khác. Ngược lại, nếu trẻ nôn trớ đi kèm với các dấu hiệu khác như quấy khóc, lười ăn, giảm cân, họ kéo dài thì đây có thể là tín hiệu cho thấy trẻ có thể đang mắc phải bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Để nhận biết trẻ 2 tuổi có bị trào ngược dạ dày thực quản không, ba mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau:

  • Trẻ thường xuyên nôn sữa và thức ăn sau khi ăn.
  • Liên tục ợ hơi, ợ nóng, nấc cụt.
  • Trẻ hay quấy khóc, khó chịu, đặc biệt là về đêm.
  • Thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, ngủ không sâu giấc.
  • Bé lười ăn, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, không tăng cân hoặc sụt cân.
  • Thở khò khè, giọng khàn, ho kéo dài.
  • Có thể kèm theo đau bụng khiến trẻ liên tục quấy khóc, khóc nhiều.

Khi thấy trẻ 2 tuổi xuất hiện các dấu hiệu ở trên, ba mẹ không nên chủ quan vì cho rằng con đang gặp phải vấn đề tiêu hóa nào đó. Hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây nên các triệu chứng và kịp thời can thiệp chữa trị.

Trào ngược khiến trẻ thường xuyên bị nôn sau ăn, khó chịu khiến trẻ quấy khóc, ngủ không sâu giấc.
Trào ngược khiến trẻ thường xuyên bị nôn sau ăn, khó chịu khiến trẻ quấy khóc, ngủ không sâu giấc.

IV. Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên và kéo dài có thể gây mệt mỏi, mất cảm giác thèm ăn, gây rối loạn giấc ngủ và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có thể gây ra nhiều biến biến chứng nguy hiểm về tiêu hóa, hô hấp, răng miệng và tai mũi họng.

1. Biến chứng về tiêu hóa

Trẻ 2 tuổi bị viêm thực quản ở nhiều mức độ khác nhau gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống.

Nghiêm trọng nhất là barrett thực quản – đây là một tổn thương tiền ung thư của ung thư biểu mô tuyến thực quản, thường gặp ở những người bệnh mắc bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản. Thực quản bị viêm, đường thực quản hẹp gây khó khăn cho việc lưu thông thức ăn từ miệng xuống dạ dày.

2. Biến chứng về hô hấp

Trẻ ho kéo dài, thở khò khè, các phương pháp điều trị thông thường không thể làm giảm triệu chứng. Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do axit từ dạ dày sẽ trào lên thực quản khiến dây thanh ở cổ họng dày lên khiến trẻ bị khàn giọng, thở khò khè.

Nghiêm trọng hơn, trào ngược dạ dày trẻ 2 tuổi còn liên quan đến tình trạng hen suyễn. 

3. Biến chứng về răng miệng và tai mũi họng

Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày bệnh lý còn có thể bị viêm xoang, viêm tai, chậm tăng cân, mòn răng, suy dinh dưỡng. Các vấn đề này nếu để kéo dài sẽ dẫn đến sự phát triển và cả thể chất, tâm lý và hành vi của trẻ.

4. Biến chứng khác

Trào ngược dạ dày ở trẻ em 2 tuổi bị nếu không điều trị kịp thời còn có thể bị sưng tấy và nóng rát trong thực quản. 

Nguy hiểm hơn nữa trẻ có thể xuất huyết thực quản (chảy máu thực quản) với các triệu chứng như: xuất huyết (nôn ra máu), đau bụng dữ dội, mất ý thức, đi ngoài phân đen hoặc có máu… Đây là biến chứng nguy hiểm cần điều trị y tế ngay.

Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm. 
Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm.

V. Khi nào trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày cần đi khám ngay?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi có thể tiến triển nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Do đó, ba mẹ nên đưa con đi thăm khám bác sĩ ngay khi có 1 trong các dấu hiệu dưới đây:

  • Nôn trớ thức ăn liên tục, đôi khi có kèm theo máu.
  • Quấy khóc không ngớt dù bố mẹ dỗ dành.
  • Ngủ không sâu giấc.
  • Bỏ ăn, bỏ bú. 
  • Đi vệ sinh có phân màu đen
  • Suy dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh xao.
  • Ho lâu ngày không khỏi.
  • Nhiễm trùng phổ, viêm họng.
  • Không tăng cân, chậm phát triển, có dấu hiệu suy dinh dưỡng.
  • Khó khăn trong việc nuốt thức ăn, thở khò khè.
  • Có thể tím tái hoặc ngưng thở.
  • Có thể gặp vấn đề sâu răng, viêm họng, đau họng hoặc nhiễm trùng tai.
  • Có dấu hiệu mất nước: khóc không có nước mắt, ít đi vệ sinh, nước tiểu sẫm màu…
Trẻ 2 tuổi bị trào ngược kèm theo ho lâu ngày, bỏ ăn, có dấu hiệu mất nước và sụt cân cần đưa đi thăm khám ngay. 
Trẻ 2 tuổi bị trào ngược kèm theo ho lâu ngày, bỏ ăn, có dấu hiệu mất nước và sụt cân cần đưa đi thăm khám ngay.

VI. Chẩn đoán trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi

Với trẻ 2 tuổi, do chưa nhận thức rõ được vấn đề thì việc chẩn đoán trào ngược dạ dày hoặc loại trừ các vấn đề khác sẽ dựa vào các xét nghiệm.

Khi trẻ được đưa tới bệnh viện, sau khi thăm khám lâm sàng qua triệu chứng và tiền sử bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng dưới đây:

1. X-quang ngực

Chụp X-quang cho phép bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu cho thấy chất trong dạ dày đã di chuyển vào phổi. 

2. Dòng GI trên hoặc nuốt bari

Xét nghiệm giúp bác sĩ xem xét các cơ quan ở phần trên cùng của hệ tiêu hóa của con bạn. Kỹ thuật này cho phép kiểm tra đường dẫn thức ăn (thực quản), dạ dày và phần đầu tiên của ruột non (tá tràng). 

Trẻ sẽ nuốt một chất lỏng kim loại gọi là bari. Barium bao phủ các cơ quan để chúng có thể được nhìn thấy trên tia X. Sau đó, chụp X-quang để kiểm tra các dấu hiệu vết loét hoặc tắc nghẽn bất thường.

3. Nội soi

Thủ thuật nội soi được thực hiện để kiểm tra bên trong một phần của đường tiêu hóa.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ thực hiện nội soi sau khi trẻ được dùng thuốc an thần. Một ống nội soi nhỏ mềm có đèn và camera sẽ được đưa qua miệng vào thực quản và dạ dày của trẻ. 

Với kỹ thuật này, bác sĩ có thể xem liệu có tổn thương hay không và thường lấy mẫu mô (sinh thiết) để xét nghiệm. Thủ thuật này không gây đau đớn, mặc dù một số trẻ có thể bị đau họng tạm thời sau thủ thuật.

4. Đo áp lực thực quản

Thực hiện xét nghiệm đo áp lực thực quản nhằm kiểm tra sức mạnh của cơ thực quản. Phương pháp này giúp kiểm tra xem trẻ có bất kỳ vấn đề nào về trào ngược hoặc nuốt hay không. 

Một ống nhỏ được đưa vào lỗ mũi của trẻ, sau đó đi xuống cổ họng và vào thực quản. Sau đó, đo áp lực mà cơ thực quản tạo ra khi nghỉ ngơi.

5. Giám sát độ pH

Xét nghiệm nhằm mục đích kiểm tra độ pH hoặc mức axit trong thực quản. Một ống nhựa mỏng được đặt vào lỗ mũi của trẻ, xuống cổ họng và vào thực quản. Ống có cảm biến đo độ pH, đầu bên ngoài được gắn vào một màn hình nhỏ để ghi lại mức độ pH của trẻ trong 24 – 48 giờ. 

Trong thời gian đặt máy, trẻ vẫn có thể hoạt động bình thường, ba mẹ cần ghi lại nhật ký về bất kỳ triệu chứng mà trẻ gặp phải có thể liên quan đến chứng trào ngược, chẳng hạn như ho, bịt miệng. Đồng thời cần ghi lại loại thức ăn, thời gian và lượng thức ăn trẻ đã ăn. 

6. Nghiên cứu làm rỗng dạ dày

Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra xem liệu dạ dày của trẻ có xử lý thức ăn và đưa vào ruột non đúng cách hay không. Chậm làm rỗng dạ dày có thể gây trào ngược thực quản.

7. Xét nghiệm nước tiểu và máu

Hai xét nghiệm này được thực hiện nhằm loại trừ các nguyên nhân gây nôn mửa thường bị nhầm lẫn với trào ngược dạ dày thực quản.

Ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu bị trào ngược dạ dày để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. 
Ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu bị trào ngược dạ dày để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.

VII. Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi được điều trị thế nào?

Việc điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ 2 tuổi sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng và sức khỏe của trẻ. Cụ thể: 

1. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

Trong nhiều trường hợp, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp trẻ 2 tuổi giảm bớt trào ngược dạ dày GERD. Dưới đây là một số cách giúp quản lý tốt hơn các triệu chứng GERD ở trẻ:

  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm không tốt: Hạn chế cho bé 2 tuổi ăn nhiều thực phẩm chiên và béo, bạc hà, sôcôla; đồ uống có chứa caffeine như soda và trà; hoa quả và nước hoa quả họ cam quýt, các sản phẩm cà chua; thực phẩm giàu chất béo (pizza, khoai tây chiên). Đây là những thực phẩm khó tiêu, dễ gây kích ứng dạ dày nên có thể làm triệu chứng trào ngược nghiêm trọng hơn. 
  • Ăn 4-5 bữa nhỏ: Không nên cho trẻ ăn quá no và quá nhiều trong một bữa. Ba mẹ có thể cho con ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. Thêm đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn nếu trẻ đói. 
  • Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì: Ở những trẻ 2 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm trào ngược.
  • Ăn bữa tối sớm, ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ: Không nên ăn sát giờ đi ngủ vì thức ăn không được tiêu hóa hết dễ dẫn đến trào ngược. 
  • Đừng để trẻ nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn: Nằm khi bụng đang căng và no có thể làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Vì vậy, ba mẹ nên khuyến khích trẻ vận động nhẹ nhàng 1-2 tiếng để thức ăn được tiêu hóa hết trước khi đi ngủ. 
  • Dùng gối chống trào ngược: Khi sử dụng gối trào ngược, vùng thực quản và cổ họng của trẻ sẽ cao hơn dạ dày nên giảm được tình trạng trào ngược. Ba mẹ nên chọn gối có độ nghiêng từ 15 đến 20 độ cho con sử dụng để ngăn trào ngược khi nằm. 
  • Nâng đầu giường từ 15-20cm: Nâng cao đầu giường khi nằm có thể giúp giảm chứng ợ chua về đêm. Khi nằm ở tư thế này, đầu và vai lên cao hơn dạ dày giúp trọng lực ngăn axit trào ngược vào thực quản. Ba mẹ có thể nâng cao đầu giường cho con bằng cách thêm xốp dưới nệm hoặc đặt các khối gỗ ở dưới đầu giường.
  • Massage vùng bụng: Các động tác massage bụng giúp kéo giãn cơ hoành cải thiện hoạt động của dạ dày tốt hơn. Ba mẹ có thể đổ một chút tinh dầu dừa hoặc oliu lên tay sau đó xoa nóng rồi massage bụng cho bé theo hình tròn với lực vừa phải. Thực hiện trong khoảng 10 phút, không thực hiện khi trẻ vừa uống sữa hoặc ăn.
Ba mẹ có thể cho con ăn 5-6 bữa nhỏ một ngày, không nên cho bé ăn quá no.
Ba mẹ có thể cho con ăn 5-6 bữa nhỏ một ngày, không nên cho bé ăn quá no.

2. Điều trị bằng thuốc 

Bác sĩ có thể đề nghị điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ bằng thuốc nếu các triệu chứng không được cải thiện hoặc trở nên trầm trọng hơn. Các loại thuốc thường dùng là:

Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Tác dụng ngăn chặn tăng tiết axit trong dạ dày. Các loại thuốc PPI được sử dụng phổ biến nhất ở trẻ em bao gồm: Esomeprazole Lansoprazole, Omeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole… Nên uống thuốc PPI khi bụng đói (trước bữa sáng ít nhất 30 phút), sau đó ăn bữa sáng sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Nếu các triệu chứng trào ngược của trẻ không cải thiện sau khi dùng PPI trong hai đến bốn tuần, có thể nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán. 

Thuốc đối kháng thụ thể Histamin: Thuốc đối kháng Histamin có tác dụng làm giảm sản xuất axit trong dạ dày. Thuốc Histamin thường dùng là: Cimetidine, Famotidine, Nizatidine.

Thuốc khác: Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm thuốc hỗ trợ đường tiêu hoá, thuốc làm trống dạ dày và tăng cường đề kháng cho trẻ. 

Cần lưu ý rằng, cơ thể trẻ 2 tuổi đang trong giai đoạn phát triển và nhạy cảm nên ba mẹ tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc. Chỉ cho con uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. 

Đặc biệt, nếu trẻ bị trào ngược do nhiễm khuẩn vi khuẩn HP, ba mẹ không được mua thuốc kháng sinh về cho con uống vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển gây khó khăn cho việc điều trị.

Ba mẹ chỉ cho con uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày khi có chỉ định của bác sĩ. 
Ba mẹ chỉ cho con uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày khi có chỉ định của bác sĩ.

3. Phẫu thuật 

Phẫu thuật thường không cần thiết ở trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh mắc bệnh trào ngược dạ dày GERD. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể được bác sĩ chỉ định trẻ có biến chứng nghiêm trọng không thể kiểm soát được bằng thuốc.

Phương pháp phẫu thuật trào ngược dạ dày cho trẻ 2 tuổi thường là nội soi. Phương pháp này ít đau và thời gian hồi phục nhanh hơn. Khi thực hiện, phần trên của dạ dày được quấn quanh thực quản củng cố cơ thắt thực quản dưới (LES) và làm giảm đáng kể tình trạng trào ngược.

VIII. Dự phòng trào ngược dạ dày xuất hiện hoặc tái phát

Ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh là biện pháp hữu hiệu giúp dự phòng trào ngược dạ dày xuất hiện hoặc tái phát trở lại. Vì vậy, với các mẹ đang chăm sóc con nhỏ, cần chú ý những điều dưới đây: 

1. Trẻ 2 tuổi bị trào ngược dạ dày nên ăn gì

  • Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như canh, súp, cháo để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa và dạ dày.
  • Ưu tiên chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc để giảm thiểu lượng dầu mỡ. Nên thái nhỏ và hầm chín mềm thức ăn để tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt vào bữa ăn hành ngày như rau xanh, hoa quả tươi, trứng gà, thịt heo, ngũ cốc, khoai lang, đậu nành và bánh mì.
  • Hạn chế việc cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ muối chua, nước uống có gas và thực phẩm lên men.
  • Hạn chế các đồ uống và thức ăn gây kích thích dạ dày như: thức ăn có vị cay, chua, nước ngọt có ga…
  • Với trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò, nếu bé đang được uống sữa công thức và có biểu hiện trào ngược, ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi loại sữa phù hợp hơn cho con.
Ba mẹ nên ưu tiên chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc để giảm thiểu lượng dầu mỡ.
Ba mẹ nên ưu tiên chế biến thức ăn dưới dạng hấp, luộc để giảm thiểu lượng dầu mỡ.

2. Về chế độ sinh hoạt

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của con. Cụ thể:

  • Không nên ép con ăn quá nhiều, hạn chế cho trẻ ăn quá sát giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng. 
  • Nên cho con ăn nhiều bữa nhỏ (4-5 bữa) để giảm áp lực lên hệ tiêu hoá.
  • Khuyến khích con vận động và đi lại nhẹ nhàng sau khi ăn; không nên chạy nhảy và vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Duy trì cân nặng của bé ở mức phù hợp với các giai đoạn phát triển, tránh ép con ăn quá nhiều dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.
  • Cho trẻ ngủ trước 21h và ngủ đủ giấc (khoảng 11-14 tiếng/ngày). 
  • Sử dụng gối ngủ có chức năng chống trào ngược dạ dày dành riêng cho trẻ.
  • Không tự ý cho con uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày hoặc thực quản.
Ba mẹ nên cho trẻ ngủ trước 21h và ngủ đủ giấc mỗi ngày. 
Ba mẹ nên cho trẻ ngủ trước 21h và ngủ đủ giấc mỗi ngày.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi nếu để kéo dài tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là xuất huyết thực quản. Vì vậy, ba mẹ đừng chủ quan nhé, hãy đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt khi thấy xuất hiện dấu hiệu bị trào ngược dạ dày để không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé yêu nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/gerd-gastroesophageal-reflux-disease-in-children

Xem thêm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.