Skip to main content

Môn vị dạ dày là gì? Vị trí của môn vị và các bệnh thường gặp

Môn vị nằm ở cuối dạ dày, có chức năng giữ thức ăn trong dạ dày. Môn vị dạ dày nếu không được chăm sóc tốt có thể gặp một số bệnh  như: Hẹp môn vị, viêm dạ dày vùng tiền môn vị, ung thư môn vị, viêm phù nề môn vị, hẹp phì đại môn vị. Hãy cùng Yumangel tìm hiểu về môn vị dạ dày là gì trong bài viết dưới đây.

I. Môn vị dạ dày là gì? Vị trí của môn vị dạ dày

Theo giải phẫu hình thể bên ngoài của dạ dày, môn vị là 1 bộ phận của dạ dày cùng với tâm vị, đáy vị và thân vị. Môn vị được chia thành hai đoạn gồm: Hang môn và ống môn vị.

Môn vị nằm ở cuối dạ dày chỗ tiếp nối với hành tá tràng, là phần ngang của dạ dày, tính từ phần góc khuyết của bờ cong nhỏ thẳng đến lỗ môn vị. Giới hạn của bờ cong lớn là nằm ở phía bên trái chỗ phình của bờ cong lớn, nơi trực tiếp đối diện với góc khuyết của bờ cong nhỏ.

Hình ảnh vị trí của môn vị dạ dày trong cấu tạo dạ dày
Hình ảnh vị trí của môn vị dạ dày trong cấu tạo dạ dày

II. Chức năng của môn vị dạ dày là gì

Môn vị là nơi kết nối dạ dày với ruột non. Môn vị dạ dày co một cơ vòng, gọi là cơ vòng môn vị.

Môn vị dạ dày có cấu tạo như một van cơ học để giữ thức ăn trong dạ dày, đồng thời ngăn cho thức ăn đi ngược từ tá tràng trở lại dạ dày. Chỉ khi thức ăn đã được dạ dày tiêu hóa, sẵn sàng chuyển xuống ruột non, môn vị sẽ mở ra để thức ăn tiếp tục quá trình tiêu hóa đến các phần ruột khác.

Môn vị dạ dày giúp giữ thức ăn trong dạ dày.

III. 5 bệnh lý thường gặp ở môn vị dạ dày

Các bệnh lý tại dạ dày như viêm, loét, ung thư gây ảnh hưởng trực tiếp đến môn vị dạ dày. Các bệnh lý thường gặp tại môn vị gồm:

  • Hẹp môn vị.
  • Viêm dạ dày vùng tiền môn vị.
  • Ung thư môn vị.
  • Viêm phù nề môn vị.
  • Hẹp phì đại môn vị.

1. Hẹp môn vị

Bệnh hẹp môn vị là tình trạng thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không thể xuống ruột được hoặc xuống rất hạn chế.

  • Nguyên nhân: Do viêm nhiễm tại ổ loét phối hợp với tình trạng phù nề niêm mạc; biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng; do di truyền; ung thư hang – môn vị dạ dày; u môn vị lành tính, sa tụt niêm mạc dạ dày, sẹo bỏng dạ dày, sẹo cơ hang vị, hang vị tụt làm bịt môn vị; biến chứng sau phẫu thuật cắt túi mật, biến chứng viêm dính quanh tá tràng…
  • Triệu chứng: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hẹp môn vị gồm: xuất hiện nhiều cơn đau nhói ở vùng thượng vị; nôn ói; mất nước, rối loạn điện giải; bụng ậm ạch, khó tiêu,…
  • Mức độ nguy hiểm: Nếu phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân hẹp môn vị sẽ không gặp nguy hiểm. Nhưng nếu để tình trạng hẹp môn vị tiến triển nặng sẽ gây ứ đọng phần lớn hoặc hoàn toàn thức ăn cùng dịch vị dạ dày gây nôn mửa kéo dài, mất cân bằng điện giải, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh chóng.
  • Chẩn đoán: Thăm khám lâm sàng thông qua triệu chứng, dấu hiệu; chụp X – quang dạ dày.
  • Điều trị: Hẹp môn vị chủ yếu là điều trị bằng phẫu thuật để giải quyết tình trạng hẹp và có thể đồng thời chữa triệt căn. Có hai cách chữa hẹp môn vị dạ dày phổ biến hiện nay là mổ hở và nội soi.
Hình ảnh môn vị dạ dày bình thường và khi bị thu hẹp.

2. Viêm dạ dày vùng tiền môn vị

Viêm dạ dày vùng tiền môn vị là tình trạng viêm sưng tại vùng ở giữa môn vị và hang vị.

  • Nguyên nhân: Một số nguyên nhân chính gây viêm dạ dày vùng tiền môn vị gồm: Do vi khuẩn HP; chế độ ăn uống kém lành mạnh; lạm dụng kháng sinh, thuốc giảm đau; stress; rối loạn tự miễn, do bệnh HIV, bệnh Crohn, đái tháo đường.
  • Triệu chứng: Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh sớm là: Đau thượng vị; đầy bụng khó tiêu; thường xuyên buồn nôn; suy nhược cơ thể; rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ.
  • Mức độ nguy hiểm: Viêm dạ dày vùng tiền môn vị không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: hẹp môn vị gây tắc nghẽn đường đi của thức ăn; viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày; thủng dạ dày; ung thư môn vị, ung thư dạ dày.
  • Chẩn đoán: Bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng trước, sau đó thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sau: Thực hiện xét nghiệm tìm vi khuẩn HP (Test hơi thở,  xét nghiệm máu, tìm vi khuẩn trong phân); nội soi dạ dày; chẩn đoán hình ảnh chụp X-Quang.
  • Điều trị: Một số loại thuốc Tây y được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh viêm dạ dày vùng tiền môn vị gồm: Nhóm kháng sinh điều trị vi khuẩn HP (Amoxicillin, Clarithromycin,  Metronidazol); nhóm histamin tác dụng lên thụ thể H2 (Ranitidine, Cimetidine, Famotidine); nhóm giảm tiết acid dạ dày (Omeprazole, Lansoprazole, Dexlansoprazole, Esomeprazole); nhóm ức chế bơm proton (HCL Omeprazol, lansoprazol); nhóm thuốc an thần.
Viêm dạ dày vùng tiền môn vị

3. Ung thư môn vị 

Ung thư môn vị dạ dày là tình trạng các tế bào ở phần môn vị dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u.

  • Nguyên nhân: Nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori; viêm loét môn vị tái đi tái lại; hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia; chế độ ăn nhiều thức ăn không lành mạnh…
  • Triệu chứng: Ung thư môn vị có các dấu hiệu cảnh báo sau: đau bụng từng cơn, cơn đau không thuyên giảm dù đã dùng thuốc; đầy bụng, sưng bụng bất thường sau khi ăn; buồn nôn, ợ nóng; chán ăn, sụt cân nhanh chóng; nôn ra máu; khó nuốt; đi ngoài phân lẫn máu hoặc có màu đen; …
  • Mức độ nguy hiểm: Khi tiến triển nặng, khối u ác tính ở môn vị có thể lan rộng ra xung quanh và di căn đến nhiều cơ quan xa khác bên trong cơ thể, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe, thậm chí là tử vong.
  • Chẩn đoán: Các phương pháp dùng trong chẩn đoán ung thư môn vị dạ dày gồm: Nội soi, sinh thiết dạ dày, xét nghiệm máu, kiểm tra hình ảnh bằng cách chụp X-quang dạ dày, chụp CT và/ hoặc MRI, PET-CT, xạ hình xương.
  • Điều trị: Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư môn vị gồm: Phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ phần môn vị dạ dày bị tổn thương; Xạ trị có thể được chỉ định khi các khối u di căn đến xương, hạch; Hóa trị dùng thuốc qua đường truyền tĩnh mạch hoặc đường uống.
Ung thư môn vị dạ dày.

4. Viêm phù nề môn vị

Khi tình trạng vùng môn vị xuất hiện các tổn thương khiến mạch máu giãn nở ứ đọng, có biểu hiện phù nề và xung huyết thì gây ra viêm phù nề môn vị. Bệnh có thể gây các tổn thương nặng nề và tạo ra nhiều vết loét tại môn vị dạ dày.

  • Nguyên nhân: Do vi khuẩn HP; căng thẳng, stress kéo dài; lạm dụng thuốc chống viêm không steroid; uống bia rượu thường xuyên; dị ứng thực phẩm; ă dị ứng thực phẩm; hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động…
  • Triệu chứng: Đau vùng bụng trên rốn; buồn nôn, nôn; ợ chua, ợ hơi thường xuyên; đầy hơi, chướng bụng; táo bón, tiêu chảy hoặc cả hai; phân có màu đen; mệt mỏi, chán ăn, sụt cân.
  • Mức độ nguy hiểm: Nếu không điều trị và để kéo dài, viêm môn vị sẽ dễ diễn tiến nặng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: hẹp môn vị, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…
  • Chẩn đoán: Một số kỹ thuật dùng trong chẩn đoán viêm phù nề môn vị gồm: Nội soi dạ dày; chụp X-quang; phương pháp PCR, nhuộm Gram, test Ureaza nếu nghi ngờ có vi khuẩn Hp.
  • Điều trị: Các thuốc được dùng trong điều trị viêm phù nề môn vị gồm: Thuốc kháng sinh; thuốc kháng axit; thuốc ức chế bơm proton và thuốc ức chế thụ cảm histamin H2.
Viêm phù nề môn vị dạ dày.

5. Hẹp phì đại môn vị

Hẹp phì đại môn vị là bệnh lý ở đường tiêu hóa bẩm sinh từ nhỏ. Bệnh xảy ra do lớp cơ môn phì đại tăng sinh dày lên làm lòng môn vị bị hẹp lại, khiến thức ăn từ dạ dày không qua được để xuống ruột.

  • Nguyên nhân: Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây hẹp phì đại môn vị. Một số thông cho rằng bệnh có liên quan đến gia đình, di truyền, chủng tộc.
  • Triệu chứng: Triệu chứng lâm sàng của hẹp môn vị phì đại ở trẻ gồm: triệu chứng nôn có thể xuất hiện sớm sau sinh 3-4 tuần hoặc muộn hơn là 5 tháng sau sinh; nôn thành tia, dễ dàng với số lượng nhiều; trẻ bị sụt cân, mất nước, tiểu ít, táo bón…
  • Mức độ nguy hiểm: Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, hẹp phì đại môn có thể gây mất nước ở trẻ biểu hiện mắt trũng,  nếp véo da mất chậm, háo nước, sút cân nhanh chóng, suy kiệt nặng.
  • Chẩn đoán: Thăm khám vùng bụng, siêu âm, xét nghiệm máu, chụp đường tiêu hóa trên bằng Barium.
  • Điều trị: Phẫu thuật là phương pháp bắt buộc trong điều trị hẹp phì đại hậu môn. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch để giải tỏa sự tắc nghẽn của dạ dày, thông môn vị. Các phương pháp phẫu thuật là mổ mở và mổ nội soi nhưng mổ nội soi được sử dụng nhiều hơn.
Hình ảnh môn vị bị hẹp phì đại

IV. Cách phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở môn vị

Để điều trị và phòng ngừa các bệnh thường gặp ở môn vị dạ dày, người bệnh nên chú ý có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

1. Thay đổi ăn uống hàng ngày

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên chú ý thực hiện một số lưu ý sau:

  • Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn trong miệng để giảm gánh nặng lên dạ dày.
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Một tuần bạn nên ăn vài bữa súp hoặc cháo để dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
  • Hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thức ăn chua cay vì các đồ ăn này đều có thể gây kích thích dạ dày.
  • Tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn, chất kích thích.
  • Nên tăng cường bổ sung thực phẩm có khả năng làm lành tổn thương như nước ép bắp cải, mật ong, tinh bột nghệ…
  • Bổ sung các thực phẩm có công dụng trung hòa acid: Trà hoa cúc, gừng, hạnh nhân,…
  • Ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Nên tăng cường ăn rau xanh trong các bữa ăn hàng ngày như cải bắp, súp lơ, đỗ, cà chua,…
  • Bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa như: sữa chua, kim chi, phô mai…

2. Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học 

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học cũng là giải pháp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý xảy ra ở môn vị dạ dày. Theo đó bạn nên:

  • Thiết lập giờ ăn, ngủ đúng giờ; hạn chế bỏ bữa, ăn uống thất thường; thức khuya, làm việc quá sức không nghỉ ngơi.
  • Tránh xa căng thẳng và stress trong thời gian dài; cố gắng sắp xếp công việc để thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch…
  • Rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục hàng ngày giúp đào thảo độc tố ra khỏi cơ thể và thúc đẩy máu huyết lưu thông.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ.

3. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Người bệnh nên thăm khám sức khỏe dạ dày định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm nguy cơ hoặc kịp thời các bệnh lý mới chớm để có phương án điều trị hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng xấu.

Điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học và thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phòng ngừa các bệnh lý ở môn vị.

Trong bài viết trên yumangel.vn đã giới thiệu tới bạn toàn tập những điều cần biết về môn vị dạ dày là gì. Môn vị dạ dày nếu không được chăm sóc và bảo vệ tốt có thể bị nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện cơ thể có bất kỳ dấu hiệu như đau bụng, đau thượng vị, đi ngoài ra máu hay sụt cân đột ngột bạn nên đi thăm khám ngay nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.