Skip to main content

8+ Cách chữa dạ dày với chuối xanh được nhiều người áp dụng nhất 

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cùng khả năng giảm đau, chữa lành vết loét, hỗ trợ phục hồi dạ dày và tốt cho hệ tiêu hóa nên chuối xanh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa dạ dày. Khám phá ngay 8+ Cách chữa dạ dày với chuối xanh được nhiều người áp dụng nhất ngay dưới đây!

I. Công dụng chữa dạ dày của chuối xanh

Chuối xanh còn gọi là chuối sống, chưa chín, thịt chắc và ít ngọt hơn chuối chín. Có tên khoa học là Musa, chuối là một trong những loại trái cây được trồng rộng rãi nhất trên thế giới. Do có chứa chất phytochemical và chất dinh dưỡng nên chuối được coi là một loại trái cây quan trọng xét về giá trị và đặc tính dinh dưỡng. 

Chuối xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng. Loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là nguồn cung cấp chất xơ, carbohydrate và đường tốt. 

Chuối xanh là chuối chưa chín, được cắt khi còn xanh. 
Chuối xanh là chuối chưa chín, được cắt khi còn xanh.

Giá trị dinh dưỡng của chuối xanh trên 100 gam khẩu phần được đưa ra dưới đây: 

Thành phần dinh dưỡng   Giá trị dinh dưỡng  
Năng lượng   89 kcal  
Carbohydrate  22,8g   
Sợi   2,6g  
Protein   1,09g  
Chất béo   0,33g  
Đường   12,2g 
canxi   5mg  
Kali   358mg  
Sắt   0,26mg  
Natri   1mg 
Magie   27mg  
Phốt pho   22mg  
kẽm   0,15 mg  
Đồng   0,078 mg  
Mangan   0,27 mg  
Vitamin C  8,7 mg  
Vitamin B1  0,031 mg  
VitaminB2  0,073 mg  
Vitamin B3  0,665mg  
Vitamin B5  0,334mg  
Vitamin B6  0,367 mg  
Vitamin A  3IU  
Nước​   79,4g 

Chuối xanh khi được sử dụng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: kiểm soát cân nặng; giảm lượng đường trong máu; kiểm soát huyết áp cao; hỗ trợ hệ tiêu hóa; chữa lành vết loét; kháng khuẩn và chống oxy hóa…

Với dạ dày, chuối xanh có những tác dụng và lợi ích sau:

1. Chữa lành vết loét, giảm đau

Hàm lượng chất tanin trong chuối xanh cao, có thể giúp làm liền vết loét niêm mạc dạ dày, kích thích lớp màng nhầy của niêm mạc hoạt động. Đây chính là  lý do tại sao bạn có thể sử dụng loại quả này để hạn chế sự tấn công của acid dạ dày, giúp giảm cơn đau.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, pectin trong chuối có tác dụng giảm đau, kích thích tiêu hóa và cải thiện các vấn đề về dạ dày. 

2. Hỗ trợ phục hồi dạ dày 

Chuối xanh cũng chứa vitamin (A, C, B1, B5, B12) và các khoáng chất (magie, kẽm, canxi, kali). Những chất này giúp thúc đẩy quá trình liền lại của lớp niêm mạc, cầm máu vết loét và hỗ trợ quá trình phục hồi dạ dày tốt hơn.

Đặc biệt kali trong chuối có công dụng tốt trong việc hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, giảm đau dạ dày, kích thích sản sinh chất nhầy và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Hàm lượng chất tanin trong chuối xanh cao, có thể giúp làm liền vết loét niêm mạc dạ dày, hạn chế sự tấn công của acid dạ dày, giúp giảm cơn đau.
Hàm lượng chất tanin trong chuối xanh cao, có thể giúp làm liền vết loét niêm mạc dạ dày, hạn chế sự tấn công của acid dạ dày, giúp giảm cơn đau.

3. Giảm nguy cơ ung thư dạ dày 

Các nghiên cứu còn cho biết, chuối xanh chứa những chất có khả năng phòng ngừa tế bào ác tính phát triển. Do đó, chuối xanh có thể giảm thiểu được nguy cơ bị ung thư dạ dày, đại tràng và ruột hữu hiệu.

Chất delphinidin chống oxy hóa trong chuối giúp ngăn ngừa sự hình thành khối u dạ dày, giảm nguy cơ ung thư.

4. Giúp dạ dày khỏe mạnh 

Chuối xanh chứa vi khuẩn probiotic, vi khuẩn probiotic rất tốt cho dạ dày và ruột. Đây là thực phẩm hoàn hảo cung cấp vi khuẩn tốt và thân thiện. Những vi khuẩn này sống trong ruột sẽ giúp dạ dày và đường tiêu hóa khỏe mạnh.

5. Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Các chất dinh dưỡng trong chuối xanh cũng có thể có tác dụng prebiotic. Thay vì bị phân hủy trong ruột, tinh bột kháng tiêu và pectin sẽ nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cư trú trong ruột.

Vi khuẩn lên men hai loại chất xơ này, tạo ra butyrate và các axit béo chuỗi ngắn có lợi khác. Axit béo chuỗi ngắn có thể giúp giải quyết các biến chứng tiêu hóa khác nhau.

6. Chống viêm

Chuối xanh tốt cho sức khỏe, không chứa gluten và FODMAP thấp. FODMAP là (oligosacarido lên men, disacarit, monosaccharide và polyol) một nhóm carbohydrate góp phần gây ra các vấn đề về dạ dày ở một số người. Hàm lượng pectin và tinh bột kháng cao giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và do đó giúp chống viêm. 

Hơn nữa, chuối xanh còn là nguồn giàu vitamin B6, tham gia vào quá trình tổng hợp các phân tử chống viêm trong cơ thể. 

7. Kháng khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn HP

Chuối xanh còn có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày.

Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy, chuối xanh còn giúp bảo vệ chống lại ung thư ruột kết.

Chuối xanh còn có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày.
Chuối xanh còn có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn HP – nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày.

II. Chuối xanh chữa được những bệnh dạ dày nào?

Từ lâu, chuối xanh được dùng như một bài thuốc chữa các bệnh lý ở dạ dày nhanh chóng, hiệu quả, rẻ và tiện lợi.  

Theo nhiều chuyên gia y tế, chuối xanh không chứa axit và các thành phần gây kích thích đường tiêu hóa vì vậy người bị mắc các bệnh lý dạ dày hoàn toàn có thể ăn được chuối. Tuy nhiên người bệnh cần biết ăn chuối đúng cách để bảo vệ sức khỏe dạ dày.

Trong các tài liệu Đông y, chuối xanh vị chát, tình bình, tác dụng lợi tiểu, tiểu, chữa các bệnh như nhuận tràng, pha sỏi đường tiết niệu. Bài thuốc này còn được dùng để chữa các bệnh lý dạ dày như:

1. Đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng đau âm ỉ và khó chịu, chủ yếu đau ở vùng vùng thượng vị (vùng nằm trên rốn và dưới xương ức); đau vùng bụng giữa (vùng quanh rốn) và đau vùng bụng dưới phía bên trái. Cơn đau tăng khi người bệnh ăn quá no, để bụng quá đói hoặc bị căng thẳng.

2. Viêm loét dạ dày

Loét dạ dày xảy ra khi axit dạ dày ăn qua lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày của bạn, tạo ra vết loét hở . Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm đau rát dạ dày và khó tiêu. Vết loét sẽ lành khi các tình trạng gây ra chúng biến mất.

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản (GER) xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một tình trạng nghiêm trọng và kéo dài hơn, trong đó GER gây ra các triệu chứng lặp đi lặp lại hoặc dẫn đến các biến chứng theo thời gian. 

4. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng viêm , kích ứng hoặc xói mòn niêm mạc dạ dày. Nó có thể xuất hiện đột ngột và kéo dài trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc bắt đầu dần dần và kéo dài (mãn tính).

Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã khẳng định những lợi ích của chuối xanh với sức khỏe dạ dày. Vì vậy, bạn có thể sử dụng chuối xanh để chữa bệnh dạ dày theo hướng dẫn dưới đây.

Bài thuốc từ chuối xanh có thể chữa được bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…
Bài thuốc từ chuối xanh có thể chữa được bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày…

III. 8+ Cách chữa dạ dày với chuối xanh nên áp dụng ngay 

Đề chữa bệnh dạ dày, ngoài cách dùng chuối xanh nguyên chất, bạn có thể kết hợp với mật ong và các thảo dược khác để tăng hiệu quả.

1. Ăn trực tiếp chuối xanh 

Đây là cách đơn giản nhất bạn có thể áp dụng khi muốn dùng chuối xanh chữa bệnh dạ dày:

  • Chuẩn bị: 1-2 quả chuối xanh.
  • Thực hiện: Chuối xanh đem gọt bỏ vỏ rồi rửa sạch. Thái lát mỏng rồi ngâm cùng nước muối khoảng 30 phút để giảm độ chát.
  • Cách ăn: Vớt chuối ra cho ráo nước rồi ăn cùng với cơm nóng. Người mắc bệnh dạ dày nên ăn 2-3 lần/tuần, sau vài sẽ thấy những con đau dạ dày dịu bớt.

2. Nước ép chuối xanh 

Dưới đây là cách làm nước ép chuối xanh chữa dạ dày, bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Chuẩn bị: 1-2 quả chuối xanh, chút muối.
  • Thực hiện: Chuối xanh gọt vỏ, cắt thành từng khoanh nhỏ rồi cho vào ngâm với nước muối loãng cho giảm bớt vị chát. Cho chuối vào ép lấy nước hoặc xay nhuyễn trong máy sinh tố cùng chút nước. Lọc lấy nước ép chuối xanh.
  • Cách dùng: Uống trực tiếp nước ép chuối xanh. Nếu khó uống, bạn có thể pha thêm chút nước ấm và mật ong sẽ dễ uống hơn.
Người bị dạ dày có thể ăn trực tiếp chuối xanh sau khi đã ngâm với nước muối loãng để giảm vị chát. 
Người bị dạ dày có thể ăn trực tiếp chuối xanh sau khi đã ngâm với nước muối loãng để giảm vị chát.

3. Bột chuối xanh nguyên chất

Bạn cũng có thể xay nhuyễn chuối xanh thành bột và pha với nước để uống theo hướng dẫn sau: 

  • Chuẩn bị: 1 nải chuối xanh.
  • Cách làm: Rửa sạch chuối, để nguyên vỏ rồi thái thành từng lát mỏng. Mang chuối ra phơi nắng cho tới khi khô hoặc có thể cho máy sấy khô. Sau khi chuối đã khô, bạn đem tán thành bột mịn và cho vào hũ thủy tinh để trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
  • Cách uống: Mỗi lần uống lấy  2 thìa bột chuối xanh đem hòa tan với nước ấm rồi uống. Nên uống 2 lần/ngày trước bữa ăn.

4. Chuối xanh + mật ong

Mật ong vừa là chất chống oxy hóa vừa là chất loại bỏ gốc tự do. Trong khi đó, một phần nguyên nhân gây đau dạ dày là do các gốc tự do làm tổn thương tế bào lót đường tiêu hóa. Vì vậy, mật ong sẽ ngăn chặn sự tiến triển của bệnh bằng cách loại bỏ các gốc tự do.

Mặt khác, nhờ kết cấu độc đáo, mật ong có khả năng bao phủ tốt hơn màng nhầy của thực quản. Kết cấu đặc và dính của mật ong có thể giúp giảm axit, điều trị đau dạ dày hiệu quả.

Kết hợp chuối xanh với mật ong có thể hạn chế bớt các triệu chứng đau dạ dày kéo dài dai dẳng. Cách thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu: Chuối xanh, mật ong.
  • Cách làm: Chuối xanh gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài, sau đó cho ngâm trong nước muối loãng cho bớt nhựa. Thái chuối thành lát mỏng, phơi khô và nghiền thành bột.
  • Làm hoàn: Trộn bột chuối xanh với mật ong thành hỗn hợp đồng nhất sau đói vo thành từng viên nhỏ (khoảng 0,5g/viên). Bảo quản trong hộp, cất vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng khoảng  3-5 viên, chia làm 2 lần uống trước bữa ăn. Dùng liên tục 2 tuần bạn sẽ thấy bệnh dạ dày thuyên giảm.
Chuối xanh kết hợp mật ong chữa dạ dày. 
Chuối xanh kết hợp mật ong chữa dạ dày.

5. Chuối xanh + rau diếp cá + rau má

Trong Y học cổ truyền, rau má nhiều tác dụng hữu ích, thường được dùng làm thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng như: Trong dân gian, cây này còn được dùng chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, loét dạ dày…

Rau diếp cá là thảo dược rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hỗ trợ quá trình tăng bài tiết dịch tiêu hóa và dịch vị. Điều  này không chỉ giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn mà còn hạn chế được những khó chịu do bệnh dạ dày gây ra. 

Bạn có thể thực hiện bài thuốc chữa dạ dày từ chuối xanh kết hợp với rau má và rau diếp cá để nhận được hiệu quả như mong muốn theo các bước sau:

  • Nguyên liệu: 10 quả chuối xanh, 20g rau má, 15g rau diếp cá.
  • Cách làm: Chuối xanh gọt bỏ vỏ sau đó cắt thành từng lát mỏng. Rau diếp cá và rau sao vàng rồi hạ thổ. Cho tất cả các thảo dược vào ấm sắc với 800ml nước cho đến khi còn 300ml nước là được. 
  • Cách dùng: Chia nước làm 3 lần và uống hết trong ngày.

6. Chuối xanh + rễ cỏ tranh + kim tiền thảo + bông mã đề

Theo các tài liệu Đông y ghi chép lại, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn và được quy vào kinh Tâm, Vị và Tùy. Tác dụng trị ứ huyết, lợi tiểu tiện, trừ phụ nhiệt, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu tiện, thanh lọc cơ thể. Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, rễ cỏ tranh n thúc đẩy quá trình đông máu, ức chế vi khuẩn….

Kim tiền thảo theo Y học cổ truyền có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm, thanh can đởm, thanh nhiệt giải độc, trừ phong. Theo Y học hiện đại có tác dụng chữa trị sỏi mật, sỏi túi mật, sỏi thận và những bệnh về đường niệu; lợi tiểu, hạ huyết áp, giảm đào thải canxi niệu, kháng viêm, kháng khuẩn…

Bông mã để được biết đến với công dụng cải thiện được sức khỏe của hệ tiêu hóa. Trong một nghiên cứu kiểm tra khả năng ức chế vết loét từ loại cây này, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, tác dụng của cây mã đề còn làm ức chế tiết axit dạ dày và làm tăng các yếu tố để bảo vệ niêm mạc. 

  • Nguyên liệu: 12 quả chuối xanh, 100 rễ cỏ tranh, 50g kim tiền thảo, 50g bông mã đề.
  • Cách làm: Chuối xanh sau khi cắt thành từng lát mỏng đem sao vàng hạ thổ. Cho tất cả nguyên liệu thảo dược đã chuẩn bị vào sắc chung với 500ml nước đến khi còn 200ml thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Chia nước thuốc thành 4 phần và uống hết trong ngày. Nên uống liên tục trong 7 ngày để thấy được hiệu quả của cách làm này.
Chuối xanh kết hợp rễ cỏ tranh, kim tiền thảo và bông mã đề.
Chuối xanh kết hợp rễ cỏ tranh, kim tiền thảo và bông mã đề.

7. Chuối xanh + mía lau + đu đủ + táo tây

Mía lau giàu đạm, canxi, khoáng, sắt, nhiều nhất là đường (12%). Theo y học cổ truyền, mía lau vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước đỏ và rất bổ dưỡng. Theo các chuyên gia y học, mía lau bổ sung dinh dưỡng cho cơ bắp, thanh nhiệt, giải khát, xóa tan mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa.

Đu đủ có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa tự nhiên có thể giúp bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm đó. Cụ thể, papain giúp phân hủy protein trong thực phẩm bạn ăn. Giống như các enzyme tiêu hóa nói chung, papain có thể giúp giảm các triệu chứng như: đầu hơi, chướng bụng, táo bón…

Táo tây rất giàu pectin nên hỗ trợ thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa và đường ruột hoạt động trơn tru. Vitamin C trong táo tây giúp tăng sức đề kháng cho dạ dày, tá tràng, từ đó làm giảm nguy cơ vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày, ngăn ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả.

Chính vì vậy, sự kết hợp giữa chuối xanh, mía lau, đu đủ và táo tây sẽ tạo ra bài thuốc chữa dạ dày vô cùng hiệu quả. Cách thực hiện như sau: 

  • Nguyên liệu: 5 quả chuối xanh, 50g mía lau, 30g đu đủ, 25g táo tây.
  • Cách làm: Chuối xanh bóc bỏ vỏ sau đó cắt thành từng lát mỏng rồi sao vàng hạ thổ. Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm rồi sắc cùng 500ml đến khi còn 200ml thì tắt bếp.
  • Cách dùng: Uống hết nước thuốc trong ngày. Dùng liên tục trong khoảng 1 tuần để thấy hiệu quả. 

8. Các món ăn từ chuối xanh

Người bị dạ dày cũng có thể bổ sung chuối xanh vào thực đơn ăn uống hàng ngày bằng cách chế biến thành các món ăn dưới đây: 

– Chuối xanh luộc: Rửa sạch vài quả chuối xanh. Cho vào nồi luộc cùng nước cho tới khi chín. Bóc vỏ chuối và ăn trực tiếp, có thể chấm với muối tiêu để tăng hương vị. Nên ăn 2-3 lần mỗi tuần để đẩy lùi nhanh chóng các triệu buồn nôn, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi chướng bụng do bệnh dạ dày gây ra.

– Chuối xanh kho cá: Chuối xanh có thể để cả vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn rồi cho vào kho cùng cá. Nêm nếm gia vị theo khẩu vị của bạn.

–  Chuối xanh xào ốc: Đây là món ăn quen thuộc của người dân ở các tỉnh phí Bắc. Bạn chỉ cần chuẩn bị chuối xanh và ốc với lượng vừa ăn. Sau đó, sơ chế sạch các nguyên liệu rồi phi thơm chút hành cho chuối và ốc đảo lên. Đổ nước vào đun cho tới chuối chín nhừ thì cho thêm rau thơm hành lá, tía tô, lá lốt vào để tăng hương vị cho món ăn.

– Chuối xanh hầm chân giò: Món ăn này rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Bạn chỉ cần làm sạch chuối xanh và chân giò. Cho chân giò vào xào sơ cho săn lại, tiếp tục cho chuối vào xào rồi đổ nước. Nấu cho tới khi 2 nguyên liệu chín thì nêm nếm gia vị, cho chút hành, tía tô và lá lốt vào là có thể thưởng thức.

– Chuối xanh xào với lá lốt: Cách thực hiện rất đơn giản, bạn gọt vỏ chuối xanh sau đó cho ngâm trong nước muối khoảng 30 phút để giảm bớt bị chát. Cắt chuối xanh thành từng miếng mỏng, lá lốt rửa sạch thái nhỏ. Phi thơm chút tỏi rồi cho chuối vào xào cùng, thêm chút nước đun cho tới khi chuối chín. Cuối cùng bạn thêm vào lá lốt là hoàn thành món ăn.

Một số món ăn từ chuối xanh tốt cho người mắc bệnh dạ dày như chuối xanh luộc, chuối xanh hầm chân giò… 
Một số món ăn từ chuối xanh tốt cho người mắc bệnh dạ dày như chuối xanh luộc, chuối xanh hầm chân giò…

IV. Lưu ý khi dùng chuối xanh chữa dạ dày 

Để nhận được tối đa hiệu quả chữa dạ dày từ chuối xanh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, khi sử dụng chuối xanh chữa dạ dày, bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây:

1. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Việc sử dụng chuối xanh bừa bãi có thể gây ra hiện tượng táo bón, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.

Do đó, nếu muốn sử dụng chuối xanh với mục đích chữa bệnh dạ dày hoặc bất kỳ bệnh nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 

2. Lượng dùng vừa phải, tránh lạm dụng

Giống như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, lạm dụng nhiều chuối xanh cũng không phải tốt. Do vậy, bạn nên dùng chuối xanh với một lượng vừa đủ, khoảng 1-2 quả/ngày và 2-3 lần/tuần. 

Trường hợp nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường như chướng bụng, đầy hơi hoặc táo bón khi ăn chuối xanh thì có thể là do bạn đã lạm dụng ăn chuối quá nhiều. 

Do đó, khi áp dụng chữa dạ dày bằng chuối xanh, người bệnh cần đảm bảo dùng đúng liều lượng và kiên trì trong thời gian dài mới có kết quả.

3. Thời điểm 

Có thể dùng chuối xanh chữa dạ dày vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng thời điểm thích hợp nhất là vào buổi sáng.

Không sử dụng chuối xanh vào lúc bụng quá đói hoặc sau khi ăn quá no vì đều gây ảnh hưởng tới hiệu quả chữa bệnh. 

Nên dùng chuối xanh với một lượng vừa đủ, khoảng 1-2 quả/ngày và 2-3 lần/tuần. 
Nên dùng chuối xanh với một lượng vừa đủ, khoảng 1-2 quả/ngày và 2-3 lần/tuần.

4. Đối tượng không nên dùng chuối xanh

Chuối xanh là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Một số đối tượng không nên ăn hoặc dùng chuối xanh để chữa dạ dày gồm:

  • Người bị dị ứng với chuối: Vì trong chuối xanh chứa protein, không tốt cho người bị dị ứng. 
  • Người hay bị dị ứng hoặc bị dị ứng với cao su nên thận trọng khi ăn chuối xanh.

Một số đối tượng khác cần thận trọng khi ăn chuối xanh gồm: 

  • Thận trọng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Đối tượng này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và dùng chuối xanh với mức độ vừa phải.
  • Người già và trẻ em: Trẻ em và người già nên cẩn thận khi sử dụng chuối xanh . Tốt hơn là nên sử dụng lượng vừa phải và tránh ăn quá nhiều.  

5. Tác dụng phụ

Không có nhiều thông tin về tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng chuối xanh. Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng khác nhau với một số loại trái cây và rau quả thông thường. 

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ hoặc khó chịu nào sau khi ăn chuối xanh, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời.

6. Tương tác với các thuốc khác

Hiện nay vẫn chưa có báo cáo về sự tương tác của chuối xanh với thuốc. Do đó, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh, bạn phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về khả năng tương tác thuốc với trái cây và rau quả. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những ảnh hưởng không mong muốn tới sức khỏe.  

Ngoài ra, tránh sử dụng chuối xanh hoặc các loại trái cây khác làm thuốc mà không hỏi ý kiến ​​​​bác sĩ.

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ hoặc khó chịu nào sau khi ăn chuối xanh, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ hoặc khó chịu nào sau khi ăn chuối xanh, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời.

7. Lưu ý khác 

Trong thời gian dùng chuối xanh chữa dạ dày, người bệnh cũng cần kết hợp với những vấn đề sau:

  • Có chế  độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung khoáng chất, vitamin từ rau xanh và hoa quả.
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm gây hại cho dạ dày như: thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm đông lạnh và đồ hộp. Nói không với rượu, bia, cà phê và thuốc lá.
  • Giữ tinh thần và tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ để tránh căng thẳng, stress.
  • Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng với các bài tập như yoga, thiền, tập dưỡng sinh, đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe…

V. Chữa dạ dày bằng chuối xanh có hiệu quả không? 

Chữa dạ dày bằng chuối xanh là phương pháp dân gian, do dược tính của chuối xanh thấp nên chỉ phù hợp với người bệnh ở thể nhẹ. Trường hợp bệnh dạ dày nặng và nghiêm trọng nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. 

Hơn nữa, hiệu quả cũng tùy từng cơ địa mới phù hợp nên có người áp dụng khỏi có người không và thời gian điều trị cũng khác nhau. 

Mặt khác, vì hàm lượng dược tính thấp nên chuối xanh không thể chữa bệnh dạ dày nhanh chóng chỉ sau 1 vài ngày. Người bệnh cần kiên trì áp dụng trong một vài tuần, thậm chí có thể lâu hơn mới có hiệu quả.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị, nếu áp dụng cách chữa bệnh dạ dày bằng chuối xanh nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm sau khoảng 2-3 tuần thì cần đi khám bác sĩ và điều trị bằng thuốc để bệnh không nặng thêm.

Cách chữa dạ dày với chuối xanh cho hiệu quả nhất định khi sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, việc chuẩn bị các nguyên liệu khá bất tiện nên không phù hợp với những người bận rộn. 

Vì vậy, người bị bệnh dạ dày có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Yumangel đóng gói nhỏ tiện dụng, có thể mang theo bên người để sử dụng khi triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày làm phiền bạn.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

Yumangel có tác dụng trung hòa axit dạ dày, đồng thời tạo màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày như: ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, buồn nôn… 

Trên đây là tổng hợp 8+ cách chữa dạ dày bằng chuối xanh được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cách chữa bệnh dạ dày này còn phụ thuộc nhiều vào mức độ bệnh, yếu tố cơ địa, thời gian sử dụng cũng như thói quen ăn uống sinh hoạt. Do đó, nếu áp dụng bài thuốc chữa dạ dày từ chuối xanh một thời gian mà không có tiến triển, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị phù hợp hơn.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.naturalevolutionfoods.com.au/why-you-should-be-eating-green-banana-resistant-starch/

https://eatbantastic.com/blogs/news/7-benefits-of-green-bananas

https://www.healthline.com/nutrition/green-bananas-good-or-bad

https://theceliacmd.com/green-bananas-anti-inflammatory-low-fodmap-and-good-for-the-gut/

https://www.ndtv.com/health/green-bananas-can-you-these-amazing-5-health-benefits-know-how-to-use-4229558

https://www.healthshots.com/healthy-eating/superfoods/5-health-benefits-of-raw-bananas-you-should-know-about/

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.