Đau dạ dày có uống thuốc giảm đau được không? Bệnh nhân đau dạ dày vẫn có thể sử dụng thuốc giảm đau tùy theo tình trạng bệnh và có sự hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ. Để hiểu hơn về khi nào được sử dụng thuốc giảm đau khi đau dạ dày hãy tham khảo bài viết sau đây của Yumangel.vn
Mục lục
- I. Đau dạ dày có uống thuốc giảm đau được không?
- II. Nguyên tắc khi dùng thuốc giảm đau dạ dày
- III. Các loại thuốc giảm đau dạ dày thường sử dụng
- IV. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc giảm đau dạ dày
- V. 6 lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày
- VI. Thuốc dạ dày chữ Y- Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày
- VII. Câu hỏi thường gặp
I. Đau dạ dày có uống thuốc giảm đau được không?
Bệnh nhân đau dạ dày thường xuyên bị đau tức ở vùng thượng vị, đầy bụng, buồn nôn, ợ nóng… vô cùng khó chịu. Thông thường khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc giảm đau hoặc kháng sinh cho bệnh nhân uống để khắc phục nhanh chóng tình trạng này.
Tuy nhiên, người bệnh đau dạ dày không nên tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Các loại thuốc giảm đau sẽ hỗ trợ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do đau dạ dày gây ra nhưng chỉ là biện pháp che lấp các dấu hiệu của căn bệnh này, không thể chữa khỏi nguyên nhân gây bệnh.
Việc chỉ sử dụng thuốc giảm đau dạ dày mà không tiến hành điều trị còn khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó, người bệnh vẫn có thể sử dụng thuốc giảm đau tùy theo tình trạng bệnh và có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
II. Nguyên tắc khi dùng thuốc giảm đau dạ dày
Khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày, bác sĩ phải thăm khám và xác định mức độ bệnh lý và tình trạng cơn đau để chỉ định loại thuốc phù hợp. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh nhân đau dạ dày nên uống thuốc giảm đau theo bậc thang như sau:
1. Đau dạ dày bậc 1: Đau nhẹ
Trường hợp mức độ đau dạ dày ở thể nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không phải opioid. Ví dụ như:
- Paracetamol.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): naproxen, aspirin, diclofenac, ibuprofen.
2. Đau dạ dày bậc 2: Đau vừa
Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc paracetamol kết hợp với:
- Thuốc loại opioid yếu: codeine, oxycodone.
- Thuốc giảm đau.
- Thuốc chống viêm không steroid.
- Thuốc giảm đau hỗ trợ.
- Một số loại thuốc giảm đau mạnh hơn có thể cân nhắc như codein, dextropropoxyphene.
3. Đau dạ dày bậc 3: Đau nặng
Trong trường hợp bệnh đau dạ dày nặng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn như:
- Morphin.
- Hydromorphone.
- Methadone.
- Kết hợp với thuốc chống viêm không steroid.
III. Các loại thuốc giảm đau dạ dày thường sử dụng
Sau khi đã trả lời cho câu hỏi đau dạ dày có uống thuốc giảm đau được không thì nhu cầu tiếp theo của người bệnh đó là sử dụng thuốc nào. Dưới đây là một số nhóm thuốc giảm đau dạ dày thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho bệnh nhân:
- Thuốc kháng axit (Antacids).
- Thuốc ức chế bơm proton (PPIs).
- Thuốc ức chế thụ thể H2.
1. Thuốc kháng axit (Antacids)
Dạ dày bị dư thừa axit dịch vị gây ra một số triệu chứng như đau dạ dày, ợ nóng, không tiêu,… Sử dụng thuốc kháng axit giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày. Các dạng kháng axit phổ biến hiện nay gồm:
- Alka – seltzer.
- Mylanta.
- Maalox.
- Alternagel.
- Amphojel.
- Pepto bismol.
- ….
Người bệnh đau dạ dày khi sử dụng thuốc kháng axit cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, nên chú ý:
- Nếu sử dụng thuốc kháng axit dạng viên, người bệnh nên nhai thuốc ra thật kỹ để cho hiệu quả giảm đau nhanh hơn.
- Tuyệt đối không nên lạm dụng, dùng quá liều vì có thể gây tiêu chảy, táo bón, rối loạn nhu động ruột…
- Bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính không được dùng thuốc kháng axit để giảm đau dạ dày.
Nhóm thuốc kháng axit giúp trung hòa lượng axit trong dạ dày.
2. Thuốc ức chế bơm proton (PPIs)
Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPIs) có tác dụng ngăn chặn hiện tượng ợ nóng, đau dạ dày xảy ra thường xuyên bằng cách ngăn chặn sự sản sinh axit bên trong dạ dày. Một số dạng thuốc được dùng phổ biến hiện nay gồm:
- Rabeprazole.
- Esomeprazole.
- Dexlansoprazole.
Lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPIs):
- Sử dụng 1 lần/ngày và đều đặn hàng ngày.
- Uống khi bụng đói.
- Nên uống vào buổi sáng, trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ đồng hồ.
- Tác dụng phụ có thể gặp phải: đau đầu, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy; tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, phổi, loãng xương khi dùng thuốc trên 1 năm.
3. Thuốc ức chế thụ thể H2
Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 có tác dụng chậm hơn so với 2 nhóm thuốc trên nhưng hiệu quả lại kéo dài hơn. Một số dạng thuốc được sử dụng phổ biến gồm:
- Nizatidine.
- Famotidine
- Cimetidine.
Lưu ý khi dùng thuốc ức chế thụ thể H2:
- Chỉ được dùng thuốc trong thời gian ngắn để cải thiện triệu chứng đau dạ dày.
- Nên uống thuốc trước bữa ăn đầu tiên, ,ột vài trường hợp khác có thể dùng thuốc trước khi ăn tối.
- Thuốc cần khoảng 30 – 90 phút mới phát huy tác dụng.
- Hiệu quả của thuốc kéo dài 24 giờ sau khi bệnh nhân sử dụng.
- Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc: táo bón, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau đầu…
4. Thuốc kháng sinh
Nhóm thuốc thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn HP dạ dày. Một số thuốc kháng sinh thường được chỉ định dùng điều trị đau dạ dày như:
- Metronidazol/tinidazole 500mg.
- Fluoroquinolones: Levofloxacin 500 mg.
- Clarithromycin 250mg; 500mg
- Amoxicillin 500mg.
- Bismuth.
Nhìn chung, các loại thuốc có khả năng giảm đau dạ dày thường thuộc nhóm thuốc cấp tính. Thuốc chỉ có tác giảm đau và các triệu chứng khó chịu của bệnh tạm thời. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh tình trạng uống sai thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra bạn có thể tham khảo: Đau dạ dày uống gì cho khỏi
IV. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc giảm đau dạ dày
Bệnh nhân đau dạ dày có thể uống thuốc giảm đau nhưng không được tự ý mua mà cần có chỉ định từ bác sĩ. Việc tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau dạ dày có thể khiến bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ như:
- Viêm loét, xuất huyết tiêu hóa.
- Nóng rát vùng thượng vị.
- Chảy máu dạ dày
- Thủng dạ dày
- Kháng thuốc do lạm dụng thuốc giảm đau dạ dày trong thời gian dài.
V. 6 lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau dạ dày
Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc giảm đau lên dạ dày, bệnh nhân đau dạ dày nên lưu ý một số điều sau:
1. Chỉ sử dụng thuốc giảm đau khi cần thiết
Việc lạm dụng thuốc giảm đau quá mức không chỉ làm giảm mức độ đáp ứng mà còn gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó, nếu cơn đau dạ dày chỉ ở mức độ nhẹ và tình trạng sốt không đáng kể (chỉ 37-38 độ C), người bệnh có thể giảm đau bằng cách xoa bụng, uống nước gừng hay chườm ấm thay vì dùng thuốc giảm đau Paracetamol, Efferalgan quá mức.
Đặc biệt với các bệnh nhân có vấn đề về dạ dày nói riêng và tiêu hóa nói chung, việc lạm dụng thuốc giảm đau còn có thể làm bùng phát cơn đau thượng vị kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn. Vì vậy, chỉ khi thực sự cần thiết mới nên dùng thuốc giảm đau dạ dày.
2. Sử dụng đúng liều lượng
Đa phần các tác dụng phụ có mức độ nặng của thuốc giảm đau dạ dày thường xảy ra do bệnh nhân dùng với liều cao và lạm dụng trong thời gian dài. Vì vậy, bệnh nhân hãy chắc chắn uống thuốc đúng liều lượng được chỉ định.
Trường hợp không có toa của bác sĩ, bệnh nhân chỉ nên dùng Paracetamol, efferalgan trong thời gian 5 – 7 ngày. Nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, hãy đến bệnh viện thăm khám ngay.
3. Uống thuốc sau khi ăn no
Nên uống thuốc sau khi ăn no để giảm tác hại của thuốc lên dạ dày. Vì khi đói, dịch vị dạ dày tương đối cao có thể gây kích thích lên niêm mạc bị tổn thương, hậu quả làm bùng phát cơn đau. Nếu lúc này bạn uống thuốc thì mức độ cơn đau và các triệu chứng đi kèm có xu hướng nặng hơn.
Ngược lại, uống thuốc sau khi ăn no giúp giảm mức độ kích thích của thuốc và dịch vị lên vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Mặt khác, thức ăn còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn chế thuốc tiếp trực tiếp với ổ viêm, loét.
Ngoài ra, khi uống thuốc, bạn nên uống cùng 1 cốc nước khoảng 200 – 250ml. Riêng với trường hợp bệnh nhân bị khó chịu, nên uống thuốc cùng thức ăn hoặc ngay sau khi ăn.
4. Chú ý quan sát các biểu hiện khi dùng thuốc
Các loại thuốc giảm đau dày đều tiềm ẩn rủi ro và tác dụng phụ ngoài mong muốn. Vì vậy nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ ngay để phát hiện và xử lý sớm nếu có vấn đề phát sinh.
5. Thay thế bằng thuốc dạng đặt
Ngoài dạng uống (siro, bột sủi, viên sủi, viên uống), các loại thuốc giảm đau dạ dày còn được bào chế ở dạng viên đặt hậu môn. Người bệnh có thể sử dụng thay bằng thuốc dạng đặt để giảm tác hại lên dạ dày.
6. Thuốc giảm đau chỉ có công dụng tạm thời
Sử dụng thuốc giảm đau dạ dày chỉ có công dụng tạm thời, không thể đặc trị dứt điểm bệnh đau dạ dày. Vì vậy bệnh dễ tái phát, thậm chí biểu hiện đau dạ dày còn nghiêm trọng hơn trước. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phác đồ điều trị đau dạ dày dứt điểm.
VI. Thuốc dạ dày chữ Y- Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày
Bệnh nhân đau dạ dày có thể sử dụng một số loại thuốc có công dụng trung hòa acid dạ dày như thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Yumangel có tác dụng trung hòa acid và duy trì pH dạ dày ở mức bình thường nhờ thành phần Almagate. Bên cạnh đó, thành phần này còn hỗ trợ khả năng hấp thụ và làm mất hoạt tính của acid mật.
Khi đi vào dạ dày, hỗn dịch Yumangel sẽ tạo thành 1 lớp màng gần giống với chất nhầy của niêm mạc. Với cơ chế này, thuốc chữ Y sẽ giúp bảo vệ tính toàn vẹn của lớp chất nhầy, giảm sự tổn thương trực tiếp vào các tế bào biểu mô.
Nhờ tác dụng trung hòa acid và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày nên thuốc Yumangel có khả năng cải thiện một số triệu chứng bệnh như: loét dạ dày, loét tá tràng; viêm dạ dày; các chứng bệnh do tăng tiết acid (ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, chứng ợ); trào ngược thực quản.
Liều lượng thích hợp cho người bị đau dạ dày là mỗi ngày uống 3-4 gói, mỗi lần chỉ uống 1 gói. Thời điểm uống thích hợp là trước khi đi ngủ và sau bữa ăn từ 1- 2 tiếng. Đối với các trường hợp bị buồn nôn, ợ hơi, đau rát dạ dày, trào ngược thực quản thì người bệnh có thể uống ngay 1 gói Yumangel làm giảm ngay cảm giác khó chịu.
VII. Câu hỏi thường gặp
Đau dạ dày uống Panadol được không?
Panadol có thành phần chính là Paracetamol, một loại thuốc giảm đau và hạ sốt. Đối với đau dạ dày mức độ nhẹ đến trung bình, Panadol có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên, không nên lạm dụng và sử dụng lâu dài vì có thể gây tác dụng phụ lên gan và thận. Nếu đau dạ dày kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Không nên tự ý dùng Panadol để điều trị đau dạ dày khi chưa rõ nguyên nhân.
Đau dạ dày uống paracetamol được không?
Tương tự như Panadol, Paracetamol có thể dùng để giảm đau dạ dày mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, Paracetamol không điều trị được nguyên nhân gây đau dạ dày. Việc sử dụng Paracetamol cần đúng liều lượng và không kéo dài. Nếu đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng, việc sử dụng Paracetamol cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau?
Nếu bạn đã uống thuốc đau dạ dày mà vẫn đau, có thể do nhiều nguyên nhân:
- Chẩn đoán chưa chính xác: Đau dạ dày có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu chẩn đoán sai thì việc điều trị sẽ không hiệu quả.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Một số loại thuốc giảm đau thông thường có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét.
- Bệnh lý khác: Đau vùng thượng vị không phải lúc nào cũng do dạ dày, có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác như bệnh túi mật, bệnh gan, bệnh tụy.
- Thuốc không phù hợp: Thuốc bạn đang sử dụng có thể không phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
- Kháng thuốc: Trong một số trường hợp, vi khuẩn gây viêm loét dạ dày tá tràng có thể kháng thuốc, dẫn đến việc điều trị không hiệu quả.
Trong trường hợp này, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Đau dạ dày có uống được Efferalgan không?
Efferalgan cũng có thành phần chính là Paracetamol, tương tự Panadol. Vậy nên, câu trả lời cũng tương tự như trên. Efferalgan có thể giúp giảm đau dạ dày mức độ nhẹ, nhưng không nên lạm dụng. Nếu đau kéo dài hoặc nghiêm trọng, cần đi khám bác sĩ.
Tóm lại, khi bị đau dạ dày, việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau là không nên. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Việc lạm dụng thuốc giảm đau, đặc biệt là các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể gây hại cho dạ dày và các cơ quan khác như gan, thận.
Có thể bạn chưa biết:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...