Skip to main content

Ví trị dạ dày nằm ở đâu? Cấu tạo, chức năng, bệnh lý thường gặp

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Dạ dày nằm ở đâu? Ngoài giải đáp thắc mắc này, bài viết còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích khác về cấu tạo, chức năng cũng như bệnh lý thường gặp ở dạ dày để bạn chủ động phòng tránh. 

I – Dạ dày nằm ở đâu trên cơ thể người? Hình ảnh vị trí dạ dày

Dạ dày là gì? Dạ dày là bao tử, là đoạn phình ra to nhất của ống tiêu hóa giống hình chữ J. Ở người trưởng thành, dạ dày có thể chứa khoảng 2 – 4 lít thức ăn và chất lỏng. Dạ dày chỉ giữ thức ăn từ 3-5 tiếng trước khi đưa thức ăn đi dọc theo đường tiêu hóa và ra khỏi cơ thể.

Vị trí dạ dày nằm ở đâu trên cơ thể ngườiHình ảnh vị trí dạ dày trong cơ thể người. 

Vị trí dạ dày ở đâu? Vị trí dạ dày trong cấu trúc cơ thể là ở khu vực phía trên, nằm dưới gan và bên trái của khoang, bên cạnh lá lách. Trong hệ tiêu hóa, vị trí của dạ dày nằm giữa tá tràng và thực quản. Đỉnh của dạ dày là cơ hoành, phía sau dạ dày là tuyến tụy.

II – Dạ dày có cấu tạo như thế nào? Cấu tạo dạ dày người

Cấu tạo dạ dày người có mấy lớp? Cấu tạo của dạ dày người gồm 4 phần gồm: tâm vị, đáy vị, thân vị và môn vị. Cụ thể như sau:

– Tâm vị: Là phần nối thực quản và dạ dày. 

– Đáy vị: Là phần cao nhất của dạ dày, nằm ở ngay bên dưới cơ hoành.

Trình bày cấu tạo dạ dày ngườiThành dạ dày có cấu tạo gồm mấy lớp? 

– Thân vị: Vị trí nằm ở giữ môn vị và đáy vị. Đây là phần phình to nhất và có diện tích lớn nhất của dạ dày. 

– Môn vị: Là khu vực chứa thức ăn, chất lỏng trước khi chuyển sang tá tràng. Môn vị được phân thành các ống môn vị nằm bên cạnh tá tràng và các hang môn vị nằm ở bên cạnh cơ thể. 

III – Chức năng của dạ dày là gì?

Như vậy các bạn đã nắm được vị trí bao tử nằm ở đâu trong cơ thể người và dạ dày cấu tạo bởi mấy lớp . Vậy dạ dày có chức năng gì?

Các chức năng dạ dày gồm tiêu hóa, hấp thụ, kiểm soát bài tiết và vận động. Cụ thể từng chức năng của dạ dày 4 ngăn như sau: 

– Tiêu hóa: Dạ dày giải phóng các protease – enzyme tiêu hóa protein như pepsin và axit hydrochloric để tiêu hóa thức ăn đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn có hại.

Thức ăn sau khi đi qua thực quản, các cơn co thắt dạ dày sẽ chuyển hóa thức ăn thành chyme. Chyme từ từ đi qua cơ thắt môn vị và vào tá tràng của ruột non và bắt đầu hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Chức năng của dạ dày là gìChức năng của bao tử

– Hấp thụ: Tuy hấp thụ là chức năng của ruột non nhưng một số chất vẫn được hấp thụ ở dạ dày như: nước, thuốc (ví dụ như Aspirin), axit amin, Ethanol có trong rượu, caffeine, vitamin tan trong nước

– Kiểm soát bài tiết và vận động: Thức ăn khi đi qua dạ dày đều được kiểm soát bởi hệ thống thần kinh và các hormone tiêu hóa. Hormone Gastrin có thể làm tăng nhu động ruột trong dạ dày để tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là các loại protein chưa được tiêu hóa hoàn toàn.

IV – Các bệnh thường gặp ở dạ dày

Trong hệ tiêu hóa, dạ dày là bộ phận dễ bị tổn thương nhất. Vì vậy dạ dày có thể gặp một số bệnh lý sau:

– Trào ngược dạ dày thực quản: Là tình trạng thức ăn và axit dạ dày trào ngược lên phía trên của thực quản gây ho, buồn nôn, ợ nóng.

– Loét dạ dày: Loét dạ dày làm xói mòn niêm mạc dạ dày gây chảy máu, đau.

– Đầy bụng khó tiêu: Bệnh lý này khiến bụng căng cứng, khó chịu, đôi khi người bệnh còn bị khó thở.

– Viêm dạ dày: Các triệu chứng của viêm dạ dày là buồn nôn, đau dạ dày. 

Dạ dày có chức năng gìMột số bệnh lý thường gặp ở dạ dày là trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày… 

– Hội chứng Zollinger – Ellison: Là hiện tượng có một hoặc nhiều khối u tiết ra hormone làm tăng tiết axit dạ dày và có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

– Giãn tĩnh mạch dạ dày: Giãn tĩnh mạch dạ dày thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh gan nặng, tĩnh mạch trong dạ dày có thể sưng lên và phình ra làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.

– Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày không phổ biến nhưng có thể dẫn đến tử vong.

– Xuất huyết dạ dày: Loét, viêm dạ dày hay ung thư dạ dày có thể dẫn đến xuất huyết. 

V – Cách phòng tránh các bệnh ở dạ dày

Có thể thấy, chức năng của bao tử trong hệ tiêu hóa là vô cùng quan trọng. Việc hàng ngày phải tiêu hóa một lượng lớn thức ăn nên dạ dày có nguy cơ bị mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Để chủ động phòng tránh các bệnh lý ở dạ dày, bạn nên chú ý:

– Ăn chậm, nhai kỹ để tránh giảm các áp lực cho dạ dày trong quá trình co bóp.

– Ăn đúng bữa, đúng giờ; không bỏ bữa. 

– Thay đổi tần suất ăn nếu sau khi ăn xong bạn thấy đau bụng hoặc khó chịu. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn nhiều trong 1 bữa giảm áp lực lên dạ dày.

– Không nên ăn quá gần giờ đi ngủ, nên ăn cách giờ đi ngủ khoảng từ 2-3 tiếng. 

– Tránh vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn. 

– Thay đổi chế độ ăn uống bằng cách ăn nhiều chất xơ, rau củ tươi; giảm thực phẩm chiên, béo, cay…

– Uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày để việc di chuyển thức ăn trong dạ dày dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hạn chế uống nước có gas, soda, đồ uống có cồn và caffeine vì các thức uống này có thể gây ra một số rối loạn ở dạ dày và đau dạ dày.

vị trí bao tử trong cơ thể người Chế độ ăn uống khoa học và kết hợp tập luyện đều đặn giúp phòng tránh hiệu quả các bệnh lý ở dạ dày. 

– Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn tránh để bản thân rơi vào căng thẳng, stress kéo dài.

– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày vừa giúp tăng sức đề kháng cho cả cơ thể và dạ dày.

– Không tự ý sử dụng thuốc Tây y khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, đặc biệt là thuốc giảm đau, kháng viêm.

– Không uống thuốc khi quá gần giờ đi ngủ và khi bụng đói. 

Hy vọng với các thông tin vừa cung cấp ở trên các bạn đã biết vị trí dạ dày nằm ở đâu trong cơ thể người? Cấu tạo và chức năng của dạ dày là gì cũng như các bệnh lý thường gặp để chủ động chăm sóc dạ dày luôn khỏe mạnh.

4/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.