Trào ngược dạ dày nôn ra máu khiến nhiều người không khỏi hốt hoảng, lo lắng. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và điều trị thế nào? Cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
I. Trào ngược dạ dày nôn ra máu là gì?
Trào ngược dạ dày ra máu là tình trạng dịch dạ dày khi trào ngược có kèm theo máu hoặc người bệnh chỉ nôn khạc ra máu. Đây là triệu chứng điển hình trào ngược dạ dày thực quản mà người bệnh cần lưu tâm.
Hiện tượng trào ngược dạ dày ra máu thường xuất hiện khi có tổn thương hoặc viêm nhiễm trong niêm mạc dạ dày hoặc thực quản. Lượng máu nôn ra có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng, lượng máu lớn có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như hoa mắt, chóng mặt, và buồn nôn.
Trào ngược dạ dày là tình trạng nghiêm trọng và cần được cấp cứu điều trị y tế ngay. Người bệnh nên đi thăm khám ngay nếu có triệu chứng sau:
- Dịch nôn chứa máu, máu có thể đỏ tươi hoặc sẫm, đen như bã cà phê.
- Lượng máu nôn ra nhiều.
- Triệu chứng cảnh báo kèm theo: chóng mặt hoặc choáng váng, đau bụng, tim đập nhanh, da xanh xao…
II. Triệu chứng trào ngược dạ dày nôn ra máu
Trào ngược dạ dày nôn ra máu là vấn đề rất khó để phát hiện sớm, thông thường, tình trạng này xuất hiện khi chứng trào ngược đã diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị.
Dưới đây là đặc điểm của các giai đoạn phát triển chứng trào ngược dạ dày – thực quản, bạn nên theo dõi để hiểu hơn về tình trạng này:
1. Ợ nóng, buồn nôn, ho, khó nuốt
Khi mới bắt đầu bị trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy các biểu hiện khó chịu nhưng cũng khá nhẹ nhàng, có thể kể đến như:
- Thường xuyên ợ chua, ợ nóng, buồn nôn và nôn.
- Dễ bị ho khan, ho có đờm.
- Khi nuốt nước bọt có thể cảm thấy vị đắng của dịch tiêu hóa.
- Cảm thấy hơi đau tức ngực.
- Hơi khó nuốt khi ăn hoặc uống.
2. Chán ăn, sụt cân, lưỡi trắng, khó thở, tim đập nhanh
Sau giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh sẽ nặng hơn, khiến cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng có những biểu hiện khá hiếm gặp, do đó, người bệnh cần theo dõi một cách cẩn thận. Một số biểu hiện của giai đoạn trở nặng bảo gồm:
- Chán ăn, dẫn đến người mệt lả và sụt cân nhanh.
- Dinh dưỡng suy giảm, khiến cho cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng.
- Bị lưỡi trắng hoặc viêm lưỡi.
- Khó thở, rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
3. Nôn ra máu, đau dữ dội, phân có máu
Ở giai đoạn trào ngược dạ dày gây nôn, ho, khạc ra máu, biểu hiện bệnh lúc này đã khá nặng, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt. Các biểu hiện ở giai đoạn này gồm:
- Hay bị buồn nôn và nôn, chán ăn liên tục, người luôn trong trạng thái mệt mỏi.
- Nôn, khạc hoặc ho ra máu.
- Da bợt màu do thiếu dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu.
- Vùng thượng vị đau dữ dội.
- Đi ngoài có thể kèm theo phân màu đen.
III. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày nôn ra máu
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng nôn ra máu. Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày mới có thể gây tình trạng nôn ra máu.
Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng trào ngược dạ dày nôn ra máu gồm:
1. Viêm loét dạ dày hoặc thực quản
Niêm mạc thực quản không giống như niêm mạc dạ dày, cơ quan này không có chức năng phải tiếp xúc với axit dịch vị. Khi đó, acid từ dạ dày trào lên thực quản sẽ khiến cơ quan này bị tổn thương, viêm loét.
Khi đó, nếu bạn thường xuyên bị trào ngược, axit dịch vị sẽ gây loét, nhiễm khuẩn niêm mạc thực quản… Loét thực quản khác với loét dạ dày ở chỗ 1 bên là do vi khuẩn còn bên kia là do axit bào mòn.
Nếu các vết loét không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ chảy máu, tùy vào mức độ bệnh mà lượng máu sẽ chảy ra ngoài (máu có màu nâu sẫm có thể kèm theo thức ăn thừa). Khi đó người bệnh sẽ có cảm giác sưng đau khó nuốt kèm theo khạc ra máu.
3. Xuất huyết dạ dày
Khi xuất hiện tình trạng nôn ra máu do trào ngược, các cơ quan sẽ rất khó lành lại, vì dịch vị bị trào ngược sẽ khiến các tổn thương ngày một nặng hơn.
Ngoài ra, người bị trào ngược thực quản có kèm theo xuất huyết dạ dày (do viêm loét dạ dày quá lâu) cũng có thể nôn ra máu.
4. Xuất huyết thực quản
Khi acid dạ dày và pepsin tiếp xúc với niêm mạc thực quản, chúng có thể gây viêm nhiễm và tổn thương niêm mạc. Đồng thời, tĩnh mạch thực quản có thể giãn nở quá mức và gây vỡ mạch máu, dẫn đến hiện tượng xuất huyết thực quản.
5. Hội chứng Mallory-weiss
Hội chứng Mallory-weiss là các vết trợt xuất huyết trên niêm mạc thực quản gây ra bởi việc nôn ói, nôn khan hoặc ho khan. Đây là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất làm xuất huyết tại ống tiêu hóa trên dẫn đến nôn ra máu.
6. Ung thư thực quản
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Ở giai đoạn sớm, bệnh chưa biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi ung thư đã bước vào giai đoạn muộn, các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ ràng, trong số đó có thể là nôn ra máu.
7. Do động mạch dạ dày bị nứt
Động mạch dạ dày bị đứt có thể xảy ra khi có áp lực mạnh tại dạ dày. Ví dụ như nôn ráu mạnh hoặc mắc bệnh viêm dạ dày cấp tính.
8. Do các bệnh lý khác
Các bệnh lý khác như viêm loét đại tràng bệnh Crohn hoặc ung thư tiêu hóa cũng có thể gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày nôn ra máu.
IV. Trào ngược dạ dày nôn ra máu máu có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày thực quản nôn ra máu là tình trạng rất đáng báo động, người bệnh cần được cấp cứu ngay. Bởi vì nếu không được điều trị cầm máu, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng mất máu nghiêm trọng, suy hô hấp, sốc xuất huyết (xảy ra khi cơ thể mất hơn 20% thể tích máu) dẫn đến suy nội tạng và có thể tử vong.
Dưới đây là một số nguy hiểm và biến chứng có thể xảy ra khi bị trào ngược dạ dày nôn ra máu:
1. Thiếu máu
Tình trạng nôn ra máu kéo dài không được khắc phục có thể dẫn đến thiếu máu. Thiếu máu cấp tính có thể gây sốc và đe dọa tính mạng.
2. Vấn đề về hô hấp
Acid và máu dạ dày trào ngược lên đường hô hấp có thể gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp. Hậu quả là dẫn đến khàn tiếng, viêm họng, nghẹt mũi, thậm chí là viêm phổi.
3. Hẹp thực quản
Acid kèm máu từ dạ dày trào ngược lên thực quản làm tổn thương và viêm loét niêm mạc thực quản. Các vết loét này có thể tạo thành sẹo và làm thu hẹp thực quản, dẫn đến khó nuốt, cảm giác nghẹn và khó khăn khi ăn uống.
4. Ung thư thực quản
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thống kê cho thấy, ung thư thực quản là bệnh lý ung thư gây tử vong phổ biến thứ 6 trên toàn thế giới và thứ 9 tại Việt Nam.
Đáng nói, khả năng điều trị dứt điểm bệnh ung thư thực quản thấp, chỉ khoảng 25% do thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, khi ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Có thể thấy trào ngược dạ dày nôn ra máu là tình trạng rất nguy hiểm. Do đó, chúng ta nên phòng ngừa bệnh hoặc điều trị càng sớm càng tốt.
V. Cách điều trị trào ngược dạ dày nôn ra máu
Khi bị trào ngược dạ dày nôn ra máu, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra khác đồ điều trị phù hợp căn cứ theo nguyên nhân cũng như mức độ bệnh.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ và đơn thuốc của bác sĩ đưa ra, uống đúng liều và đúng thời gian. Không tự ý mua bất kỳ loại thuốc nào về uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trên thực tế, trào ngược dạ dày không phải là nguy hiểm và có thể điều trị được dứt điểm. Tuy nhiên bệnh dễ tái phát nên trong giai đoạn điều trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Các phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thường dùng hiện nay là:
1. Điều trị bằng thuốc
Đối với trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định các toa thuốc phù hợp, đồng thời hướng dẫn bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập để giảm triệu chứng và chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Các loại thuốc dùng trong điều trị trào ngược dạ dày gồm: thuốc trung hòa acid, thuốc đối kháng thụ thể histamin (thuốc chẹn H2), thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc giãn cơ…
2. Điều trị phẫu thuật
Nếu điều trị bằng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị dứt điểm.
Hai phương pháp phẫu thuật thường được cân nhắc là phẫu thuật Nissen (thủ thuật thắt chặt cơ và ngăn ngừa trào ngược) và phẫu thuật LINX (cấy ghép một vòng các hạt titan nhỏ chứa từ tín, quấn quanh ngã ba của dạ dày – thực quản để ngăn trào ngược từ dạ dày).
Các bác sĩ cho biết, thời điểm tốt nhất để điều trị bệnh trào ngược dạ dày là ngay khi phát hiện các triệu chứng khó chịu ban đầu như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu….
Điều trị càng sớm theo phác đồ bài bản và khoa học thì hiệu quả điều trị càng cao. Ngược lại, nếu điều trị muộn, cơ vòng thực quản có thể tổn thương quá mức và mất khả năng đàn hồi buộc phải can thiệp ngoại khoa.
VI. Giải pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày nôn ra máu
Để phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nôn ra máu, cần xây dựng lối sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh:
1. Lối sống, sinh hoạt khoa học
Về lối sống, lối sinh hoạt, người bị trào ngược dạ dày thực quản nên nhớ:
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp để tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, thư giãn, tránh căng thẳng kéo dài.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao một cách phù hợp để nâng cao sức khỏe tổng quát và sức khỏe tiêu hóa.
- Cố gắng duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh để cơ thể tăng cân quá mức gây áp lực chèn ép lên dạ dày.
- Nói không với thuốc lá, rượu bia, hạn chế cà phê, nước ngọt có ga để tránh làm tổn thương và kích thích dạ dày dẫn đến viêm loét.
- Khi ngủ nên kê gối cao hơn ngực và nằm nghiêng về bên trái để giảm áp lực lên thành dạ dày.
- Nên thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của trào ngược dạ dày ra máu và can thiệp kịp thời.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Về chế độ ăn uống, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Nên uống đủ 1,5 đến 2 lít nước/ngày để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể và làm dịu dạ dày.
- Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa, có tác dụng trung hòa axit dịch vị, có thể làm lành niêm mạc dạ dày – thực quản như: cháo, cơm, súp, nghệ, rau nấu chín, bánh mì…
- Không nên ăn đồ ăn gây khó tiêu và kích thích niêm mạc dạ dày như: thức ăn chiên rán, chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều muối, muối chua, đồ ăn nhạn, gia vị cay nóng…
- Nên chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá no trong 1 bữa để dạ dày không phải chịu áp lực quá lớn.
- Ăn đúng giờ, đúng bữa để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, tránh tăng tiết axit quá mức gây trào ngược.
- Không vận động, làm việc, hoặc tắm gội ngay sau khi ăn; nên nghỉ ngơi và đi lại nhẹ nhàng để thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng dễ dàng.
Bên cạnh việc duy trì ăn uống và sinh hoạt điều độ, nhiều người bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng sử dụng các sản phẩm để giảm thiểu cơn khó chịu, đau nhức do trào ngược gây ra, có thể kể tới dòng sản phẩm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Yumangel là sản phẩm giúp trung hòa dịch vị, giúp tạo lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Với những công dụng này, sản phẩm hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản như đau thượng vị, khó tiêu, ợ hơi, buồn nôn,…
Tóm lại, trào ngược dạ dày nôn ra máu là tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị y tế ngay để tránh gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ban đầu chỉ hơi khó chịu nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt để bệnh không tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm.
Chưa có bình luận!