Skip to main content

Top 11 dấu hiệu viêm loét dạ dày nhẹ và nặng hay gặp nhất

Dấu hiệu viêm loét dạ dày có thể thay đổi tùy theo vị trí và mức độ của vết loét. Thông qua các triệu chứng có thể giúp nhận biết sớm và điều trị dứt điểm bệnh, hạn chế các biến chứng không mong muốn. Bài viết này của Thuốc dạ dày chữ Y sẽ tổng hợp 11 dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày nhẹ và nặng bệnh nhân thường hay gặp nhất.

Viêm loét dạ dày là tình trạng tế bào niêm mạc dạ dày bị viêm và tổn thương kéo dài gây loét hoặc vết loét vượt quá lớp cơ niêm mạc. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người mắc loét dạ dày ở Việt Nam chiếm đến 26% dân số và đang có xu hướng trẻ hóa qua từng năm.

Bệnh viêm loét dạ dày được phân thành viêm loét dạ dày cấp tính và viêm loét dạ dày mãn tính. Trong đó, viêm loét dạ dày ở giai đoạn mãn tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến các tổn thương lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: hẹp môn vị dạ dày, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

>> Tìm hiểu: viêm loét dạ dày có mấy cấp độ

Dấu hiệu viêm loét dạ dày
Hình ảnh dạ dày bị tổn thương do viêm loét.

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày thường dễ nhầm lẫn sang các bệnh tiêu hóa thông thường khác nên người bệnh thường chủ quan không thăm khám. Thậm chí, theo nghiên cứu, vẫn còn khoảng 20% số người mắc viêm loét dạ dày không ghi nhận triệu chứng. Vì vậy, bệnh viêm loét dạ dày thường bị phát hiện ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị.

Để tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm ở trên, việc nhận biết dấu hiệu viêm loét dạ dày tá tràng từ sớm để chữa trị kịp thời là điều rất quan trọng. Vì vậy, các chuyên gia sức khỏe đã liệt kê các dấu hiệu của viêm loét dạ dày thường gặp nhất gồm: 

  • 6 dấu hiệu viêm loét dạ dày nhẹ: Gồm đau bụng vùng thượng vị; đau bụng thay đổi theo thời gian; ợ hơi, ợ chua; buồn nôn, nôn; đầy bụng trên; khó tiêu.
  • 5 dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng: Gồm sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân; đi tiêu ra máu hoặc ói ra máu; xuất hiện khối u trong bụng; đại tiện không bình thường; mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.  

I. 6 dấu hiệu viêm loét dạ dày nhẹ 

6 dấu hiệu viêm loét dạ dày thường gặp nhất gồm đau bụng vùng thượng vị; đau bụng thay đổi theo thời gian; ợ hơi, ợ chua; buồn nôn, nôn; đầy bụng trên; khó tiêu. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng dấu hiệu:

1. Đau bụng vùng thượng vị  

Thượng vị (Epigastric) là vùng trung tâm phía trên của bụng, cụ thể là nằm dưới mũi xương ức và trên rốn. Nếu bị đau bụng ở vùng thượng vị kèm theo cảm giác nóng rát và cồn cào thì rất có thể là bạn đã bị viêm loét dạ dày.

Đau thượng vị là dấu hiệu loét dạ dày đặc trưng và dễ gặp nhất. Cơn đau thường có đặc điểm như sau:

  • Thời gian đau: Cơn đau vùng thượng vị do viêm loét dạ dày rất rõ ràng, có thể kéo dài vài phút hoặc có thể diễn ra trong vài giờ nếu tình trạng viêm loét nặng hơn. 
  • Mức độ đau: Người bệnh có thể đau âm ỉ, dữ dội, đau tức hoặc đau quặn tùy  theo tình trạng viêm loét của người bệnh.
  • Thời điểm xuất hiện: Cơn đau thượng vị do viêm loét có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, hay gặp khi bụng đói, nửa đêm về sáng hoặc sau khi ăn 2-3 tiếng.
  • Vị trí: Cơn đau có thể bắt đầu ở vùng thượng vị sau đó ra cả sau lưng.

Một số nghiên cứu khác cho thấy, cơn đau thượng vị do viêm loét dạ dày thường xuất hiện theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng vài tuần. Sau đó, vài tháng sau đớn đau mới xuất hiện trở lại. Mùa đông là thời điểm người bệnh viêm loét dạ dày bị đau nhiều hơn. 

Đau bụng vùng thượng vị
Đau bụng vùng thượng vị là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân viêm loét dạ dày.

2.  Đau bụng thay đổi theo thời gian

Cơn đau bụng của bệnh nhân viêm loét dạ dày có tính chất thay đổi và gián đoạn theo thời gian. Cơn đau bụng thường xuất hiện theo từng đợt trong một vài tuần sau đó tái phát.

Cơn đau bụng thường xuất hiện nhiều về đêm khiến giấc ngủ của người bệnh bị gián đoạn. Khi người bệnh sử dụng thuốc giảm axit hoặc ăn thực phẩm có tác dụng đệm axit dạ dày, cơn đau sẽ thuyên giảm nhưng vẫn có thể quay trở lại.

Đau bụng thay đổi theo thời gian do viêm loét dạ dày
Đau bụng thay đổi theo thời gian do viêm loét dạ dày

3. Buồn nôn, nôn 

Dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày thường gặp tiếp theo là buồn nôn và nôn. Nguyên nhân là do dạ dày bị tổn thương nên không thể tiêu hóa hết thức ăn gây ứ đọng tại dạ dày. Điều này gây đầy hơi, chướng bụng và đầy hơi tạo thành khí đẩy lên khoang miệng khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn ói.

Cụ thể: 

  • Buồn nôn: Là cảm giác khó chịu vùng bụng trên khiến người bệnh muốn nôn. 
  • Nôn: Là tình trạng tống các chất chứa trong dạ dày ruột qua đường miệng do cơ thắt dạ dày và ruột, các cơ thành bụng – ngực co thắt.

Triệu chứng buồn nôn, nôn mửa ở bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể xảy ở cả giai đoạn bệnh cấp tính của viêm loét (trợt) dạ dày và mãn tính do các vết sẹo loét ở vùng môn vị hoặc tá tràng làm hẹp môn vị. 

Sau khi được nôn, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, người bệnh sau khi nôn nên quan sát dịch nôn xem có lẫn máu hoặc màu bất thường không. Nếu có thì có thể là dấu hiệu cảnh báo của biến chứng xuất huyết trong dạ dày do viêm loét.

Buồn nôn, nôn
Buồn nôn, nôn cũng là triệu chứng phổ biến ở nhiều người bị viêm loét dạ dày

4. Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua 

Dấu hiệu ợ nóng, ợ hơi, ợ chua thường gặp ở giai đoạn đầu của bệnh viêm loét dạ dày. Nguyên nhân là do khi bị viêm loét, dạ dày tiết nhiều acid hơn bình thường gây dư thừa. Lượng acid dư thừa cùng với khí từ thức ăn lên men trào ngược lên thực quản gây ra ợ chua, ợ hơi và ợ nóng. 

  • Ợ nóng: Là cảm giác nóng rát từ dạ dày (vùng thượng vị), dưới xương ức lan lên cổ.
  • Ợ hơi: Thường xuất hiện khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu, nằm ngủ, nhất là vào ban đêm.
  • Ợ chua: Ợ chua khiến người bệnh có cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực, có thể di chuyển lên cổ và họng. Ợ chua thường đi kèm với ợ hơi và ợ nóng, để lại vị chua trong miệng.
Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua
Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua là dấu hiệu viêm loét dạ dày nhẹ nhiều bệnh nhân gặp phải ở giai đoạn đầu của bệnh.

5. Đầy bụng trên 

Dấu hiệu thường gặp tiếp theo ở bệnh nhân viêm loét dạ dày đó là đầy bụng trên. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do dạ dày bị tổn thương nên hoạt động tiêu hóa thức ăn bị chậm lại gây đầy bụng trên kèm theo cảm giác khó chịu sau khi ăn.

Khi bị đầy bụng trên, người bệnh viêm loét dạ dày có thể gặp các triệu chứng khác như đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn. Triệu chứng này chỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh chứ không gây đau bụng.

đầy bụng
Bệnh nhân viêm loét dạ dày thường bị đầy bụng do thức ăn ứ đọng trong dạ dày gây khó chịu.

6. Khó tiêu

Khó tiêu cũng là triệu chứng nhiều bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày gặp phải. Nguyên nhân là do dạ dày bị tổn thương nên không thể thực hiện tốt các chức năng tiêu hóa khiến thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày.

Chứng khó tiêu được định nghĩa là cảm giác khó chịu hoặc đau ở giữa vùng bụng trên, biểu hiện thông qua các dấu hiệu như đầy bụng sau ăn, đau hoặc bỏng rát vùng thượng vị, ăn no sớm. 

Khó tiêu
Khó tiêu cũng là triệu chứng nhiều bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày gặp phải.

II. 5 dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng 

Các dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng gồm: sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân; đi tiểu ra máu hoặc ói ra máu; xuất hiện khối u trong bụng; đại tiện bất thường; chất lượng giấc ngủ kém. Dưới đây là thông tin cụ thể về từng dấu hiệu:

1. Đi tiểu ra máu hoặc nôn ra máu 

Đi tiểu ra máu hoặc nôn ra máu là dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng và báo động cần điều trị y tế ngay. Đặc điểm của triệu chứng này như sau:

  • Viêm loét dạ dày nôn ra máu: Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể nôn ra dịch đỏ sẫm, có lẫn thức ăn hoặc với dịch vị chua.
  • Đi tiêu ra máu: Phân của người bị viêm loét dạ dày có màu sắc bất thường như: phân có lẫn máu, phân đen sệt như nhựa đường. 

Triệu chứng đi tiêu ra máu hoặc nôn ra máu xuất hiện là do do biến chứng xuất huyết ở trong dạ dày. Khi xuất hiện dấu hiệu này, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay để được điều trị kịp thời. Vì nếu để xuất huyết tiêu hóa kéo dài có thể gây mất máu nghiêm trọng, dẫn đến sốc, nặng nhất là tử vong.

Đi tiểu ra máu
Đi tiểu ra máu hoặc nôn ra máu là dấu hiệu nặng của bệnh viêm loét dạ dày.

2. Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân

Triệu chứng sụt cân đột ngột và không rõ nguyên nhân thường gặp hơn ở những bệnh nhân viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. 

Nguyên nhân là do vi khuẩn HP gây viêm mạn tính toàn bộ niêm mạc, giảm tiết acid, ảnh hưởng đến quá trình tạo máu do kém hấp thu vitamin B12 và các chất dinh dưỡng từ thức ăn khiến người bệnh bị sụt cân.

Người bị viêm loét dạ dày do các nguyên nhân khác cũng có thể bị sụt cân do ăn uống không ngon miệng, hoạt động tiêu hóa và hấp thu kém. 

sụt cân đột ngột
Bệnh nhân viêm loét dạ dày bị sụt cân đột ngột và không rõ nguyên nhân.

3. Đại tiện bất thường 

Đại tiện không bình thường là triệu chứng hay gặp ở những bệnh nhân viêm loét dạ dày nặng. Theo đó, người bệnh đi đại tiện phân nát, phân sống, có màu đen thậm chí lẫn máu nếu bị xuất huyết dạ dày. 

Người bệnh đi đại tiện phân nát, phân sống, có màu đen thậm chí lẫn máu nếu bị xuất huyết dạ dày.
Người bệnh đi đại tiện phân nát, phân sống, có màu đen thậm chí lẫn máu nếu bị xuất huyết dạ dày.

4. Xuất hiện khối u bụng 

Một triệu chứng đáng lưu ý khác của viêm loét dạ dày khi ở giai đoạn nặng đó là xuất hiện khối u ở bụng. 

Đây thường là triệu chứng muộn của ung thư dạ dày nhưng cũng có thể sờ thấy khối u bụng trong trường hợp loét dạ dày có biến chứng hẹp môn vị, do tổn thương lành tính tiến triển hoặc tình trạng ung thư khác.

Khi sờ thấy khối u trong bụng, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và phương án điều trị kịp thời trước khi quá muộn.

Xuất hiện khối u bụng
Xuất hiện khối u bụng là triệu chứng nặng cần thăm khám và điều trị ngay.

5. Ngủ kém, cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đau thương vị, buồn nôn thường xuyên xuất hiện khiến người bệnh không thể ngủ, ngủ không sâu, không ngon giấc, thậm chí là mất ngủ.

Cùng với đó là cảm giác chán ăn, ăn không ngon khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, cơ thể suy nhược làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới kết quả học tập và hiệu suất công việc.

Nội dung liên quan


Ngủ kém, mất ngủ,
Ngủ kém, mất ngủ, chán ăn kéo dài khiến người bệnh viêm loét dạ dày luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược.

III. Nên làm gì khi xuất hiện các triệu chứng viêm loét dạ dày?

Điều người bệnh nên làm khi xuất hiện các dấu hiệu viêm loét dạ dày đó là nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp. Điều trị viêm loét dạ dày ở giai đoạn sớm giúp tránh bệnh tiến triển thành mãn tính gây biến chứng nguy hiểm. Khám chữa càng sớm, cơ hội khỏi bệnh càng cao.

Tùy theo nguyên nhân và mức độ viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp: 

  • Điều trị tại nhà: Đối với những trường hợp bị viêm loét dạ dày nhẹ và mới chớm, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn. Đồng thời áp dụng một số cách điều trị bệnh tại nhà từ mật ong và nghệ, gừng, lá tía tô, nha đam… 
  • Điều trị nội khoa: Nếu viêm loét dạ dày là do nhiễm khuẩn HP gây ra, bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo phác đồ tiệt trừ vi khuẩn HP/Helicobacter pylori. Các thuốc kháng gồm: thuốc ức chế bơm proton; thuốc chẹn thụ thể histamin (thuốc chẹn H2); thuốc kháng axit. Bác sĩ lưu ý người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định dùng thuốc, không tự ý giảm liều hoặc ngừng uống thuốc.
  • Điều trị phẫu thuật: Bác sĩ chỉ định phẫu thuật khi bệnh nhân viêm loét dạ dày không đáp ứng với điều trị nội khoa; vết loét không lành lại hoặc thường xuyên tái phát ở vị trí cũ; xuất hiện các biến chứng như chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị ngăn cản thức ăn đi xuống ruột non…Tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày.
Nên làm gì khi xuất hiện các triệu chứng viêm loét dạ dày
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện có dấu hiệu bị viêm loét dạ dày nhẹ.

Bên cạnh đó, khi các dấu hiệu viêm loét dạ dày xuất hiện, người bệnh có thể uống ngay 1 gói Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y.

Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.

Dùng Yumangel giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị…  chỉ sau 5-10 phút sử dụng.

Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

Sản phẩm có hàm lượng natri thấp nên phù hợp cho những người mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch và người có chế độ ăn nhạt.

Yumangel giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày.

Để phòng ngừa viêm loét dạ dày, cần tránh dùng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá và gia vị chua cay; tránh hoạt hóa acid mật bằng cách giảm ăn chất béo; nên ăn nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no mỗi bữa; bữa ăn cuối cách giờ đi ngủ từ 3 – 4 tiếng; xây dựng thực đơn với các món ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa để tăng sức đề kháng cho niêm mạc dạ dày như: sữa, cháo, thịt nạc, cá, bí xanh, đậu phụ; nên thái nhỏ, nấu kỹ thực phẩm, chủ yếu là ăn đồ hấp, ninh, luộc; hạn chế dùng các loại nước có ga, thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng…

Tóm lại, ngay khi phát hiện có dấu hiệu viêm loét dạ dày ở mức độ nhẹ, người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao. Ngược lại, nếu để bệnh trở tiến triển với các dấu hiệu viêm loét dạ dày nặng thì việc điều trị rất khó khăn, thậm chí còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Để được tư vấn kỹ hơn về các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bạn đừng quên bình luận bên dưới hoặc gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 gặp dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nhé.

Có thể bạn quan tâm:

3/5 - (2 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

2 bình luận cho “Top 11 dấu hiệu viêm loét dạ dày nhẹ và nặng hay gặp nhất”

  1. AvatarNguyễn thị khuyên,

    Mình ko có bị ợ chua nhưng mình bị nóng thượng vị,bị đau 1,2 phút vào buổi sáng,sau khi uống trung hoà a xít thì ko có triệu trứng gì nữa,vậy lên dùng gì để bệnh thuyên giảm,và cần kiêng gì ko ạ

    • Thuốc dạ dày chữ Y - YumangelThuốc dạ dày chữ Y - Yumangel,

      Dạ chào anh/chị, buổi sáng là thời điểm dạ dày đang rỗng và tiết nhiều acid nhất nên rất hay gặp các hiện tưởng như nóng rát vùng thượng vị. Với triệu chứng của mình có khả năng vẫn chưa mắc bệnh lý gì về dạ dày nên để cải thiện mình có thể uống 1 cốc nước ấm sau khi thực dậy để trung hoà 1 phần acid và dùng bữa sáng sau đó để giảm cảm giác khó chịu cho mình mà không cần dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.