Skip to main content

Người bị trào ngược dịch mật nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh? 

Biết được người bị trào ngược dịch mật nên ăn gì và kiêng ăn gì là cơ sở để người bệnh xây dựng được thực đơn ăn uống và dinh dưỡng phù hợp, hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Trong bài viết này, Yumangel.vn sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Tìm hiểu về bệnh trào ngược dịch mật 

Trào ngược dịch mật còn được gọi là trào ngược dạ dày tá tràng. Đây là tình trạng mật – 1 chất lỏng tiêu hóa được sản xuất trong gan chảy ngược từ ruột non (tá tràng) lên dạ dày và cả thực quản.

Nguyên nhân gây trào ngược dịch mật là do tổn thương van môn vị, đây là 1 vòng cơ ngăn cách dạ dày với tá tràng. Khi van môn vị không đóng đúng cách, mật sẽ chảy vào dạ dày, gây đau và viêm.

Khá nhiều người nhầm lẫn trào ngược dịch mật với trào ngược axit (trào ngược dạ dày thực quản) vì cả 2 bệnh lý này có khá nhiều triệu chứng tương đồng. Sự khác biệt đó là:

  • Triệu chứng trào ngược axit: Khó tiêu, ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị, nuốt đau, buồn nôn, nôn…
  • Triệu chứng trào ngược dịch mật: Ợ chua, chướng bụng đầy hơi, nóng rát vùng thượng vị, khàn giọng, viêm dạ dày, nuốt đau, ho mãn tính, đắng miệng. Đôi khi bệnh nhân có thể nôn mửa ra dịch mật có màu xanh hoặc vàng.

Trào ngược dịch mật kéo dài gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm dạ dày, thậm chí có thể tiến triển thành các vết loét trong dạ dày, chảy máu và ung thư dạ dày.

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật có thể được giảm bớt khi bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi lối sống và dùng điều trị thuốc theo tư vấn của bác sĩ.

Hình ảnh trào ngược dịch mật
Hình ảnh trào ngược dịch mật

II. Nguyên tắc ăn uống cho người bị trào ngược dịch mật

Tương tự như các chứng bệnh tiêu hóa khác, chế độ ăn khoa học và hợp lý là một trong các yếu tố quan trọng góp phần kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh trào ngược dịch mật.

Cụ thể, điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp bệnh nhân trào ngược kiểm soát lượng dịch mật trong tá tràng, đồng thời hỗ trợ làm giảm một số triệu chứng của bệnh như nóng rát vùng thượng vị, nôn trớ, ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… Bên cạnh đó, thói quen ăn uống khoa học còn giúp làm giảm áp lực lên cơ môn vị, tâm vị và cơ vòng thực quản dưới. Điều này giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát chứng trào ngược dịch mật.

Để xây dựng được chế độ ăn uống và dinh dưỡng phù hợp, bệnh nhân trào ngược dịch mật cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

  • Ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm khó tiêu hóa, chất béo.
  • Ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi, nên chia nhỏ bữa ăn.
  • Không nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Điều chỉnh lượng calo trong mỗi bữa ăn nhằm kiểm soát cân nặng, tránh bị thừa cân béo phì. Vì thừa cân có thể làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật.
Bệnh nhân trào ngược dịch mật nên ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bệnh nhân trào ngược dịch mật nên ăn uống đa dạng các nhóm thực phẩm để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

III. Người bị trào ngược dịch mật nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bổ sung các loại thực phẩm phù hợp giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, từ đó kiểm soát và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh trào ngược dịch mật hiệu quả. Mặt khác, tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh cò giúp bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng đề kháng.

Vậy người bị trào ngược dịch mật nên ăn gì? Dưới đây là một số nhóm thực phẩm lành mạnh và phù hợp, bệnh nhân bị trào ngược dịch mật nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

1. Nhóm thực phẩm chứa tinh bột

Bên cạnh vai trò cung cấp nguồn năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, tinh bột còn có công dụng hấp thu dịch vị dư thừa và giảm tiết dịch mật vào tá tràng. Nhờ vậy hỗ trợ kiểm soát tình trạng dịch mật trào ngược từ dạ dày lên thực quản hoặc thậm chí là khoang miệng.

Một số thực phẩm tinh bột tốt cho bệnh nhân trào ngược dịch mật gồm:

  • Gạo trắng.
  • Gạo lứt.
  • Yến mạch.
  • Bánh mì.
  • Lúa mì đen.

Tuy nhiên, cần lưu ý tinh bột là nhóm thực phẩm dễ gây tăng cân. Do đó, nếu đang bị thừa cân hoặc béo phì thì người bệnh ưu tiên dùng các loại thực phẩm giàu tinh bột có hàm lượng đường thấp như gạo lứt, yến mạch hay lúa mì đen. Hạn chế ăn gạo trắng và các loại ngũ cốc đã qua tinh chế.

Người bị trào ngược dịch mật nên ăn thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, gạo lứt
Người bị trào ngược dịch mật nên ăn thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, gạo lứt

2. Rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài hàm lượng nước và chất xơ cao, rau xanh còn dồi dào vitamin và khoáng chất. Tiêu thụ rau xanh đúng cách giúp nâng cao thể trạng và chức năng miễn dịch.

Chất xơ trong rau xanh có khả năng trung hòa dịch vị, giảm áp lực lên dạ dày và cơ vòng thực quản. Đồng thời còn làm sạch ống tiêu hóa và giảm vận chuyển dịch mật vào tá tràng trong các bữa ăn.

Bổ sung rau xanh vào các bữa ăn hàng ngày không chỉ giúp kiểm soát tình trạng trào ngược dịch mật mà còn cải thiện chức năng tiêu hóa của đường ruột và dạ dày. Với bệnh trào ngược dịch mật, tiêu thụ rau xanh hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do bệnh lý này gây ra như chậm tiêu, đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kém,…

Một số loại rau xanh người bệnh trào ngược dịch mật nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày gồm có:

  • Bắp cải: Loại rau này chứa lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp làm lành các tổn thương tại dạ dày. Đồng thời hỗ trợ khắc phục hiệu quả chứng ợ hơi, ợ nóng do trào ngược dịch mật gây ra.
  • Rau chân vịt: Đây là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ, nước và lutein dồi dào. Hơn thế, rau chân vịt còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tiêu trừ các gốc tự do và bảo vệ cũng như tăng cường hoạt động cho các cơ quan tiêu hóa.
  • Súp lơ xanh: Không chỉ dễ tiêu, súp lơ xanh còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tiêu thụ súp lơ xanh ngoài công dụng kích thích tiêu còn giúp ngăn cản triệu chứng trào ngược dịch mật xảy ra.
  • Măng tây: Độ pH của măng tây trong khoảng 7.0 – 7.5 nên có khả năng kiềm hóa, trung hòa dịch mật và acid trong dịch vị dạ dày hiệu quả.
  • Đậu bắp: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân trào ngược dịch mật nên bổ sung đậu bắp vào khẩu phần ăn hàng ngày. Vì loại đậu chứa ít vitamin tan trong dầu nên có thể hạn chế được quá trình sản xuất dịch mật của gan. Từ đó tránh được tình trạng dư thừa và trào ngược dịch mật.
Một số loại rau tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày dịch mật
Một số loại rau tốt cho bệnh nhân trào ngược dạ dày dịch mật

3. Sữa chua và các thực phẩm chứa probiotic

Probiotic (lợi khuẩn) có trong sữa chua và một số loại thực phẩm khác như miso (đậu tương lên men), kim chi, dưa chuột muối, kombucha (nước trà xanh/ trà đen lên men)… cũng được chuyên gia y tế khuyến khích bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày của người bị trào ngược dịch mật.

Lợi khuẩn Probiotic khi đi vào cơ thể có khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy chức năng tiêu hóa và ngăn chặn sự phát triển quá mức của hại khuẩn. Tiêu thụ các thực phẩm giàu probiotic có thể giúp tá tràng tiêu hóa nhanh thức ăn hơn, tránh gây áp lực lên van môn vị, từ đó hạn chế bùng phát chứng trào ngược dịch mật.

Mặt khác, ăn sữa chua và các thực phẩm giàu lợi khuẩn còn có thể làm giảm nhẹ một số triệu chứng do trào ngược dịch mật gây ra như đầy hơi, chậm tiêu, chướng bụng… Đồng thời kích thích vị giác, cải thiện tình trạng ăn uống kém, chán ăn do do dịch mật trào ngược lên khoang miệng.

Sữa chua và các thực phẩm chứa probiotic cũng là lựa chọn tốt cho bệnh nhân trào ngược dịch mật
Sữa chua và các thực phẩm chứa probiotic cũng là lựa chọn tốt cho bệnh nhân trào ngược dịch mật

4. Nhóm thực phẩm có công dụng chống viêm, cầm nôn

Bệnh nhân trào ngược dịch mật thường có cảm giác nôn hoặc buồn nôn sau khi ăn. Nếu tình trạng này kéo dài người bệnh sẽ chán ăn, ăn uống kém làm giảm hấp thu dinh dưỡng gây sụt cân, suy nhược và mệt mỏi. Do đó, việc bổ sung các thực phẩm có công dụng chống viêm và cầm nôn vào chế độ ăn hàng ngày là điều cần thiết.

  • Gừng: Tinh dầu tự nhiên trong gừng có thể giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa do trào ngược dịch mật. Hoạt chất Gingerol trong gừng còn có tác dụng chống viêm và kích thích tiêu hóa.
  • Nghệ tươi, bột nghệ: Nghệ tươi hay bột nghệ đều có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Hơn thế, nghệ còn có khả năng điều hòa chức năng co bóp của túi mật và thanh lọc gan.
  • Mật ong: Không chỉ giàu khoáng chất, axit amin và vitamin thiết yếu, mật ong còn có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và phục hồi vết xước, loét ở niêm mạc thực quản – dạ dày.
Nhóm thực phẩm có công dụng chống viêm, cầm nôn như gừng, nghệ, mật ong…
Nhóm thực phẩm có công dụng chống viêm, cầm nôn như gừng, nghệ, mật ong…

3. Hoa quả

Ngoài việc cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất xơ cùng với vitamin và khoáng chất dồi dào, hoa quả với hương vị thơm ngon giúp kích thích vị giác và giảm tình trạng đắng, chua miệng do dịch mật trào ngược lên khoang miệng.

Tuy nhiên, bệnh nhân trào ngược dịch mật nên chọn các loại quả chứa ít axit và giàu chất xơ như táo, lê, chuối, bơ, dưa gang, dưa lưới… để tránh kích thích chứng trào ngược dịch mật bùng phát. Thời điểm thích hợp để ăn hoa quả là sau bữa ăn khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ.

Bệnh nhân trào ngược dịch mật nên hạn chế dùng các loại quả cứng, khó tiêu hóa và chứa hàm lượng axit cao như: cam, khế, xoài, quýt, quất, sầu riêng, vải, nhãn…

Táo, lê, chuối, bơ… là một số loại hoa quả tốt cho người bị trào ngược dịch mật
Táo, lê, chuối, bơ… là một số loại hoa quả tốt cho người bị trào ngược dịch mật

IV. Người bị trào ngược dịch mật nên kiêng ăn gì?

Tiêu thụ các thực phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy trào ngược dịch mật kiêng ăn gì? Bên cạnh các thực phẩm tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa nên ăn, người bệnh cần kiêng hoàn toàn hoặc hạn chế một số nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như mỡ, thức ăn nhanh, nội tạng động vật khiến dịch mật tiết ra nhiều quá mức gây ra chứng trào ngược dịch mật.
  • Thức ăn có nhiều gia vị: Các món ăn chứa gia vị như muối, tiêu, ớt, mù tạt… có thể gây nóng rát thực quản, dạ dày và tăng áp lực lên van môn bị gây trào ngược dịch mật..
  • Không dùng đồ uống chứa cồn: Đồ uống chứa cồn gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể – nhất là với gan, thực quản và dạ dày. Thường xuyên uống rượu bia với lượng nhiều khiến chức năng gan bị rối loạn dẫn đến tăng tiết dịch mật bất thường.
  • Các loại đậu: Đường Fodmaps trong các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu tương) dễ gây ra các cơn đau bụng, ợ nóng, đầy hơi rất khó chịu. Thậm chí, trong nhiều trường hợp còn gây nên tình trạng khó tiêu, tiêu chảy…
  • Đồ uống chứa caffeine: Nhóm đồ uống chứa caffeine (cà phê, trà, cacao,…) có thể làm giãn cơ vòng thực quản và van môn vị, tâm vị của dạ dày. Mặt khác, caffeine còn làm chậm nhu động ruột dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém, chướng bụng và đầy hơi.
  • Đồ cay nóng: Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng như ớt, tỏi, tiêu, mù tạt… có thể khiến cho các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, tá tràng trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn.
  • Thực phẩm chứa vitamin tan trong dầu: Bổ sung quá nhiều vitamin tan trong dầu có thể gây tăng tiết dịch mật vào ruột non và làm nặng thêm bệnh trào ngược dịch mật. Do đó, người bệnh cần cẩn trọng khi tiêu thụ nhóm thực phẩm này.
Bệnh nhân trào ngược dịch mật không nên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng…
Bệnh nhân trào ngược dịch mật không nên ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng…

Việc tìm hiểu bị trào ngược dịch mật nên ăn gì và kiêng ăn gì để thay đổi chế độ ăn uống phù hợp là điều kiện cần nhưng chưa đủ để điều trị dứt điểm bệnh. Do đó, nếu tình trạng trào ngược dịch mật không thuyên giảm, bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Tham khảo:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.