Đau thốn hậu môn nếu kéo dài kèm theo biển hiện ngứa ngáy, đại điện khó, chảy máu khi đi đại tiện có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý thuộc khu vực hậu môn – trực tràng như trĩ, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn…Vì vậy bạn cần tìm hiểu và nắm được nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa đau thốn hậu môn để bảo vệ sức khỏe của mình. Cùng thuốc dạ dày chữ Y tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I – Bị thốn hậu môn là bệnh gì?
Thốn hậu môn là tình trạng phần cơ vòng hoặc vùng đệm ở xung quanh hậu môn có cảm giác đau nhói, thốn, khó chịu, đặc biệt là khi người bệnh ngồi, hoạt động mạnh hoặc đi đại tiện.
Thốn hậu môn đau bụng nếu kéo dài kèm theo các biểu hiện chảy máu mỗi khi đại tiện, ngứa ngáy, đau rát ở hậu môn, đại tiện khó, táo báo kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý thuộc khu vực hậu môn – trực tràng như trĩ, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn.
Do đó, người bệnh không nên chủ quan mà cần chủ động thăm khám khi bị đau bụng và thốn hậu môn kéo dài.
II – Tại sao thốn hậu môn?
Về lý do tại sao lại đau thốn vùng hậu môn, các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra một số nguyên nhân sau:
- Vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ khiến vi khuẩn còn sót lại gây cảm giác ngứa, đau rát hậu môn.
- Đau thốn vùng hậu môn sau sinh mổ gây ra các tình trạng nứt kẽ hậu môn, thường xảy ra khi cố rặn phân cứng.
- Đau bụng dưới thốn hậu môn do mặc quần bó quá sát tạo ra áp lực lên da gây khó chịu và cảm giác đau rát, ngứa.
- Bệnh nhân bị táo bón phải dùng sức để rặn khi đi đại tiện khiến tĩnh mạch hậu môn giãn và đau.
- Do ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ gây ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học, tư thế quan hệ qua đường hậu môn không đúng gây đau thốn hậu môn sau khi quan hệ.
- Bị thốn hậu môn khi có kinh: Có kinh bị thốn hậu môn là do ảnh hưởng nội tiết tố nữ gây kích thích các cơ quan trong vùng chậu xuống vùng trực tràng – hậu môn. Bị thốn hậu môn khi hành kinh nếu không kèm theo các biểu hiện khác thường không đáng lo.
III – Triệu chứng của đau thốn vùng hậu môn
Các triệu chứng đau thốn hậu môn thể hiện thế nào? Việc nắm được các dấu hiệu thốn hậu môn giúp bệnh nhân phát hiện bệnh sớm để có cách điều trị kịp thời, tránh bệnh nặng thêm:
- Bị đau ở trong và quanh hậu môn.
- Cơn đau có thể đến trước, trong hoặc sau khi đại tiện.
- Cơn đau tăng lên theo thời gian gây ảnh hưởng tới các sinh hoạt hàng ngày.
- Có thể bị chảy máu trực tràng.
- Trường hợp cơn đau thốn hậu môn kéo dài và không biến mất trong vòng 24- 48 tiếng kèm theo sốt, cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay.
IV – Đau thốn hậu môn có nguy hiểm không?
Đau thốn hậu môn nếu chỉ thi thoảng xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự khỏi thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu cơn đau thốn hậu môn kéo dài có thể gây những ra một số nguy hiểm như:
- Suy giảm trí nhớ.
- Suy nhược cơ thể.
- Đi lại khó khăn.
- Đau bụng, chảy máu khi đi đại tiện.
- Bị thốn hậu môn khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, băng huyết sau sinh.
- Viêm nhiễm xung quanh lỗ hậu môn.
- Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Tăng nguy cơ bị bệnh ung thư trực tràng.
Do đó, khi bị đau thốn hậu môn khi mang thai nói riêng và đau thốn hậu môn nói chung người bệnh nên đi thăm khám sớm. Tránh tình trạng chủ quan khiến bệnh trở nặng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khó khăn cho việc điều trị.
V – Cách điều trị chữa thốn hậu môn hiệu quả
Khi có dấu hiệu bị đau thốn hậu môn sau sinh mổ, sinh thường bị thốn hậu môn, bà bầu bị thốn hậu môn hay bất kỳ đối tượng nào bị đau thốn hậu môn thì bệnh nhân cần chủ động đến bệnh viện chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.
Căn cứ vào thăm khám triệu chứng và các xét nghiệm chuyên khoa, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, việc điều trị được áp dụng bằng các cách sau:
1. Điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc Tây y áp dụng với các bệnh nhân bị thốn hậu môn nhẹ. Một số loại thuốc được chỉ định chủ yếu là thuốc giảm đau không kê đơn (acetaminophen, ibuprophen) giúp làm giảm triệu chứng đau rát, thốn ở hậu môn; thuốc mỡ hoặc kem bôi không kê đơn để cải thiện cơn đau hậu môn.
Lưu ý: Trong quá trình điều trị thốn hậu môn bằng thuốc, người bệnh tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ chuyên môn.
2. Điều trị ngoại khoa
Điều trị thốn hậu môn bằng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa được áp dụng khi nguyên nhân là do bệnh lý và điều trị bằng thuốc không có tác dụng.
Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chỉ định liệu pháp thích hợp như: kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II; phương pháp đông – tây y kết hợp sóng cao tần…
VI – Cách phòng tránh thốn hậu môn
Tuy không thể phòng ngừa tuyệt đối nhưng bạn vẫn có thể giảm nguy cơ bị đau thốn hậu môn bằng cách nắm rõ một số lưu ý sau:
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, chú ý ăn nhiều chất xơ.
- Hình thành thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày, tránh rặn quá mạnh.
- Tập thể thao đều đặn mỗi ngày với các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội,…
- Hạn chế ngồi nhiều hoặc đúng một chỗ trong thời gian dài.
- Tránh làm việc nặng.
- Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi khoa học để không bị căng thẳng, stress.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề ngồi bị thốn hậu môn là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào. Nếu nhận thấy thốn hậu môn không có dấu hiệu thuyên giảm và bị kéo dài, bạn hãy đến ngay bệnh viện để tránh bệnh trở nặng nhé.
Xem thêm:
Chưa có bình luận!