Skip to main content

Bị đau hậu môn khi mang thai nguy hiểm không? Cách điều trị

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Đau hậu môn khi mang thai tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng với các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy sẽ khiến mẹ bầu rất khó chịu, nhất là mỗi khi đi vệ sinh. Cùng yumangel tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này để biết cách khắc phục và phòng tránh các mẹ nhé.

I – Nguyên nhân bị đau hậu môn khi mang thai

Tình trạng đau hậu môn khi mang thai tháng cuối nói riêng và bị đau thốn hậu môn khi mang thai nói chung có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:

  • – Do ngồi lâu: Khi ngồi quá lâu trên bề mặt cứng, các dây thần kinh và cơ ở hậu môn bị chịu nhiều áp lực khiến hậu môn có cảm giác đau. Nếu tình trạng đau kéo dài nhiều ngày không khỏi, mẹ bầu cần đi thăm khám ngay vì rất có thể đã bị chấn thương cơ hậu môn, xương cụt hoặc các cấu trúc xung quanh.
  • – Do tiêu chảy: Việc đi ngoài nhiều sẽ khiến các cơ hậu môn phải làm việc quá sức khiến mẹ bầu có cảm giác bị đau, rát ở bộ phận này. Mẹ bầu nên đi thăm khám ngay nếu tiêu chảy kéo dài 2 ngày kèm theo sốt cao, phân đổi màu hoặc có màu đen kèm máu.
Nguyên nhân gây đau hậu môn khi mang thai có thể do bệnh trĩ, tiêu chảy, nứt kẽ hậu môn hoặc ngồi quá lâu trên bề mặt cứng. 
Nguyên nhân gây đau hậu môn khi mang thai có thể do bệnh trĩ, tiêu chảy, nứt kẽ hậu môn hoặc ngồi quá lâu trên bề mặt cứng. 
  • – Do tổn thương hậu môn: Tổn thương hậu môn xảy ra do bị ngã khiến các vùng da quah mông, các cơ, xương và dây thần kinh xung quanh hậu môn bị chấn thương. 
  • – Do nứt kẽ hậu môn: Là tình trạng các niêm mạc của ống hậu môn bị tổn thương với nguyên nhân chủ yếu là do táo bón khi mang thai. Các vết nứt rách ở hậu môn khiến bầu đau rát, thậm chí là chảy máu mỗi khi đi đại tiện.
  • – Do bệnh trĩ: Khi bị trĩ, vùng hậu môn của mẹ bầu không chỉ bị đau mà còn sưng tấy, chảy máu mỗi lần đi đại tiện.

II – Đau hậu môn khi mang bầu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, của đau hậu môn khi có bầu tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của mẹ bầu.

Cụ thể, các triệu chứng của đau hậu môn như đau rát kèm theo ngứa ngáy khiến mẹ bầu rất khó chịu, nhất là mỗi lần đi vệ sinh.

Cảm giác đau đớn khiến các mẹ ngại vệ sinh và rửa kỹ vùng hậu môn. Hậu quả là vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây viêm nhiễm, nhiễm trùng hậu môn rất nguy hiểm.

Nhất là vào thời điểm gần sinh, các cơn đau hậu môn khiến thai phụ bị giảm khả năng chịu đựng gây khó khăn cho việc sinh thường và tăng nguy cơ gây viêm nhiễm cho em bé trong quá trình sinh.

Bà bầu bị đau nhói hậu môn kéo dài theo theo sốt cao, đi ngoài phân sống nên đi thăm khám ngay. 
Bà bầu bị đau nhói hậu môn kéo dài theo theo sốt cao, đi ngoài phân sống nên đi thăm khám ngay. 

Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai bị đau hậu môn trong những tháng cuối thai kỳ kéo dài và nghiêm trọng gây hậu môn bị chảy máu nhiều thì còn dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Lúc này, các mẹ còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe khác như: choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu, thậm chí là ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Do đó, ngay khi mang bầu bị đau hậu môn kèm theo một trong các triệu chứng dưới đây, các mẹ nên đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời:

  • – Sốt cao.
  • – Phân có kèm máu.
  • – Không thể đi lại, ngồi xuống, đứng lên và đi đại tiện.
  • – Đi ngoài phân sống.
  • – Cơ thể bị mất nước.

III – Cách khắc phục mang thai bị đau hậu môn hiệu quả 

Mang thai đau hậu môn gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và sức khỏe của mẹ bầu. Do đó, điều các mẹ cần làm là đến thăm khám tại bệnh viện để có phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng bệnh sớm.

1. Điều trị tại nhà

Với tình trạng đau hậu môn nhẹ, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau để chấm dứt cơn đau ngay tại nhà:

  • – Sử dụng kem bôi, thuốc mỡ để giúp vết thương nhanh chóng khỏi và giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào các mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ, không nên tự ý dùng.
  • – Ngâm mình trong bồn tắm: Mẹ pha nước ấm với muối epsom (magie sulfat) rồi ngâm người trong bồn tắm khoảng 15-20 phút.
  • – Chườm lạnh: Bọc vài viên đá vào trong túi  và tiến hành chườm nhẹ nhàng lên vùng hậu môn, cơn đau sẽ thuyên giảm. Với cách này, mẹ nên duy trì khoảng 3-4 lần/ngày, mỗi lần 20 phút.

2. Điều trị bằng phương pháp y khoa 

Trường hợp các cách điều trị tại nhà không hiệu quả và bệnh chuyển biến nặng hơn, các mẹ tốt nhất nên đi gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp khắc phục chứng đau hậu môn ở phụ nữ mang thai được bác sĩ áp dụng:

  • – Điều trị bệnh trĩ: Phương pháp điều trị là quấn búi trĩ cho đến khi nó co lại hoặc đông lạnh búi trĩ. Với trường hợp nặng bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật cắt búi trĩ nhằm loại bỏ các mô và mạch máu đông lạnh búi trĩ.

Đau hậu môn khi có bầuBà bầu bị đau hậu môn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp. 

  • – Điều trị tiêu chảy: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để làm giảm bớt các triệu chứng. Trường hợp thai phụ bị mất nước nghiêm trọng sẽ cần phải truyền dịch qua tĩnh mạch.
  • – Điều trị vết nứt: Để điều trị rò hậu môn, mẹ bầu cần uống nhiều nước, tăng cường bổ sung chất xơ để đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn. Nếu vết nứt hậu môn ở phụ nữ sau sinh nặng, bệnh nhân có phải phẫu thuật để có thể đi đại tiện mà không làm tổn thương cơ vòng.

IV – Giải pháp phòng tránh đau hậu môn khi có bầu

Để giảm thiểu nguy cơ mang bầu đau hậu môn và các biến chứng xảy ra, bà bầu nên chủ động phòng tránh bằng các cách sau:

  • – Chế độ ăn hàng ngày cần cung cấp đủ chất xơ để phòng ngừa táo bón.
  • – Uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày giúp phân đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.
  • – Vận động, đi lại nhẹ nhàng; tránh ngồi lâu một chỗ quá lâu để giảm bớt áp lực lên cơ và dây thần kinh ở hậu môn.
  • – Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, không nên nhịn. 
Bà bầu bị đau nhói hậu môn nên uống đủ nước và bổ sung chất xơ
Bà bầu bị đau nhói hậu môn nên uống đủ nước và bổ sung chất xơ
  • – Mặc quần rộng rãi, đồ lót nên chọn loại  100% cotton để hậu môn không bị ẩm ướt dẫn đến kích ứng.
  • – Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần đi vệ sinh bằng vòi nước hoặc khăn ẩm. 
  • – Hạn chế tối đa ăn các thực phẩm chua, cay và nóng vì sẽ gây nóng trong, làm tăng nguy cơ bị táo bón, dẫn đến đau hậu môn.
  • – Không nên ăn đồ ăn chưa nấu chín kỹ, tươi sống vì dễ dẫn đến tiêu chảy.

Chắc hẳn khi đọc đến đây các mẹ đã biết bà bầu bị đau nhói hậu môn khi mang thai do đâu, có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, các mẹ đã biết cách xử lý tốt nhất khi không may gặp phải tình trạng đau hậu môn khi mang thai, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai kỳ.

Xem thêm:

Đánh giá
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.