Bệnh polyp dạ dày không thuộc nhóm bệnh phổ biến, gần như không có dấu hiệu cụ thể và có thể chuyển thành ung thư dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu về bệnh lý này.
Mục lục
- I – Bệnh Polyp dạ dày là gì?
- II – Phân loại bệnh polyp dạ dày
- III – Nguyên nhân gây Polyp dạ dày là gì?
- IV – Triệu chứng của bệnh polyp dạ dày
- V – Bị polyp dạ dày có nguy hiểm không?
- VI – Bị polyp dạ dày có lây không?
- VII – Bị polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
- VIII – Mổ, cắt polyp dạ dày – Cách xử lý khi bị polyp dạ dày
I – Bệnh Polyp dạ dày là gì?
Polyp dạ dày là những khối tế bào hình thành trên lớp niêm mạc của dạ dày. Lúc đầu, nó chỉ là các khối u lành tính nhưng có thể chuyển sang ác tính và gây ra ung thư dạ dày. Đây là một bệnh hiếm gặp, ít có biểu hiện và thường chỉ được phát hiện sau khi nội soi.
Polyp dạ dày là bệnh gì?
II – Phân loại bệnh polyp dạ dày
Polyp dạ dày được chia thành 3 loại gồm:
– Polyp dạ dày tăng sản: Bệnh thường gặp ở bệnh nhân bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, các polyp được tạo ra từ phản ứng viêm mãn tính ở các tế bào lót nằm tại lớp niêm mạc. Các polyp được hình thành chủ yếu do vi khuẩn HP và ít có nguy cơ chuyển thành ung thư.
– Polyp tuyến: Là loại polyp hình thành từ các tế bào tuyến ở trên lớp niêm mạc dạ dày. Bệnh có nguy cơ chuyển thành ung thư khi khối u polyp dạ dày có kích thước lên đến 2cm.
– U tuyến: Hình thành khi polyp phát triển mạnh dẫn đến khối u ác tính.
III – Nguyên nhân gây Polyp dạ dày là gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh polyp dạ dày:
– Viêm dạ dày mãn tính: Những người bị viêm dạ dày mãn tính thường có nguy cơ mắc bệnh cao, đặc biệt là viêm dạ dày do vi khuẩn HP. Tuy nhiên, những bệnh nhân này dễ dàng phát hiện và được các bác sĩ loại bỏ khi làm nội soi.
– Đa polyp dạ dày tuyến gia đình: Nguyên nhân gây bệnh do di truyền thường hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra.
– Do thường xuyên sử dụng một số loại thuốc dạ dày: Những người thường xuyên sử dụng thuốc ức chế bơm proton để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thường bị polyp. Tuy nhiên, những polyp này thường nhỏ và ít ảnh hưởng tới sức khỏe.
IV – Triệu chứng của bệnh polyp dạ dày
Polyp dạ dày thường không có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào. Nhưng khi khối u ngày càng lớn và lan rộng, vết loét mở hoặc chặn đường thông giữa dạ dày và ruột non, bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau: Đau bụng hoặc đau khi nhấn vào bụng, buồn nôn và nôn mửa, máu trong phân, nóng rát ở bụng, đầy bụng, thiếu máu…
V – Bị polyp dạ dày có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, polyp lành tính ở dạ dày thường sẽ vô hại nhưng nó cũng rất nguy hiểm nếu trở thành các polyp dạ dày ác tính.
Khi đó các khối u trong dạ dày phát triển mạnh chèn ép lên dạ dày khiến cho máu không lưu thông xuống ruột non được, từ đó gây ra xuất huyết dạ dày.
Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng rất dữ dội, đi ngoài ra máu làm cho cơ thể mất máu. Nếu không được khám chữa kịp thời, xuất huyết dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh polyp dạ dày có nguy hiểm không?
Bên cạnh đó, các polyp còn gây kích ứng với hệ tiêu hóa khiến cho thức ăn không được tiêu hóa hết gây đầy bụng và có thể nôn mửa. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh sẽ gây chán ăn và suy nhược cơ thể.
Cuối cùng, biến chứng nặng nhất của polyp là ung thư dạ dày. Bởi vậy, nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh kịp thời.
VI – Bị polyp dạ dày có lây không?
Hiện tại chưa có một tài liệu khoa học nào cho thấy polyp dạ dày có thể lây nhiễm giữa con người với nhau. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây polyp dạ dày là do vi khuẩn HP mang đến thì việc lây nhiễm vi khuẩn HP hoàn toàn có thể xảy ra bằng nhiều con đường khác nhau.
Ví dụ như lây nhiễm qua đường nước bọt của người bị bệnh. Khi bị vi khuẩn HP xâm nhập, bạn có thể có nguy cơ bị bệnh polyp dạ dày hoặc các bệnh liên quan đến dạ dày khác.
VII – Bị polyp dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
1. Polyp dạ dày nên ăn gì?
Các đồ ăn dưới đây tốt cho người bệnh:
– Chất xơ: Các polyp sẽ khiến cho dạ dày khó tiêu hóa hơn, bởi vậy người bệnh nên ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây hay ngũ cốc để đẩy lùi táo bón.
– Protein: Protein giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, tăng sức đề kháng để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào polyp ở thành niệm. Thịt nạc, đậu phụ, trứng… là các thực phẩm phổ biến giàu protein.
– Chất béo: Các chất béo bão hòa như các loại hạt đậu, dầu cá hay dầu thực vật… sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nhanh chóng làm lành các vết thương do polyp gây ra.
– Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp cơ thể đào thải chất độc và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Hãy uống 2 lít nước mỗi ngày để giúp dạ dày giảm áp lực cũng như ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.
2. Polyp dạ dày cần kiêng ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm không tốt cho sức khỏe, người bệnh nên kiêng các thực phẩm dưới đây:
– Món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ: Chúng sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày và gây khó tiêu, đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
– Không ăn bánh kẹo, đồ đóng hộp, đồ nướng, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều muối.
– Hạn chế đồ ăn nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng, tỏi.
– Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các loại đồ uống có gas.
– Không ăn đồ cứng gây khó tiêu.
– Không ăn nhanh, không nằm ngay sau khi ăn.
VIII – Mổ, cắt polyp dạ dày – Cách xử lý khi bị polyp dạ dày
1. Cắt polyp dạ dày là gì?
Cắt polyp dạ dày là thủ thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ các polyp trong dạ dày. Việc cắt bỏ polyp sẽ được thực hiện song song với quá trình nội soi và bác sĩ sẽ giải thích cho bạn về quy trình làm các thủ thuật như thế nào trước khi thực hiện. Nếu cần sẽ làm thủ tục sinh thiết polyp dạ dày để xác định lành tính, tiền ung thư hay ung thư.
2. Cắt polyp dạ dày có nguy hiểm không?
Việc cắt bỏ các polyp có thẻ gây chảy máu quá nhiều, gây nhiễm trùng hoặc thủng nội tạng. Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu thì trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ khuyên bạn dừng uống thuốc.
Nếu bạn đang bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, nội soi cắt polyp dạ dày có thể khiến sự nhiễm khuẩn lây lan. Bởi vậy, các bác sĩ sẽ xem xét có nên đợi điều trị khỏi nhiễm trùng rồi mới thực hiện cắt bỏ hay không?
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng bởi các biến chứng ở trên rất hiếm gặp và bác sĩ sẽ xem xét, trao đổi cặn kẽ với bạn trước khi thực hiện.
Cắt bỏ polyp dạ dày có nguy hiểm không?
3. Có nên cắt polyp dạ dày không?
Tuy là bệnh nhưng không nhất thiết phải thực hiện cắt bỏ polyp khi phát hiện ra bệnh. Nếu là các khối u nhỏ, không phải u tuyến thì không cần thực hiện phẫu thuật.
Nhưng nếu các khối u lớn hơn 0.5 cm thì nên mổ nội soi polyp dạ dày để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra sau này và ngăn chặn sự phát triển thành ung thư.
Để trả lời chính xác nhất cho câu hỏi polyp dạ dày có nên cắt không, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám bệnh và nhận lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.
4. Cắt polyp dạ dày bao lâu thì khỏi?
Thông thường, với các khối polyp nhỏ, vết chân sẹo sẽ liền trong vòng 1 tuần. Còn đối với những khối polyp dạ dày lớn, trước khi mổ nội soi có vòng thắt chân polyp thì chúng sẽ tự rời khỏi vết cắt trong khoảng 1 tuần. Nói chung, bệnh nhân nếu được chăm sóc tốt có thể hồi phục sau khoảng 2 tuần.
Hình ảnh polyp dạ dày có cuống và polyp dạ dày không cuống.
5. Cắt polyp dạ dày có phải nằm viện không?
Hầu hết các bệnh nhân sau khi cắt bỏ polyp đều không cần phải nằm viện mà có thể tự chăm sóc tại nhà. Cuộc phẫu thuật chỉ kéo dài khoảng 20 phút (có thể lên tới 1 tiếng tùy vào khối u cần cắt bỏ).
Công nghệ cắt bỏ khối polyp đang áp dụng tại Việt Nam là phương pháp khoa học tiên tiến nhất trong ngành y hiện nay.
Quá trình cắt bỏ được thực hiện bằng phương pháp cắt, đốt và cầm máu bằng thiết bị y tế chuyên biệt. Bởi vậy, nó không gây đau đơn cho người bệnh, sau khi phẫu thuật, người bệnh cũng có thể hoạt động bình thường.
6. Cắt polyp dạ dày bao nhiêu tiền?
Tuy phương pháp thực hiện phẫu thuật là hiện đại nhưng chi phí mổ polyp dạ dày không hề cao, nó giao động từ 1.5 triệu đến 3 triệu.
Sau cuộc phẫu thuật, người bệnh cũng không phải nằm viện nên cũng không phát sinh thêm khoản tiền nào lớn cả.
7. Cắt polyp dạ dày kiêng ăn gì và ăn gì?
Sau khi cắt polyp dạ dày, bạn cần đặc biệt chú ý đến bữa ăn hàng ngày của mình để cơ thể nhanh hồi phục hơn.
❶ Cắt polyp dạ dày nên ăn gì?
– Nên ăn thức dễ tiêu hóa, đồ ăn mềm hoặc đã ninh nhừ như cháo, bún, phở.
– Không nên ăn nhiều trong một bữa, hãy chia nhỏ thành 5-6 bữa mỗi ngày.
– Ăn chậm, nhai kỹ.
– Ăn nhiều rau, uống nhiều nước, bổ sung trái cây (uống nước ép hoặc sinh tố sẽ dễ tiêu hóa hơn).
– Uống sữa để bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
❷ Cắt polyp dạ dày kiêng ăn gì
– Không nên sử dụng các chất kích thích đường tiêu hóa như trà, nước ngọt có gas, nước đóng chai, cà phê, đồ ăn cay, rượu,…
– Nghỉ ngơi nhiều để hồi phục sức khỏe, không lao động nặng cho đến khi cơ thể hồi phục, không đi bộ nhiều.
– Không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau, bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến chức năng máu như ibuprofen, aspirin hay naproxen. Trong quá trình hồi phục cơ thể, nếu bạn muốn sử dụng một loại thuốc nào đấy, bạn nên chia sẻ với bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.
Trên đây là những thông tin về bệnh polyp dạ dày. Bệnh không phổ biến nhưng lại nhiều biến chứng. Bởi vậy, chúng ta không nên bỏ qua các biểu hiện bất thường của cơ thể.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.