U mạc treo là bệnh lý hiếm gặp. Khối u có thể tồn tại ở dạng rắn hoặc dạng nang, có thể là u mạc treo ác tính hoặc lành tính. Vậy u mạc treo là gì, có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào? Cùng tìm kiếm lời giải qua bài viết dưới đây!
Mục lục
- I. Mạc treo là gì? Vị trí, cấu tạo, chức năng
- II. U mạc treo là gì?
- III. Phân loại u mạc treo
- IV. Triệu chứng nhận biết u mạc treo
- V. Nguyên nhân gây u mạc treo
- VI. Biến chứng của u mạc treo
- VII. Phương pháp chẩn đoán u mạc treo
- VIII. Cách điều trị u mạc treo hiệu quả
- IX. Cách chăm sóc bệnh nhân sau điều trị u mạc treo
- X. Giải đáp thắc mắc về u mạc treo
I. Mạc treo là gì? Vị trí, cấu tạo, chức năng
Qua nghiên cứu giải phẫu, mạc treo là một bộ phận liền khối và đảm nhận chức năng tương đối quan trọng. Mạc treo là một phần của phúc mạc, cũng là một phần của niêm mạc khoang bụng, giúp gắn ruột vào thành bụng và giữ cố định ruột.
Mạc treo ruột gồm có 4 loại là: mạc treo ruột non, mạc treo đại tràng sigma, mạc treo đại tràng ngang và mạc treo ruột thừa.
- Mạc treo ruột non: Có hình dáng giống quạt giấy gấp nếp, có rễ dài khoảng 15cm bám vào thành bụng sau.
- Mạc treo đại tràng sigma: Đây là một nếp phúc mạc nối đại tràng sigma với thành chậu hông, rễ bám là hình chữ V lộn ngược.
- Mạc treo đại tràng ngang: Là một nếp phúc mạc rộng nối đại tràng ngang với thành bụng sau.
- Mạc treo ruột thừa: Đây là nếp phúc mạc hình tam giác bao quanh ruột thừa, bám vào mặt sau của đầu dưới mạc treo ruột non ở sát chỗ tiếp nối hồi – manh tràng.
II. U mạc treo là gì?
U mạc treo là tình trạng xuất hiện khối u ở vị trí mạc treo của các bộ phận trong ổ bụng. Xét theo vị trí khởi phát, thì u mạc treo có thể chia thành:
- U mạc treo ruột non.
- U mạc treo đại tràng.
- U mạc treo vùng hạ vị.
- U mạc treo dạ dày.
- U mạc treo ruột thừa.
Mặc dù hiếm gặp, nhưng u mạc treo có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Rất hiếm gặp khối u mạc treo rắn nguyên phát, đặc biệt u ác tính nguyên phát của mạc treo hiếm như u ác tính của ruột non.
III. Phân loại u mạc treo
U mạc treo có thể chia thành lành tính hoặc ác tính, rắn hoặc nang. Các khối u mạc treo thường được phát hiện 1 cách tình cờ hoặc qua kiểm tra các triệu chứng không đặc hiệu.
1. U mạc treo lành tính
Đa phần chỉ tìm thấy u lành tính trên mạc treo ruột non. Dạng u này thường được tìm thấy khi thăm khám sờ được 1 khối u ở bụng và rất dễ đáp ứng điều trị.
2. U mạc treo ác tính
U ác tính nguyên phát mô đệm hoặc trung mô của mạc treo là tình trạng rất hiếm gặp của ung thư ổ bụng.
3. Phì đại bạch huyết mạc treo
Nguyên nhân gây phì đại bạch huyết mạc treo liên quan đến vi khuẩn Mycobacterium và histoplasmosis. Rất nhiều ca bị phì đại bạch huyết mạc treo được cho là khởi phát của HIV.
4. Loạn dưỡng mô mỡ mạc treo
Đây cũng là một tình trạng hiếm gặp. Hình ảnh của loạn dưỡng mô mỡ mạc treo cũng dễ bị nhầm lẫn với u tân sinh mạc treo.
Khối u gồm mô mỡ tăng sản, thoái hóa mỡ, mô xơ đậm đặc, viêm thâm nhiễm không đặc hiệu. Triệu chứng chủ yếu là đau bụng, có thể kèm theo mất protein qua ruột, sốt…
IV. Triệu chứng nhận biết u mạc treo
U mạc treo ruột thường gây ra biểu hiện đau đớn. Cơn đau khá sâu và không khu trú. Ngoài ra, triệu chứng của u mạc treo còn có các biểu hiện khác nhau tùy dạng u lành tính hay ác tính.
1. Triệu chứng u mạc treo lành tính
Các triệu chứng u mạc treo lành tính gồm:
- Đau đớn, cơn đau khá sâu và không khu trú.
- Bí trung và đại tiện.
- Đau bụng từng cơn.
- Buồn nôn và có thể nôn.
- Sờ thấy khối u bên trong ổ bụng.
- Đầy hơi.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
2. Triệu chứng u mạc treo ác tính
Tắc ruột có thể là triệu chứng u mạc treo lành tính có kích thước lớn hoặc ác tính giai đoạn muộn bởi vì khối u mạc treo không liên quan đến ống tiêu hóa.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như:
- Sờ thấy khối u bên trong ổ bụng.
- Đầy hơi.
- Táo bón.
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn, nôn.
V. Nguyên nhân gây u mạc treo
Nguyên nhân gây u mạc treo ruột vẫn chưa được xác định. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ u mạc treo như gene; trẻ nhạy cảm với thuốc men, thực phẩm; tích tụ độc tố trong thời gian mang thai…
VI. Biến chứng của u mạc treo
Tùy thuộc khối u mạc treo là lành tính hay ác tính mà thể hiện mức độ nguy hiểm khác nhau. Cụ thể:
- U mạc treo ác tính: Thường tiên lượng xấu vì đa phần được phát hiện trong giai đoạn muộn, dễ xâm lấn sang các bộ phận lân cận.
- U mạc treo lành tính: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khối u mạc treo có thể chèn ép ruột, gây xoắn ruột dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn là viêm ruột thừa cấp, nhồi máu khối u gây hoại tử ruột.
VII. Phương pháp chẩn đoán u mạc treo
Các phương pháp chẩn đoán u mạc treo gồm:
- Lâm sàng: Bác sĩ thăm hỏi triệu chứng bệnh nhân gặp phải, thăm khám âm đạo, trực tràng, tinh hoàn.
- Cận lâm sàng: Siêu âm ổ bụng, chụp CT ổ bụng, chụp mạch nếu cần, xét nghiệm chỉ điểm khối u.
VIII. Cách điều trị u mạc treo hiệu quả
Sau khi chẩn đoán, đa phần bệnh nhân sẽ được can thiệp nội khoa. Bất kỳ khối đặc nào xuất hiện trên niêm mạc treo (không phải là đại bạch huyết hay lymphoma) sẽ được cắt bỏ.
Nếu khối u không xác định được ác tính hay lành tính thì cần được theo dõi trong 1 thời gian dài. Một số trường hợp cần thiết, xét nghiệm sinh thiết sẽ được tiến hành để kiểm tra xem u mạc treo là ác tính hay lành tính.
Khối u lành tính sẽ được điều trị bằng cách mổ nội soi cắt u mạc treo ruột. Trong đó, khối u ác tính hoặc có khả năng hóa ác tính sẽ được mổ nội soi cắt khối u và có thể cắt 1 đoạn ruột non.
Phẫu thuật u mạc treo có thể tiến hành mổ mở hoặc nội soi:
- Mổ mở: Dùng các trường hợp chống chỉ định mổ nội soi như choáng, nhiễm trùng, suy hô hấp nặng…
- Mổ nội soi: Sử dụng cho hầu hết các trường hợp bệnh nhân u mạc treo còn lại.
Thời gian thực hiện phẫu thuật u mạc treo trung bình khoảng 2 – 3 giờ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải nằm điều trị thêm khoảng 5 – 7 ngày.
IX. Cách chăm sóc bệnh nhân sau điều trị u mạc treo
Bệnh nhân bị u mạc treo sau khi điều trị và xuất viện về nhà cần lưu ý một số vấn đề trong chế độ sinh dưỡng và sinh hoạt như sau:
1. Uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ
Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường như buồn nôn, chóng mặt, ngứa, khó thở, tức ngực thì cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời.
2. Giữ vết mổ luôn sạch và khô
Bệnh nhân sau mổ u mạc treo cần giữ vệ sinh vết mổ luôn khô và sạch, nếu bị ướt thì cần phải thay băng ngay. Vết mổ thường được cắt chỉ sau từ 7 – 10 ngày tính từ ngày phẫu thuật.
3. Chế độ dinh dưỡng
Về chế độ dinh dưỡng bệnh nhân cần chú ý ăn uống như bình thường nhưng cần chú ý ăn nhiều củ, quả, rau xanh để tránh bị táo bón.
Tránh ăn các thức ăn cứng, thô, các thực phẩm kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga, chua, cay. Khi ăn cần ăn thật chậm và nhai thật kỹ.
4. Về chế độ sinh hoạt
Nếu vết mổ chưa liền và chưa cắt chỉ, bệnh nhân chỉ nên lau người bằng nước ấm; sau khi vết mổ lành thì có thể tắm rửa nhưng cần thay băng vết mổ ngay sau khi tắm. Không nên làm việc quá sức hay lao động nặng trong thời gian 1 tháng sau mổ.
5. Về chế độ luyện tập
Bệnh nhân có thể tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như thể lực. Tuyệt đối không tập luyện gắng sức và quá sức.
6. Tái khám theo lịch hẹn
Bệnh nhân cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, thường là định kỳ 3 – 6 tháng/lần để kiểm tra và theo dõi tình trạng bệnh.
X. Giải đáp thắc mắc về u mạc treo
Dưới đây Yumangel.vn sẽ giải đáp một số thắc mắc của bệnh nhân về u mạc treo:
1. U mạc treo ổ bụng có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, u mạc treo có thể gây các biến chứng nghiêm trọng như: chèn ép tạng lân cận; xoắn ruột, tắc ruột; nhồi máu mạc treo gây hoại tử ruột.
2. Chi phí mổ u mạc treo bao nhiêu tiền?
Chi phí mổ u mạc treo hiện có nhiều mức giá khác nhau, phụ thuộc vào đơn vị y tế/bệnh viện thực hiện; phương pháp mổ lựa chọn; bác sĩ thực hiện cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân.
4. U mạc treo khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Các khối u mạc treo thường phát triển âm thầm và không có biểu hiện đặc trựng. Bệnh thường được phát hiện khi bác sĩ thăm khám hoặc bệnh nhân sờ thấy.
Do đó, để chủ động phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bạn nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Đặc biệt, nên đi khám ngay nếu thường xuyên bị đau bụng.
3. Có thể phòng ngừa u mạc treo không?
Để phòng ngừa u mạc treo, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học; uống thuốc theo chỉ của bác sĩ, không tự ý sử dụng; khám sức khỏe định kỳ…
Trên đây là những thông tin về bệnh u mạc treo – một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại không có biểu hiện đặc trưng và thường tiến triển âm thầm. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám sớm khi liên tục bị đau bụng kéo dài.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng, đừng quên liên hệ tới hotline miễn cước 1800.1125 hoặc bình luận bên dưới để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giải đáp nhé.
Chưa có bình luận!