Skip to main content

Trào ngược dạ dày uống rau má được không?

Rau má rất giàu vitamin, khoáng chất và có tác dụng chữa trị được nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, với bệnh nhân trào ngược dạ dày thì sao, cùng tìm hiểu trào ngược dạ dày uống rau má được không ngay sau đây!

I. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của rau má với sức khỏe

Rau má còn có tên gọi khác là liên tiền thảo, mã đề thảo, tinh huyết thảo và có nguồn gốc từ nước Úc. Là cây thân thảo, rau má mọc bò ở khắp nơi, đặc biệt ở nơi ẩm mát.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam rau má cụ thể như sau:

Dinh dưỡng Giá trị
Nước 88.2g
Đạm 3.2 gam
Tinh bột 1.8 gam
Cellulose 4.5 gam
Vitamin C 3.7 gam
Vitamin B1 0.15 gam
Canxi 2.29 gam
Phospho 2mg
Sắt  3.1g 
Beta carotene 1.3g

Trong đó, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong rau má như: Beta carotene, flavonol, saccharides, sterol, saponin, canxi, sắt, phospho, kali, magie, mangan, kẽm và các loại vitamin sẽ thay đổi theo mùa thu hoạch và khu vực trồng rau má.

Rau má có thể dùng toàn cây dưới dạng phơi khô, sấy khô hoặc tươi mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Cụ thể:

  • Giải nhiệt.
  • Hạt sốt.
  • Mát gan.
  • Chữa cảm lạnh, cảm cúm. 
  • Cải thiện các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
  • Cải thiện hệ tuần hoàn.
  • Thanh lọc và thải độc cơ thể.
  • Cải thiện tình trạng liên quan đến tĩnh mạch.
  • Chữa lành vết thương, giảm sẹo.
  • Tăng cường trí nhớ và thị lực.
  • Hỗ trợ điều trị mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, rối loạn tâm thần, Alzheimer, say nắng, viêm amidan, viêm gan, vàng da, viêm màng phổi, lupus đỏ hệ thống, trào ngược dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, thiếu máu, hen suyễn, tiểu đường…
Rau má có thể dùng toàn cây dưới dạng phơi khô, sấy khô hoặc tươi mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

II. Trào ngược dạ dày uống rau má được không?

Rau má giàu vitamin B, K, C và một số khoáng chất saponins, canxi, photpho, alkaloid có khả năng kiểm soát nồng độ axit trong dạ dày và làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày uống nước rau máu giúp làm giảm nhanh chóng các chứng ợ nóng, ợ chua, đau tức vùng ngực do trào ngược axit gây ra. Vì vậy, với câu hỏi trào ngược dạ dày uống rau má được không thì câu trả lời là CÓ.

Tuy nhiên, bệnh nhân uống rau má chữa trào ngược dạ dày cần lựa chọn rau má chất lượng, uống đúng liều lượng và không nên sử dụng rau má quá 6 tuần nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Tùy thuộc cơ địa, tuổi tác, tình trạng sức khỏe mỗi người mà liều dùng rau má sẽ khác nhau. Liều dùng thường là 1 cốc rau má tương đương với 40g. Riêng với người bị suy tĩnh mạch có thể uống từ 60 – 180mg chiết xuất rau má mỗi ngày.

Các thành phần dưỡng chất trong rau má có khả năng kiểm soát nồng độ axit trong dạ dày và làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

III. 5 cách dùng rau má cho người bị trào ngược dạ dày

Chỉ khi được sử dụng đúng cách tác dụng của rau má mới được phát huy. Đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày, có thể dùng rau má tươi, rau má khô hoặc chế biến rau thành các món ăn. 

Dưới đây là 5 cách dùng rau má cho người bị trào ngược dạ dày, bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần: 

1. Nước nấu rau má tươi

Cách đơn giản nhất là bạn đem rau má tươi vào đun sôi với nước để lấy nước uống. Cụ thể các bước thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị: 40g rau má tươi, muối hột.
  • Thực hiện: Rửa sạch rau má sau đó ngâm trong nước muối loãng 30 phút. Vớt ra cho ráo nước rồi cho vào nồi đun sôi với nước trong 10  – 15 phút. 
  • Cách uống: Uống nước rau má khi còn ấm. Nên uống hết nước trong ngày, không để sáng hôm sau.
Nước nấu rau má tươi

2. Nước ép rau má tươi

Với nước ép rau má tươi, các bước thực hiện khá nhanh chóng và đơn giản: 

  • Chuẩn bị: 40g rau má tươi, muối hột.
  • Thực hiện: Rửa sạch rau má sau đó ngâm trong nước muối loãng 30 phút. Vớt ra cho ráo nước rồi cho vào ép lấy nước cốt rau má. 
  • Cách uống: Cho thêm chút đường vào nước ép rau má rồi uống. Bạn có thể pha thêm với chút nước ấm nếu muốn. 
Nước ép rau má tươi

3. Trà rau má khô

Sau khi mua rau má về, bạn có thể đem phơi khô hoặc sấy khô rồi bảo quản dùng dần. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 20g rau má khô.
  • Thực hiện: Cho rau má vào hãm với nước sôi trong 10 phút. Sau đó lấy nước rau má uống như trà. Nên uống khi còn ấm.
Trà rau má khô

4. Ăn trực tiếp rau má sống

Không phải ai cũng có thể ăn rau má sống vì đắng và khó ăn. Tuy nhiên, cách ăn trực tiếp này được đánh giá cao về hiệu quả chữa đau dạ dày và trào ngược dạ dày.

  • Chuẩn bị: 10g rau má.
  • Thực hiện: Rửa sạch rau má sau đó ngâm trong nước muối loãng 30 phút. Vớt ra cho ráo nước rồi nhai sống trực tiếp rau má.
  • Lưu ý: Người bị trào ngược dạ dày nên ăn rau má sống với lát gừng tươi. 
Ăn trực tiếp rau má tươi

5. Một số món ăn từ rau má

Thay vì sắc và ép lấy nước rau má uống, bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể chế biến rau má thành các món ăn chính trong các bữa ăn hàng ngày. 

Một số món ăn từ rau má tốt cho người trào ngược axit dạ dày có thể kể đến như: rau má luộc, rau má xào thịt bò, canh rau má thịt băm, canh rau má tôm khô, rau má xào tỏi, rau má xào thịt dê, canh rau má tôm tươi, canh rau má nấu nấm….

Canh rau má nấu tôm

IV. Lưu ý cho người trào ngược dạ dày khi dùng rau má 

Bệnh nhân trào ngược dạ dày khi dùng rau má cần chú ý thêm những lưu ý dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

1. Hàm lượng

Lượng dùng rau má cho người bị trào ngược dạ dày  tối đa là 40g/lần. Không nên lạm dụng vì dùng nhiều rau má trong thời gian dài sẽ gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ.

2. Thời gian

Không dùng liên tục trong 1 tháng vì rau má có tính hàn dễ gây đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy khi sử dụng liên tục trong thời gian dài. Người bệnh trào ngược chỉ nên dùng tối đa nên dùng 15 ngày sau đó ngừng rồi mới tiếp tục sử dụng.

3. Thời điểm

Thời điểm uống nước rau má lý tưởng nhất là vào chớm trưa, giữa trưa hoặc xế trưa bắt đầu từ 11 đến 13 giờ. Vì lúc này cơ thể có khả năng hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng từ rau má.

4. Theo dõi phản ứng dị ứng

Một số người dùng rau má có thể gặp các triệu chứng dị ứng như ngứa, đỏ da, phát ban trên da hoặc triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, phân có màu lạ… Khi gặp tình trạng này người bệnh cần ngừng sử dụng rau má và đi thăm khám bác sĩ.

5. Ngâm rửa sạch

Cần ngâm rửa sạch rau má với nước muối loãng và nước sạch để đảm bảo loại bỏ hết bụi bẩn, trứng giun, vi khuẩn, nấm mốc bám trên rau.

6. Đối tượng không nên dùng hoặc cẩn trọng

  • Đối tượng không nên dùng rau má: Người bị dị ứng với các thành phần của rau má, phụ nữ có thai và nuôi con bú; phụ nữ đang chuẩn bị mang thai; bệnh nhân đái tháo đường, người đang uống thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần.
  • Đối tượng cần cân nhắc dùng rau má: Người có tiền sử mắc bệnh gan, từng bị các bệnh tổn thương da, ung thư.

7. Lưu ý khác

  • Không nên uống rau má thay nước lọc: Vì uống quá nhiều rau má trong một ngày có thể gây lạnh bụng, đầy bụng, nhức đầu…
  • Không uống nước rau má khi đang dùng thuốc Tây y: Vì có thể xảy ra tương tắc dẫn đến các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Lưu ý khi mua rau má: Chỉ mua rau má có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ở các địa chỉ bán hàng uy tín để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. 
Lượng dùng rau má cho người bị trào ngược là tối đa 40g/lần.

V. Người bị trào ngược dạ dày uống gì nhanh khỏi? 

Người bị trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ và không quá nghiêm trọng có thể điều trị tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp kiểm soát tâm lý dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do. 

Dùng Yumangel  giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày  như ợ hơi, ợ chua, nóng, rát, buồn nôn, đau tức ngực…  chỉ sau 5-10 phút sử dụng. 

Ngoài ra, thuốc dạ dày Yumangel còn có tác dụng cải thiện một số triệu chứng bệnh như: loét tá tràng, loét dạ dày, viêm dạ dày; các chứng bệnh do tăng tiết acid gồm ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đau dạ dày… 

Thuốc Yumangel có vị dễ uống, được thiết kế dạng gói, uống ngay không cần pha với nước nên thuận tiện với những người bận rộn.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

Với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp ở trên, hy vọng các bạn đã tìm được câu trả lời chuẩn xác cho thắc mắc trào ngược dạ dày uống nước rau má được không. Đồng thời biết cách dùng rau má đúng để hỗ trợ cải thiện bệnh trào ngược mang lợi ích tối đa cho sức khỏe.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm loét dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Có thể bạn quan tâm:

4/5 - (1 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.