Skip to main content

Trào ngược dạ dày có ăn được hải sản không?

Chế độ ăn uống không khoa học có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược hoặc khiến bệnh nặng hơn. Đây cũng là lý do vì sao nhiều bệnh nhân thắc mắc trào ngược dạ dày có ăn được hải sản không. 

I. Chế độ ăn uống không khoa học làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản( GERD) là tình trạng axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản – ống nối giữa miệng và dạ dày. Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: ợ hơi, ợ chua, đau tức thượng vị, nôn, buồn nôn… 

Đa số bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có thể kiểm soát bệnh bằng cách điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Tuy nhiên, một số trường hợp thực quản bị tổn thương nặng, bệnh nhân sẽ cần dùng các thuốc mạnh hơn hoặc thậm chí sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới là nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày. Khi cơ thắt thực quản dưới bị suy giảm chức năng, không đóng hoàn toàn có thể khiến axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản.

Bên cạnh đó, những người có chế độ ăn uống không khoa học như: thường xuyên ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, thường xuyên ăn đêm, ăn quá no,  ăn chanh, cam khi đói, uống rượu, cafe… có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày.  Đây chính là lý do khiến nhiều người thắc mắc trào ngược dạ dày có nên ăn hải sản không. 

Chế độ ăn uống không khoa học có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược hoặc khiến bệnh nặng hơn.

II. Trào ngược dạ dày có ăn được hải sản không?

Hải sản gồm nhiều loại động vật ở biển như cua, tôm, cá, ốc, ngao, sò huyết, mực, bạch tuộc, cá thu, cá ngừ, cá hồi…Loại thực phẩm này rất giàu dinh dưỡng, trong đó phải kể đến protein, canxi, omega3 và đạm giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, tốt cho xương khớp và thị lực, tăng cường trí óc, cải thiện chức năng hệ miễn dịch… 

Về thắc mắc trào ngược dạ dày có ăn được hải sản không, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Hải sản có hàm lượng protein cao nên người bị trào ngược dạ dày cần cẩn trọng khi ăn hải sản để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Vì dạ dày và hệ tiêu hóa của người trào ngược đang bị tổn thương nên việc tiêu hóa thức ăn giàu protein có thể gặp khó khăn. Điều này dẫn đến các triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, ợ hơi.

Mặt khác, một số loại hải sản như cá thu có thể chứa chì. Nếu ăn thường xuyên và  trong thời gian dài có thể bị ngộ độc chì với các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Vì vậy, người bị trào ngược dạ dày cần thận trọng khi ăn hải sản.

Người bị trào ngược có thể ăn hải sản nhưng cần thận trọng và hạn chế

III. Hướng dẫn cách ăn hải sản đúng cho người bị trào ngược 

Người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn hải sản nhưng cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây để đảm bảo an toàn và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn: 

1. Ăn hải sản với lượng vừa phải

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh trào ngược nên hạn chế ăn hải sản, không quá 3 lần/tuần. Khẩu phần ăn trong 1 lần không quá 200 gram hải sản. Với cá hồi, người bệnh có thể ăn nhiều hơn vì loại cá này có lợi cho sự sản sinh Acid béo Omega-3.

Không nên ăn quá nhiều hải sản vì có thể gây dị ứng hoặc đầy bụng khó tiêu do cơ thể không tiêu hóa kịp các dưỡng chất trong mực dẫn đến nôn, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy. 

2. Kết hợp ăn hải sản với tinh bột

Để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược, người bệnh nên kết hợp ăn hải sản với thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, cơm, cháo… 

Sự kết hợp này giúp cân bằng hàm lượng protein, kích thích hoạt động tiêu hóa tốt hơn và giảm cảm giác khó chịu.

3. Không ăn hải sản sống, chỉ ăn khi đã nấu chín kỹ

Ăn hải sản sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro với bệnh nhân có hệ tiêu hóa bị tổn thương. Lý do là vì hải sản sống có thể chứa ký sinh trùng nguy hiểm, khi đi vào dạ dày có thể gây ảnh hưởng xấu.

Do đó, bệnh nhân trào ngược không nên ăn hải sản sống để tránh tình trạng bệnh nặng hơn và bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy đảm bảo nấu chín kỹ hải sản trước khi ăn.

4. Không ăn hải sản qua đêm

Một số loại hải sản như cua, tôm, cá sau khi đã  nấu chín có thể bị phân hủy protein nếu để trong thời gian dài. Hậu quả là khi ăn có thể căng thẳng cho gan và thận. 

Bên cạnh đó, việc hâm nóng hải sản nhiều lần còn làm giảm chất dinh dưỡng và tăng nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn do thực phẩm gây ra. Do đó để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên ăn hết hải sản trong một bữa hoặc bảo quản đúng cách theo hướng dẫn.

Người bệnh trào ngược nên hạn chế ăn hải sản, không quá 3 lần/tuần và mỗi lần ăn tối đa 200g.

IV. Lưu ý khác khi ăn hải sản cho người bị trào ngược dạ dày

Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc ở trên, người bị trào ngược dạ dày khi ăn hải sản cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Chọn mua hải sản tươi sống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Nên mua hải sản ở những địa chỉ uy tín, hải sản còn tươi sống, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, không bị ôi thiu và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Không ăn hải sản đã chết: Vì chất đạm trong hải sản đã chết khi ở trong nhiệt độ môi trường quá lâu sẽ bị vi khuẩn tấn công. Càng để lâu, vi khuẩn càng sinh sôi và phát triển nên khi ăn dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
  • Không ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính lạnh: Vì theo Đông y, hải sản có tính hàn nên nếu ăn cùng thực phẩm mang tính hàn khác như: dưa chuột, rau muống, dưa hấu, diếp cá, nước đá… dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Không nên ăn hải sản với thực phẩm giàu vitamin C: Vì sự kết hợp này có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tránh uống rượu bia khi ăn hải sản: Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống rượu bia kết hợp ăn hải sản làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout hoặc làm bệnh tái phát hay nặng hơn. 
  • Không nên uống trà, ăn hoa quả sau khi ăn hải sản: Vì lượng axit tannic trong trà và hoa quả kết hợp với lượng canxi của hải sản sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa và dẫn đến sỏi thận. Bạn có thể uống nước trà và ăn hoa quả sau khi ăn hải sản tối thiểu 2 tiếng.
  • Không kết hợp ăn hải sản với nhân sâm: Kết hợp ăn hải sản với nhân sâm cùng lúc sẽ gây đau bụng dữ dội, đổ mô hôi, đi ngoài phân lỏng, mệt mỏi… 
  • Một số đối tượng không nên ăn hải sản: Hải sản tuy giàu dinh dưỡng nhưng người có cơ địa dị ứng và bệnh nhân viêm khớp, gout không nên ăn vì có thể khiến bệnh tăng nặng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên ăn nhiều hải sản vì có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.
Nên chọn mua hải sản tươi sống và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Tóm lại, với thắc mắc trào ngược dạ dày có ăn được hải sản không thì câu trả lời là người bệnh có thể đưa hải sản vào chế độ ăn hàng ngày nhưng cần tuân thủ các nguyên tắc chia sẻ ở trê để chủ động kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.