Skip to main content

Góc giải đáp: Trào ngược dạ dày ăn tôm được không?

Tôm có hàm lượng protein cao nên nếu người bị trào ngược dạ dày ăn nhiều có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Cùng tìm hiểu trào ngược dạ dày ăn tôm được không qua bài viết sau để có câu trả lời chính xác. 

I. Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của tôm với sức khỏe

Tôm là một loại hải sản rất giàu dinh dưỡng, trong 100g tôm có chứa các thành phần dinh dưỡng với giá trị như sau:

Dinh dưỡng Giá trị
Calo 99 kcal 
Calo 0,3 g
Chất béo bão hoà 0,1 g
Cholesterol 189 mg
Natri 111mg 
Kali 259 mg
Carbohydrate 0.2g
Protein 24g
Calci 70mg
Sắt 0,5g
Magnesi 39 mg

Không chỉ vậy, tôm còn cung cấp hơn 20 loại vitamin và khoáng chất, nổi bật phải kể đến: 

  • Vitamin B12
  • Vitamin C
  • Vitamin D
  • Photpho
  • Đồng
  • Canxi
  • Kẽm
  • Magiê
  • Kali
  • Sắt
  • Mangan
  • I-ốt

Các lợi ích sức khỏe nhận được khi ăn tôm đó là:

  • Giúp giảm cân.
  • Chống oxy hóa.
  • Tốt cho xương.
  • Cải thiện sức khỏe não bộ.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch. 
  • Chống lão hóa.
  • Hỗ trợ điều trị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
  • Phòng chống ung thư.
  • Cải thiện chức năng hệ miễn dịch.
Tôm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe

II. Trào ngược dạ dày ăn tôm được không?

Trào ngược dạ dày thực quản( GERD) là tình trạng axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như: ợ hơi, ợ chua, đau tức thượng vị, nôn, buồn nôn… 

Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới là nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày. Ngoài ra, những người có chế độ ăn uống không khoa học như: thường xuyên ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, thường xuyên ăn đêm, ăn quá no, ăn chanh, cam khi đói, uống rượu, cafe… có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày.  

Vậy trào ngược dạ dày ăn tôm được không? Theo các chuyên gia sức khỏe, người bệnh trào ngược dạ dày có thể ăn tôm nhưng cần thận trọng và ăn với số lượng ít. Vì hàm lượng protein trong tôm cao nên nếu người bị trào ngược dạ dày ăn quá nhiều sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể khiến các triệu chứng của bệnh trào ngược buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng… nặng hơn.

Ngoài ra, đầu tôm là nơi nhiều loại vi khuẩn có thể sống ký sinh. Trong đó có vi khuẩn Hp – một trong các nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn tôm nhưng chỉ nên ăn ít.

III. Cách ăn tôm đúng cho người bị trào ngược dạ dày

Người bị trào ngược dạ dày vẫn có thể ăn tôm nhưng cần chú ý ăn đúng cách với lượng phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn cách ăn tôm an toàn cho người bị trào ngược axit:

1. Ăn tối đa 100g tôm/lần

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh trào ngược nên hạn chế ăn tôm, không quá 3 lần/tuần. Lượng tôm ăn trong 1 lần không quá 100g.

Người bị trào ngược không nên ăn nhiều tôm vì ngoài việc khiến tình trạng bệnh năng hơn, tiêu thụ nhiều tôm còn gây dị ứng hoặc đầy bụng khó tiêu dẫn đến nôn, đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy.

2. Không ăn tôm sống

Ăn tôm sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro với bệnh nhân có hệ tiêu hóa bị tổn thương. Lý do là vì tôm sống có thể chứa ký sinh trùng nguy hiểm, khi đi vào dạ dày có thể gây ảnh hưởng xấu.

Do đó, bệnh nhân trào ngược không nên ăn tôm sống để tránh tình trạng bệnh nặng hơn và bảo vệ sức khỏe của mình. Hãy đảm bảo nấu chín kỹ tôm trước khi ăn.

3. Không ăn tôm qua đêm

Tôm sau khi đã  nấu chín có thể bị phân hủy protein nếu để trong thời gian dài. Hậu quả là khi ăn có thể căng thẳng cho gan và thận. 

Bên cạnh đó, việc hâm nóng tôm nhiều lần còn làm giảm chất dinh dưỡng và tăng nguy cơ mắc các bệnh tiềm ẩn do thực phẩm gây ra. Do đó để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên ăn hết tôm trong một bữa hoặc bảo quản đúng cách.

4. Kết hợp ăn tôm với tinh bột

Để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược, người bệnh nên kết hợp ăn tôm với thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, cơm, cháo… Sự kết hợp này giúp cân bằng hàm lượng protein, kích thích hoạt động tiêu hóa tốt hơn và giảm cảm giác khó chịu.

5. Kiêng kỵ kết hợp thực phẩm

Khi kết hợp thực phẩm ăn cùng với tôm, người bị trào ngược nên lưu ý: 

  • Không ăn tôm cùng với thực phẩm có tính lạnh: Vì theo Đông y, tôm có tính hàn nên nếu ăn cùng thực phẩm mang tính hàn khác như: dưa chuột, rau muống, dưa hấu, diếp cá, nước đá… dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Không nên ăn tôm  với thực phẩm giàu vitamin C: Vì sự kết hợp này có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Không nên uống trà, ăn hoa quả sau khi ăn tôm: Vì lượng axit tannic trong trà và hoa quả kết hợp với lượng canxi của tôm sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa và dẫn đến sỏi thận. Bạn có thể uống nước trà và ăn hoa quả sau khi ăn tôm tối thiểu 2 tiếng.
  • Không kết hợp ăn tôm  với nhân sâm: Kết hợp ăn tôm với nhân sâm cùng lúc sẽ gây đau bụng dữ dội, đổ mô hôi, đi ngoài phân lỏng, mệt mỏi… 
  • Tránh uống rượu bia khi ăn tôm Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống rượu bia kết hợp ăn tôm làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout hoặc làm bệnh tái phát hay nặng hơn. 
Người bị trào ngược dạ dày có thể ăn tối đa 100g tôm/lần ăn với tần suất tối đa 3 lần/tuần

IV. Lưu ý khác cho người bị trào ngược khi ăn tôm

Bệnh nhân trào ngược dạ dày khi ăn tôm cần chú ý thêm một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn:

1. Nguy cơ dị ứng 

Tropomyosin là tác nhân gây dị ứng chủ yếu trong tôm, ngoài ra còn có arginine kinase và hemocyanin. Bệnh nhân trào ngược dạ dày nếu bị dị ứng với tôm thì tốt nhất không nên ăn tôm.

Các triệu chứng dị ứng tôm gồm rối loạn tiêu hóa, ngứa ran trong miệng, nghẹt mũi hoặc phản ứng trên da. Một số ít người bị dị ứng tôm có thể bị sốc phản vệ rất nguy hiểm cần điều trị ngay lập tức.

2. Chọn mua tôm

Nên mua tôm ở những địa chỉ uy tín, tôm còn tươi sống, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, không bị ôi thiu và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Khi mua tôm sống, hãy lựa chọn các con còn săn chắc, vỏ tôm có màu nâu hồng, xanh xám, trong mờ hoặc hồng nhạt. Tôm có các cạnh bị đen hoặc các đốm đen trên vỏ có thể là tôm kém chất lượng.

3. Chế biến tôm

Dù chế biến tôm dưới hình thức nào thì điều đầu tiên bạn cần làm đo ngâm tôm trong nước lạnh để rửa sạch hoặc với nước muối loãng. Sau đó làm sạch phần phần đầu và  chỉ đen ở lưng tôm.

Bạn có thể chế biến tôm dưới dạng luộc, hấp, nướng hay xào nhưng cần đảm bảo nấu chín tôm hoàn toàn. Riêng với người bệnh trào ngược dạ dày thì tôm luộc và hấp được khuyến khích hơn so với nướng, xào.

4. Không ăn tôm đã chết

Vì chất đạm trong tôm đã chết khi ở trong nhiệt độ môi trường quá lâu sẽ bị vi khuẩn tấn công. Càng để lâu, vi khuẩn càng sinh sôi và phát triển nên khi ăn dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

5. Đối tượng không nên ăn tôm 

Một số đối tượng không nên ăn tôm gồm: người bị dị ứng tôm có cơ địa dị ứng;  bệnh nhân viêm khớp, gout; người có hàm lượng cholesterol cao; người đang bị ho, yếu bụng, đau mắt đỏ, hen suyễn; người bị cường giáp, vấn đề về tuyến giáp; người bị tăng acid uric máu và viêm khớp… Việc ăn tôm có thể  khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Nên chọn mua tôm tươi sống, không ăn tôm đã chết, hỏng

Bệnh nhân trào ngược dạ dày bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt nên kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. 

Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh trào ngược nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. Sản phẩm được chỉ định với các trường hợp sau: 

  • Các trường hợp tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
  • Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…

Hy vọng với những thông tin vừa cung cấp ở trên các bạn đã biết trào ngược dạ dày ăn tôm được không đồng thời biết cách ăn đúng để kiểm soát bệnh hiệu quả. 

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.