Skip to main content

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không? Tìm hiểu căn nguyên!

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không? Đây được xem là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, thắc mắc. Vì trên thực tế, bên cạnh triệu chứng của căn bệnh trào ngược, bạn cũng có thể gặp phải thêm 1 số vấn đề như đau đầu, hoa mắt,… Vậy cơn trào ngược dạ dày có phải là tác nhân khiến bạn thấy đau đầu? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

I – Trào ngược dạ dày có gây đau đầu không?

Theo các chuyên gia, khi mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, axit dịch vị sẽ trào lên thực quản và khoang miệng.

Đồng thời, đây cũng là thời điểm vi khuẩn sẽ có điều kiện sinh sôi, phát triển.

Những vi khuẩn này có thể thẩm thấu qua các tế bào và đi vào não, gây áp lực lên thành não. Đây được xem là lý do chính khiến căn bệnh trào ngược làm bạn bị đau đầu.

trào ngược dạ dày có gây đau đầu khôngTrào ngược dạ dày có bị đau đầu không?

Có rất nhiều người sử dụng thuốc giảm đau khi gặp phải những cơn đau đầu.

Nhưng họ không biết rằng, khi thuốc hết tác dụng, cơn đau sẽ nhanh chóng trở lại nếu như chứng trào ngược dạ dày thực quản không được điều trị dứt điểm. 

Do đó, khi bị trào ngược dạ dày thực quản, có thể kèm theo đau đầu, bạn nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, từ đó tìm ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.

II – Nên làm gì để giảm tình trạng trào ngược dạ dày gây đau đầu?

Để giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày, bên cạnh dùng thuốc theo đúng chỉ định, thì yếu tố xây dựng chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh cũng được đánh giá yếu tố làm thuyên giảm căn bệnh trào ngược. Cụ thể bệnh nhân nên:

1. Có chế độ ăn uống lành mạnh

– Đối với thực phẩm trong bữa ăn, người bệnh không nên sử dụng các thực phẩm có khả năng kích thích dạ dày như: Rượu bia, cà phê, đồ uống có cồn; thực phẩm cay nóng; thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ; đồ ăn nhiễm khuẩn…

– Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm giúp trung hòa axit dịch vị trong các bữa ăn như bánh mì, bánh quy, dưa hấu, sữa, cháo…

trào ngược dạ dày có bị đau đầu không

– Nên chia nhỏ các bữa ăn thay vì ăn quá no trong 1 bữa để giảm áp lực lên dạ dày.

– Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, không nên để cơ thể rơi vào trạng thái quá đói hoặc quá no, đặc biệt là vào thời điểm trước khi đi ngủ.

– Sau khi ăn, không nên nằm, làm việc, vận động, tắm gội, thay vào đó người bệnh nên nghỉ ngơi 1 khoảng thời gian ngắn rồi đi bộ nhẹ nhàng.

( >> Xem thêm: Trào ngược dạ dày có nên uống nhiều nước

2. Xây dựng lối sống khoa học

Trong cuộc sống hàng ngày, để giảm thiểu được căn bệnh trào ngược dạ dày, bạn cũng cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

– Không mặc quần áo quá chật, gây chèn ép dạ dày.

– Không hút thuốc lá.

– Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa phải để nâng cao sức khỏe tổng quát cũng như sức khỏe dạ dày.

trào ngược dạ dày gây đau đầuTập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe dạ dày.

– Hạn chế căng thẳng, stress và cố gắng đi ngủ đúng giờ.

– Duy trì cân nặng ở mức phù hợp.

– Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái. Nếu nằm ngửa thì nên kê gối sao cho đầu cao hơn ngực.

Tìm hiểu dòng sản phẩm giúp giảm thiểu trào ngược

Ngoài thắc mắc vấn đề trào ngược dạ dày có gây đau đầu không, để giảm thiểu triệu chứng khó chịu của trào ngược dạ dày, thực quản, nhiều người đã sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

trào ngược dạ dày có gây đau đầu không

Công dụng chính của Yumangel là trung hòa axit dịch vị, đồng thời tạo lớp màng nhầy để bảo vệ dạ dày dưới những tác nhân gây hại. 

Đây được xem là lý do khiến sản phẩm có thể giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do căn bệnh trào ngược dạ dày gây ra, bao gồm: Ợ chua, ợ nóng, đau thượng vị,…

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau giải đáp vấn đề trào ngược dạ dày có gây đau đầu không? Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc có thể gọi theo số điện thoại 1800.1125 của Yumangel, hoặc bình luận ngay ở bên dưới để có được câu trả lời chính xác nhất!

Số giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của cục Quản lý dược: 138/2019/XNQC/QLD

3/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 3 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.