Bài viết tổng hợp phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản theo hướng dẫn của Bộ Y tế phù hợp cho các mức độ bệnh từ nhẹ, trung bình đến nặng. Tỷ lệ khỏi bệnh khi tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị là 50%. Cùng yumangel tham khảo hướng dẫn điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất theo khuyến cáo của Bộ Y Tế sau đây.
Mục lục
I. Nguyên tắc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, gây nóng rát và khó chịu ở vùng xương ức, ngực. Đây là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số thế giới.
Để chẩn đoán trào ngược dạ dày, bên cạnh hỏi và khám thực thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm:
- Chẩn đoán lâm sàng: Sử dụng bộ câu hỏi GerdQ.
- Chẩn đoán cận lâm sàng: Nội soi thực quản dạ dày tá tràng, đo pH thực quản 24h; chụp thực quản dạ dày có cản quang, test Bernstein, mô bệnh học, đo áp lực thực quản.
Các nguyên tắc trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản được xếp theo thứ tự ưu tiên sau:
- Điều trị các triệu chứng của bệnh giúp giảm cảm giác khó chịu, cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Chữa lành viêm thực quản nếu có, tránh tái phát.
- Giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng.
II. Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường rất khó chữa dứt điểm, bệnh có thể kéo dài dai dẳng và dễ dàng tái phát. Theo các bác sĩ, tỷ lệ khỏi bệnh khi tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản của Bộ Y tế là 50%, còn lại phụ thuộc vào người bệnh và tác động khác.
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh gồm:
- Điều trị không dùng thuốc: Áp dụng với các bệnh nhân trào ngược ở mức độ nhẹ và triệu chứng không quá nghiêm trọng.
- Điều trị dùng thuốc: Dùng cho trường hợp trào ngược dạ dày thực quản nhẹ đến trung bình.
- Điều trị phẫu thuật: Áp dụng cho các bệnh nhân trào ngược nặng và nghiêm trọng.
Dưới đây là thông tin cụ thể cho từng phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản:
1. Phác đồ điều trị không dùng thuốc
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản không dùng thuốc được áp dụng với các bệnh nhân có triệu chứng không quá nghiêm trọng. Theo đó, người bệnh cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, triệu chứng của bệnh sẽ được đẩy lùi.
1.1. Thay đổi thói quen ăn uống
Trong thói quen ăn uống hàng ngày, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cần chú ý những điều nên và không nên dưới đây:
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây kích thích dạ dày và đường ruột: Gồm thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ, thuốc lá, rượu bia…
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có hại cho dạ dày và dễ gây trào ngược như: đường tinh luyện trong bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả chua, socola, caffeine…
- Hạn chế ăn khuya, ăn gần sát giờ đi ngủ, đặc biệt là các đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Nên ăn uống đúng giờ giấc, không bỏ bữa, không nên vừa ăn vừa uống nước và sau khi ăn 30 phút.
- Nên chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, không nên ăn quá nhiều và quá no, ăn thức ăn mềm lỏng dễ tiêu.
1.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Về chế độ sinh hoạt, bệnh nhân trào ngược dày thực quản cần chú ý những điều sau:
- Kê đầu giường cao 10 – 15 cm khi nằm hoặc có thể sử dụng gối chống trào ngược để nâng cao vùng thực quản hơn so với dạ dày, hạn chế gây trào ngược.
- Không đi nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn: Hành động này khiến thức ăn không được tiêu hóa hết và ứ lại ở dạ dày gây trào ngược. Do đó, sau khi ăn bạn nên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng để thức ăn trong dạ dày được tiêu hóa hết.
- Không mặc quần áo quá chật hoặc nịt bụng: Vì điều này có thể làm tăng áp lực ổ bụng và hậu quả là dễ dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản.
- Thư giãn, giảm stress và căng thẳng thần kinh; sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi; ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi đêm và ngủ trước 23h.
- Tập thể dục: Tập thể dục giúp máu lưu tốt hơn, cơ thể dẻo dai và săn chắc, hệ miễn dịch cũng hoạt động tốt hơn giúp phục hồi bệnh.
2. Phác đồ điều trị dùng thuốc
Khi các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng hoặc không đáp ứng với phác đồ điều trị không dùng thuốc ở trên, bác sĩ sẽ cần chỉ định thuốc điều trị. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị, việc điều trị chủ yếu tập trung làm thuyên giảm triệu chứng bệnh và cải thiện chức năng cơ thắt tâm vị dạ dày.
Lưu ý: Khi muốn sử dụng bất kì loại thuốc nào chữa trào ngược dạ dày thực quản thì phải có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào vì điều đó đôi khi sẽ gây nên tình trạng ngộ độc thuốc cho cơ thể bệnh nhân.
Dưới đây là các loại thuốc thường dùng trong phác đồ điều trị trào ngược dạ dày:
2.1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. PPI hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của bơm proton – một enzyme trong dạ dày chịu trách nhiệm sản xuất axit dạ dày. Khi hoạt động của bơm proton bị ức chế cũng đồng nghĩa với việc lượng axit dạ dày được sản xuất sẽ giảm.
Từ đó giúp làm giảm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh trào ngược axit như tức ngực, ợ nóng, khó nuốt. Đồng thời giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng do trào ngược như loét thực quản, viêm thực quản, barrett thực quản.
Có nhiều loại PPI khác nhau dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, trong đó phổ biến gồm:
- Omeprazole: Liều chuẩn uống 20mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 20 mg/lần x 2 lần/ngày.
- Pantoprazole: Liều chuẩn uống 40mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 40mg/lần x 2 lần/ngày.
- Esomeprazole: Liều chuẩn uống 40mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 40mg/lần x 2 lần/ngày.
- Rabeprazole: Liều chuẩn uống 20mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 20 mg/lần x 2 lần/ngày.
- Lansoprazole: Liều chuẩn uống 30mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 30 mg/lần x 2 lần/ngày.
- Dexlansoprazole: Liều chuẩn uống 60mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 60mg/lần x 2 lần/ngày.
PPI thường được dùng theo đường uống. Thời gian và liều lượng dùng thuốc PPI phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) thường được bác sĩ chỉ định uống trước bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Thời gian điều trị bằng thuốc PPI thường kéo dài từ 4 – 8 tuần, thậm chí là 12 tuần. Một số trường hợp tình trạng trào ngược nặng và có biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng PPI lâu dài.
PPI ít gây ra tác dụng phụ, tuy nhiên khi sử dụng thuốc, người bệnh vẫn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:
- Nhức đầu.
- Buồn nôn.
- Khô miệng.
- Đau khớp.
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
2.2. Thuốc kháng thụ thể Histamin H2
Nguyên lý hoạt động của thuốc kháng thụ thể Histamin H2 là ức chế H2 – một thụ thể trên bề mặt tế bào thành dạ dày và chịu trách nhiệm kích thích sản xuất axit dạ dày.
Khi thụ thể H2 bị ức chế, lượng axit trong dạ dày sẽ giảm theo, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó nuốt, tức ngực, ợ nóng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Các loại thuốc kháng thụ thể H2 được dùng phổ biến trong điều trị trào ngược axit hiện nay gồm:
- Cimetidine: Liều 400mg x4 lần/ ngày hoặc 800mg x 2 lần/ ngày x 4-8 tuần.
- Ranitidine: Uống 150mg Ranitidine, 2 lần 1 ngày hoặc 300mg Ranitidine 1 lần vào đêm. Thời gian điều trị từ 8 tới 12 tuần.
- Famotidine: Liều uống cho người lớn là 20 mg x 2 lần/ngày, dùng trong 6 tuần.
- Nizatidine: Mỗi lần uống 150 mg, ngày 2 lần, có thể uống đến 12 tuần.
Thuốc kháng thụ thể H2 cũng được dùng theo đường uống và nên uống trước khi ăn từ 15-30 phút. Thời gian và liều dùng thuốc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân.
Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 có thời gian tác dụng nhanh hơn so với nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPI). Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài có thể gây chứng vú to ở nam giới vì vậy Histamin H2 hiện ít được dùng hơn so với PPPI.
Một số tác dụng phụ của thuốc kháng thụ thể H2 bệnh nhân có thể gặp phải khi sử dụng gồm:
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
- Nhức đầu.
- Buồn nôn.
- Khô miệng.
- Tăng trưởng tuyến vú ở nam giới.
Tương tự như PPI, thuốc kháng thụ thể H2 cũng được chỉ định dùng trong trong vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, chỉ định dùng thuốc lâu dài có thể được bác sĩ đưa ra trong trường hợp tình trạng bệnh nặng và bệnh nhân không dung nạp PPI.
2.3. Thuốc kháng Cholinergic
Cholinergic là thuốc tác dụng trên chức năng vận động thực quản. Nhóm thuốc này thường được sử dụng phối hợp với thuốc PPI trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Thuốc Cholinergic hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh kích thích sản xuất axit dạ dày. Khi ức chế được hoạt động của acetylcholine thì cũng làm giảm sản xuất axit dạ dày.
Sử dụng thuốc Cholinergic có tác dụng làm giảm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh trào ngược như khó nuốt, tức ngực, ợ nóng. Tuy nhiên xét về hiệu quả thì so với thuốc H2 và PPI, thuốc Cholinergic có hiệu quả kém hơn.
Cholinergic được dùng theo đường uống. Các loại thuốc Cholinergic dùng trong điều trị trào ngược dạ dày hiện nay gồm:
- Metoclopramide: Uống 10 – 15 mg x 4 lần/ngày.
- Domperidone: Uống 10 mg x 3 lần/ngày.
- Baclofen: Uống 10 – 20 mg x 2 – 3 lần/ngày.
Thuốc kháng Cholinergic thường được dùng trong vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể chỉ định dùng lâu dài nếu bệnh nhân không dung nạp PPI hoặc thuốc kháng thụ thể H2.
Một số tác dụng phụ của thuốc kháng Cholinergic người bêhj có thể gặp phải khi sử dụng gồm:
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
- Buồn nôn.
- Khô miệng.
- Mệt mỏi.
- Giảm tiết mồ hôi.
- Rối loạn thị lực.
2.4. Thuốc Prokinetic
Thuốc Prokinetic hoạt động bằng cách tăng nhu động của thực quản và dạ dày. Từ đó hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và làm rỗng dạ dày, giảm lượng axit trào ngược lên thực quản.
Sử dụng thuốc Prokinetic có tác dụng kiểm soát và giảm các triệu chứng ợ nóng, tức ngực, khó nuốt do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc Prokinetic kém hơn so với thuốc kháng thụ thể H2 và ức chế bơm proton PPI.
Bệnh nhân sử dụng thuốc Prokinetic theo đường uống. Các loại thuốc Prokinetic dùng phổ biến hiện nay là:
- Metoclopramide: 10 – 15 mg × 4 lần/ngày, uống 30 phút trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Domperidone: Uống 10 – 20 mg/ lần, 3 – 4 lần/ngày.
- Erythromycin: Người lớn Uống 500 -1000 mg/lần, ngày uống 2 – 3 lần.
Bệnh nhân uống thuốc Prokinetic có thể gặp phải một số tác dụng sau:
- Khô miệng.
- Mệt mỏi.
- Rối loạn thị lực.
- Buồn nôn..
- Tiêu chảy
- Táo bón.
- Giảm tiết mồ hôi.
2.5. Thuốc chống trầm cảm
Các loại thuốc chống trầm cảm cũng có thể được dùng để hỗ trợ giảm căng thẳng, lo âu, stress – các yếu tố gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Thuốc thường dùng: Nortriptyline, Trazodone, Imipramine, Sertraline.
- Tác dụng phụ: Khi sử dụng, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tăng thèm ăn và tăng cân; mệt mỏi và buồn ngủ, mất ngủ, táo bón, mờ mắt, khô miệng.
Khi áp dụng phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản dùng thuốc, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ cả về liều lượng, thời gian và cách uống. Nếu tự ý thay đổi, bệnh trào ngược dạ dày sẽ tiến triển nặng hơn và kéo dài khó điều trị.
3. Phác đồ điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật điều trị là phương án cuối cùng bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản phải dùng đến khi không đáp ứng với hai phương pháp điều trị trên hoặc khi axit trào ngược làm viêm loét thực quản gây xuất huyết hoặc loét đường tiêu hóa trên.
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thăm khám cho bệnh nhân để đánh giá tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý để lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp và hiệu quả. Hiện nay có 3 phương án phẫu thuật phổ biến được áp dụng trong điều trị trào ngược là:
3.1. Phẫu thuật Nissen Fundoplication
Mục đích của phẫu thuật Nissen Fundoplication là thắt chặt và củng cố cơ vòng thực quản dưới. Có thể chọn phẫu thuật nội soi hoặc mổ mở.
- Mục đích: Trong thủ thuật Nissen Fundoplication, một phần của dạ dày được quấn quanh thực quản dưới để thắt chặt cơ thắt thực quản dưới (LES).Từ đó ngăn chặn axit dạ dày trào ngược lên trên thực quản.
- Phương pháp: Có hai loại Nissen fundoplication là Nissen fundoplication mở (được thực hiện thông qua một đường rạch ở bụng) và Nissen fundoplication nội soi (thực hiện thông qua một số lỗ nhỏ trên bụng).
- Chỉ định: Cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nặng, không đáp ứng với thuốc hoặc có các biến chứng.
- Ưu điểm: Kiểm sát triệu chứng trào ngược hiệu quả cao; có thể điều trị dứt điểm bệnh.
- Nhược điểm: Có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy hơi, khó nuốt, táo bón; phẫu thuật có thể không thành công và cần thực hiện lại.
- Thời gian phục hồi: Nissen fundoplication nội soi phục hồi nhanh hơn so Nissen fundoplication mở.
- Xuất viện: Bệnh nhân có thể xuất viện sau 1-2 ngày phẫu thuật.
- Lưu ý: Cần tránh tập thể dục, vận động nặng trong vài tuần sau phẫu thuật.
3.2. Phẫu thuật Laparoscopic fundoplication
Phẫu thuật Laparoscopic fundoplication là thủ thuật được thực hiện thông qua một số lỗ nhỏ trên bụng. Với kỹ thuật này, một phần của dạ dày được quấn quanh thực quản dưới để thắt chặt cơ thắt thực quản dưới (LES) để ngăn chặn axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Phương pháp: Bác sĩ rạch một đường dài ở bụng để tiếp cận cơ thắt thực quản dưới. Sau đó, dùng một ống nội soi nhỏ có gắn camera để quan sát bên trong bụng. Tất cả các dụng cụ dùng trong phẫu thuật đều được đưa vào bụng qua các lỗ nhỏ trên bụng.
- Chỉ định: Dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nặng, không đáp ứng với thuốc hoặc có các biến chứng.
- Ưu điểm: Laparoscopic fundoplication ít xâm lấn hơn so với Nissen fundoplication mở; ít đau đớn, thời gian phục hồi nhanh; sẹo nhỏ.
- Nhược điểm: Có thể gây tác dụng phụ khó nuốt, đầy hơi, táo bón; nếu không thành công cần phẫu thuật lại.
- Thời gian xuất viện: Bệnh nhân thường xuất viện sau 1-2 ngày phẫu thuật.
- Lưu ý: Cần tránh tập thể dục, vận động nặng trong vài tuần sau phẫu thuật.
3.3. Phẫu thuật Heller myotomy
Phẫu thuật Heller myotomy được thực hiện qua một đường rạch ở bụng hoặc nội soi. Thủ thuật này có thời gian phục hồi ngắn và ít gây ra tác dụng phụ.
- Phương pháp: Bác sĩ cắt một phần của cơ thắt thực quản dưới (LES để giảm áp lực của LES. Từ đó giúp ngăn không cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
- Chỉ định: Dùng cho bệnh nhân trào ngược ở mức độ nặng, không đáp ứng với thuốc hoặc có các biến chứng.
- Ưu điểm: Hiệu quả cao, có thể điều trị dứt điểm bệnh, ít gây ra tác dụng phụ hơn so với phẫu thuật fundoplication.
- Nhược điểm: Có thể cần phẫu thuật lại nếu Heller myotomy không thành công.
- Phục hồi: Thời gian phục hồi của Heller myotomy ngắn hơn so với fundoplication. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 1-2 ngày phẫu thuật.
- Lưu ý: Cần tránh tập thể dục, vận động nặng trong vài tuần sau phẫu thuật.
3.4. Phẫu thuật để tăng cường cơ vòng thực quản dưới (Linx)
Linx là một vòng các hạt từ tính nhỏ được được quấn quanh cơ vòng thực quản, ngăn trào ngược từ dạ dày. Tác dụng của các hạt nam châm là cung cấp thêm lực để giữ cho cơ vòng thực quản đang yếu có thể đóng lại sau khi nuốt thức ăn. Tuy nhiên, thức ăn vẫn có thể đi qua bình thường.
Ưu điểm của phẫu thuật Linx là ít xâm lấn nên thời gian hồi phục thường ngắn. Bệnh nhân cũng ít bị đau khi thực hiện phương pháp này.
3.5. Phẫu thuật nội soi xuyên miệng (TIF)
Trong kỹ thuật này, một thiết bị EsophyX được đưa vào thực quản qua đường miệng để tạo ra một vài nếp gấp ở đáy thực quản. Từ đó tạo thành một van mới để ngăn chặn axit trào ngược từ dạ dày lên.
- Ưu điểm: Không cần rạch bất kỳ vết mổ nào trên cơ thể nên bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng. Các biến chứng gặp phải sau phẫu thuật cũng ít hơn so với những phương pháp phẫu thuật khác.
- Nhược điểm: Phương pháp phẫu thuật này không áp dụng cho các bệnh nhân gặp phải các biến chứng như Barrett thực quản, viêm thực quản, xơ cứng bì.
3.6. Thủ thuật Stretta
Đây là phương pháp phẫu thuật mới nên hiệu quả lâu dài vẫn chưa xác định rõ. Cách thực hiện thủ thuật này như sau:
- Bác sĩ sử dụng ống nội soi mỏng và linh hoạt luồn vào bên trong thực quản.
- Một điện cực ở cuối ống nội soi sẽ làm nóng mô thực quản, tạo ra những vết cắt nhỏ.
- Những vết cắt hình thành nên các mô sẹo trong thực quản làm ngăn chặn các dây thần kinh phản ứng với axit trào ngược từ dạ dày.
3.7. Phẫu thuật nội soi khâu tăng cường cơ vòng thực quản dưới
Phương pháp này sử dụng hệ thống Bard EndoCinch sẽ thực hiện các mũi khâu nội soi để tạo thành nếp gấp, giúp củng cố cơ vòng dưới thực quản. Phương pháp này hiện chưa được dùng phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày.
Các kỹ thuật phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản ngày càng hiện đại nhưng vẫn tiềm ẩn xảy ra một số biến chứng như:
- Nhiễm trùng vết mổ.
- Chứng khó nuốt.
- Ợ chua, đầy hơi.
- Chấn thương dạ dày.
- Tràn khí màng phổi, viêm phổi.
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật trào ngược dạ dày nếu có bất kỳ dấu hiệu khó chịu và bất thường nào cần thông báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.
III. Lời khuyên về phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Thông thường, điều trị giảm triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản không khó, nhưng để chữa bệnh dứt điểm hoàn toàn và không tái phát thì lại là không hề dễ dàng. Lý do là vì cấu trúc cơ thắt thực quản dưới không kín hoặc cơ quan này đã bị giãn khó hồi phục.
Do đó, bác bác sĩ khuyến cáo người bệnh khi áp dụng phác đồ điều trị trào ngược dạ dày nên:
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Với bệnh nhân áp dụng phác đồ điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc, cần tuân chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian và cách uống thuốc. Không tự ý thay đổi hoặc ngừng uống thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
- Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Nên duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát và hạn chế bệnh trào ngược dạ dày tái phát trở lại. Hãy kiên trì thực hiện ngay cả khi bạn đang sử dụng thuốc hoặc đã được phẫu thuật.
- Tái khám theo lịch hẹn: Bệnh nhân nên tái khám định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Các bệnh nhân triệu chứng nặng, điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật cần liên tục theo dõi và tái khám sớm hơn.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Thường xuyên tái khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Tốt nhất khi có dấu hiệu nào của bệnh trào ngược, bạn nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản phù hợp – hiệu quả. Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về công dụng và cách sử dụng, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Chưa có bình luận!