Dịch vị có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn khi ở trong dạ dày. Nếu không có dịch vụ, các thức ăn khi được dung nạp vào cơ thể sẽ không thể chuyển hóa thành các dưỡng chất để cơ thể có thể hấp thụ được. Để hiểu rõ hơn về chăng năng và hoạt động của dịch vị, hãy đọc bài viết sau của Yumangel.vn.
Mục lục
I – Dịch vị là gì?
Dịch vị dạ dày là gì? Dịch vị là hỗn hợp dịch được tuyến vị ở dạ dày tiết ra liên tục có chức năng chính là hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Tùy theo trạng thái tiêu hóa mà lượng dịch vị dạ dày tiết ra trung bình từ 1 – 2,5 lít mỗi ngày.
Dịch vị dạ dày màu gì? Đặc điểm của dịch vị dạ dày là chất lỏng hơi sáng, trong suốt và không màu. Nếu thấy dịch vị có màu bất thường thì bạn cần thăm khám sớm để phát hiện ngyên nhân.
Dịch vị là hỗn hợp dịch được tuyến vị ở dạ dày tiết ra liên tục có chức năng chính là hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Dịch vị dạ dày thường có PH ổn định là từ 3 – 4. Khi chỉ số này xuống thấp hơn thì cũng đồng nghĩa với có thể bị thiếu axit dạ dày, ngược lại nếu vượt quá chỉ số trên thì tức là bạn đã bị thừa axit dạ dày. PH dịch vị khi đói là 2.
II – Thành phần của dịch vị dạ dày
Dịch vị gồm những thành phần nào? Với chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa nên thành phần của dịch vị gồm: axit HCL và các loại enzym.
Trong dịch vị nước chiếm bao nhiêu phần trăm? Theo các tài liệu nghiên cứu, có tới 99,5% dịch vị là nước và 0,5% còn lại vật chất khô. Trong đó, chất khô là những chất hữu cơ như: protein cùng một số enzym như: axit uric, axit lactic, ure… và chất vô cơ như axit HCL, muối sunfat, muối clorua của các nguyên tố Na, Ca, K, Mg.
Trong dịch vị dạ dày có enzim gồm:
– Pepsin: Chức năng của enzym Pepsin là phân tách protein thành dạng cơ thể hấp thụ được như: Proteose, Peptone và Polypeptide. Ngoài ra, enzym này còn là chất xúc tác giúp cơ thể tiêu hoá collagen và hỗ trợ các loại enzym tiêu hóa khác trong quá trình tiêu hóa protein.
– Lipase dịch vị: Enzym Lipase dịch vị là chất xúc tác cho các phản ứng để phân giải triglycerid trong các thực phẩm như lòng đỏ trứng, sữa… thành glycerol và acid béo.
– Chymosin: Enzym Chymosin là chất xúc tác trong quá trình phân protein caseinogen có trong sữa. Nhờ tác dụng của enzym Chymosin, protein caseinogen sẽ được phân tách thành casein giúp làm sữa đặc vón lại.
Thành phần của dịch vị dạ dày.
– Acid clorhidric (HCl): Axit trong dịch vị dạ dày không phải là enzym tiêu hóa nhưng lại có vai trò tạo ra môi trường bên trong dạ dày có độ pH phù hợp để giúp các loại enzym tiêu hóa có thể hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, vai trò của axit trong dịch vị dạ dày giúp sát khuẩn và loại bỏ vi khuẩn có trong thức ăn. Do đó, nếu thiếu acid dịch vị HCl thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn là rất cao.
III – Dịch vị không chứa enzim nào?
Dịch vị dạ dày không chứa Enzym Tripsin. Vì loại men tiêu hóa này chỉ có và được tìm thấy trong ruột non.
Dịch vị dạ dày không chứa Enzym Tripsin.
Tác dụng của men Tripsin là chất xúc tác cho quá trình phân giải các protein thành các acid amin nhỏ hơn để có thể hấp thụ dẫn dàng vào máu thông qua lớp niêm mạch của ruột non.
IV – Cơ chế hoạt động của dịch vị
Dịch vị dạ dày được biết ra bởi các tuyến nằm ở vùng đáy dạ dày và niêm mạc ở thận. Có 2 nhóm tuyến chính có nhiệm vụ bài tiết dịch vị dạ dày gồm:
– Tuyến vùng tâm vị và môn vị: Nhiệm vụ là bài tiết chất nhầy, tạo môi trường.
– Tuyến vùng thận: Gồm 4 loại tế bào chính có chức năng bài tiết ra các loại enzym quan trọng trong quá trình tiêu hóa và phân giải các chất.
Hoạt động bài tiết dịch vị dạ dày gồm 3 giai đoạn cụ thể như sau:
– Giai đoạn 1: Dịch vị tiết ra khi nào? Dịch vị được tiết ra khi thức ăn chưa vào dạ dày. Lúc này dịch vị được kích hoạt thông qua hoạt động nhìn, nghĩ, ngửi, nhai hoặc nuốt thức ăn.
Các giai đoạn bài tiết dịch vị dạ dày.
– Giai đoạn 2: Khi thức ăn xuống dạ dày sẽ được dịch vị trộn lẫn, dạ dày bắt đầu co bóp để nhào trộn và tiêu hóa.
Lúc này dạ dày được kích thích để giải phóng histamin và gastrin để tiếp tục bài viết dịch vị trong suốt thời gian thức ăn còn lưu lại trong dạ dày. Ở giai đoạn này, lượng dịch vị cơ thể tiết ra chiếm tới 70% tổng lượng dịch vị của toàn bộ bữa ăn.
– Giai đoạn 3: Bước vào giai đoạn này, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ở dạ dày, các chất tiêu hóa được được chuyển xuống ruột non làm căng tá tràng.
Acid clohydric và các chất chưa được hấp thu sẽ tiếp tục được đẩy xuống đồng thời các tuyến sinh acid cả dạ dày tiếp tục hoạt động giải phóng dịch vị. Lượng dịch vị tiết ra ở giai đoạn 3 khá ít chỉ chiếm khoảng 10%.
V – Những bệnh liên quan đến dịch vị dạ dày
Trào ngược dịch vị dạ dày và thừa axit dạ dày/thừa dịch vị dạ dày là những bệnh lý thường xảy ra ở dịch vị dạy dày. Cụ thể:
1. Thừa axit dạ dày/dư dịch vị dạ dày
Đây là tình trạng nồng độ axit trong dạ dày cao hơn so với mức bình thường. Nồng độ axit HCl tăng cao, khiến độ PH dịch vị trong dạ dày tăng theo gay ảnh hưởng đến hoạt động của các loại enzym hoạt hóa khác.
Tình trạng thừa axit dịch vị dạ dày không chỉ gây hại tới dạ dày mà còn làm bào mòn và phá hủy thành dạ dày cùng nhiều cơ quan trong hệ tiêu hóa.
Đặc biệt, nếu tình trạng thừa axit dạ dày kéo dài có thể làm tổn thương nghiêm trọng lớp niêm mạc dạ dày, hậu quả là gây các bệnh lý dạ dày nghiêm trọng như: đau dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày…
2. Bệnh trào ngược dịch vị dạ dày
Trào ngược dịch vị dạ dày thực quản hay tràn dịch vị dạ dày tình trạng dịch vị dạ dày hoặc dịch dạ dày có chứa thức ăn bị trào ngược lên thực quản.
Khi dịch vị trào ngược, bệnh nhân thường có triệu chứng như: ợ chua, ợ hơi, khó nuốt, buồn nôn, miệng tăng tiết nước bọt, khản giọng… Dịch vị dạ dày trào ngược làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý như: hẹp và sẹo thực quản, loét thực quản, ung thư thực quản.
Trào ngược dịch vị dạ dày thực quản là một trong các bệnh lý thường gặp liên quan tới dịch vị.
VI – Cách phòng tránh các bệnh về dịch vị dạ dày
Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học chính là giải pháp phòng ngừa các bệnh lý liên quan tới dịch vị dạ dày hiệu quả. Cụ thể:
– Về chế độ ăn uống: Hãy đảm bảo ăn đủ bữa, đúng giờ, không bỏ bữa. Không nên ăn các thực phẩm có tính axit cao hoặc nhựa dính khi đói ảnh hưởng xấu tới niêm mạc dạ dày như khoai tây, cà chua, sữa chua, quả hồng, chanh. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay nóng như mù tạt, tiêu, ớt, gừng; đồ uống có gas, rượu, bia, hút thuốc lá…
– Về chế độ sinh hoạt: Tránh làm việc quá sức gây stress, căng thẳng mệt mỏi; không thức quá khuya và ngủ quá muộn thường xuyên; ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Ngoài ra, nên kê cao đầu khi nằm để giúp cho bộ phận thực quản cao hơn dạ dày; mặc quần áo rộng rãi thoải mái để tránh tạo áp lực cho hệ tiêu hóa…
Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về vai trò, chức năng cũng như cơ chế hoạt động của dịch vị. Dịch vị đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu hóa thức ăn vì vậy bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để luôn có một cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
Chưa có bình luận!