Skip to main content

Đau dạ dày uống cafe được không? Nên uống như thế nào?

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Đau dạ dày uống cafe được không?” là những cụm từ được nhiều người tìm kiếm trên công cụ Google. Sở dĩ như vậy là vì một số nguồn tin cho rằng, bệnh nhân đau dạ dày nếu  cà phê sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn. Để có được đáp án chính xác nhất cho vấn đề này, bạn đọc có thể tìm hiểu ngay sau đây!

I – Đau dạ dày uống cafe được không?

Bên cạnh các lợi ích như phòng ngừa đột quỵ, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ung thư,… thì có nhiều thông tin cho rằng, khi đau dạ dày, tốt nhất bạn không nên uống cà phê, vì đây là thức uống khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Đau dạ dày có uống cafe được khôngĐau dạ dày có được uống cafe không?

Không chỉ vậy, với bệnh nhân đau dạ dày thói quen uống cà phê liên tục và thường xuyên còn tiềm ẩn nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Vì vậy nên rất nhiều người yêu thích cà phê nhưng bị đau dạ dày đặt câu hỏi thắc mắc: Đau bao tử có uống cafe được không?

Một số nghiên cứu cho rằng, vị đắng của cà phê khi đi vào cơ thể có thể khiến hoạt động sản xuất axit dịch vị dạ dày bị kích thích. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người gặp phải các vấn đề như khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng,  trào ngược axit sau khi uống cà phê. Thông tin này cũng đồng nghĩa với việc đáp án cho câu hỏi đau dạ dày có uống cà phê được không là KHÔNG NÊN.

II – Lý do khiến cà phê có thể gây đau dạ dày

Dưới đây là những lý do cụ thể giải pháp tại sao người bị đau dạ dày không nên uống và tiêu thụ cà phê:

1. Làm tăng lượng axit trong dạ dày

Cà phê chứa nhiều dầu, axit, caffeine và một số hợp chất khác.

đau dạ dày có uống cafe được không

Trong đó, caffeine khi đi vào cơ thể có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày khiến bộ phận này sinh ra một lượng lớn axit Clohydric (HCl).

Do đó, nếu uống cà phê vào buổi sáng bạn sẽ gặp phải các hiện tượng như: Buồn nôn, đau bụng, ợ hơi, ợ chua hay bụng đau nhói…

2. Tăng nguy cơ bị đầy hơi, chướng bụng

Trường hợp dạ dày tiết không đủ lượng axit cần thiết thị việc tiêu hóa thức ăn của cơ thể sẽ gặp khó khăn.

Khi đi đến ruột non, thức ăn chưa thể tiêu hóa xong, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hại khuẩn sinh sôi ở đường ruột, tiết ra khí ga gây ra: Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và cảm giác dạ dày bị đau thắt.

3. Khiến thần kinh bị căng thẳng

Uống nhiều cà phê có thể làm tăng các hormone căng thẳng thần kinh như Cortisol, Norepinephrine hay Epinephrine dẫn tới tình trạng lo lắng, hồi hộp, huyết áp tăng, tim đập nhanh và kích thích các phản ứng phòng vệ.

Bị viêm dạ dày có uống được cà phê không

Không chỉ vậy, việc các hormone căng thẳng thần kinh gia tăng còn gây ức chế quá trình cung cấp máu tới dạ dày, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. 

Yumangel gợi ý: Đau dạ dày uống nước dừa được không?

4. Làm bạn đi tiểu nhiều, gây mất nước

Khi dung nạp vào trong cơ thể, caffeine trong cà phê hoạt động như 1 loại thuốc lợi tiểu.

Vì vậy, nếu bạn uống nhiều cà phê có thể làm tăng nhanh dịch lỏng chảy qua thận gây mất chất khoáng, mất nước và nhiều dưỡng chất khác do đi tiểu nhiều.

5. Tăng nguy cơ gây bệnh viêm loét dạ dày

Acid chlorogenic có trong cà phê làm kích thích niêm mạc dạ dày.

Hậu quả của việc niêm mạc dạ dày bị kích thích là bạn sẽ bị ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, đau nhói ở bụng…

uống cafe bị đau dạ dày

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày, tổn thương dạ dày nặng hơn.

III – Uống cafe bị đau dạ dày phải làm sao? Cách uống café không đau bao tử

Bệnh nhân đau dạ dày uống café khiến tình trạng bệnh nặng và nghiêm trọng hơn nên tốt nhất không nên uống.

Trong trường hợp người bị đau dạ dày không thể cưỡng lại thức uống này thì hãy cố gắng sử dụng càng ít càng tốt.

Bên cạnh đó, người bị đau dạ dày uống cà phê cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:

  • Mỗi ngày chỉ nên uống một lượng nhỏ cà phê, không nên uống nhiều. Đối với người bị đau dạ dày thì mức tiêu thụ cà phê mỗi ngày nên thấp hơn con số 300mg.

đau dạ dày có uống cafe được không

  • Nên uống từng ngụm cà phê để giúp dạ dày thích ứng, không nên uống nhiều liên tục một lúc.
  • Không nên uống cà phê khi bụng đang đói.
  • Khi mua cà phê bạn nên mua hạt cà phê tối màu, vì loại hạt này được rang ở nhiệt độ cao và lâu hơn nên tính axit vì vậy cũng thấp hơn.
  • Một số nghiên cứu cho rằng, tính axit của cà phê lạnh thấp hơn so với cà phê nóng. Do đó, bạn nên ưu tiên sử dụng cà phê lạnh.
  • Chỉ nên mua cà phê nguyên chất, không pha trộn thêm đậu nành hay ngô và phải có xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo.
  • Đối với những người muốn uống cà phê sữa nhưng có thể không dung nạp lactose thì có thể thay thế sữa bằng sữa đậu nành hoặc hạnh nhân.

Chắc hẳn khi đọc đến đây các bạn đã tự mình tìm được đáp án cho câu hỏi đau bao tử uống cà phê được không? Câu trả lời là Không nên uống nhưng nếu không thể từ bỏ thức uống này, bạn hãy uống cafe với liều lượng hợp lý đồng thời tuân thủ những lưu ý chúng tôi đề cập ở trên. Song song đó việc thăm khám bác sĩ định kỳ cũng là điều cần thiết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời khi có diễn biến xấu.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (8 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.