Trong bài viết này, Thuốc Yumangel chính hãng sẽ tổng hợp các hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng qua nội soi và chụp X-quang, giúp bạn phân biệt được dạ dày tá tràng khỏe mạnh bình thường, có dấu hiệu bị viêm và bị loét.
Mục lục
I. Viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và biến chứng
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng dạ dày và phần đầu của tá tràng bị viêm, loét. Các nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori/HP; sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid; lạm dụng thuốc giảm đau; ăn uống không khoa học, uống nhiều bia rượu; căng thẳng stress kéo dài…
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh gồm:
- Đau nhói hoặc đau rát ở thượng vị.
- Buồn nôn và nôn mửa
- Chướng bụng, đầy hơi.
Một số triệu chứng báo động khả năng biến chứng chảy máu và ung thư ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng gồm:
- Phân đen hoặc có lẫn máu đỏ.
- Nôn mửa nhiều, có lẫn máu.
- Giảm cân đột ngột, thiếu máu không lý do.
- Nuốt nghẹn kéo dài..
- Sờ được khối u ở bụng.
Viêm loét dạ dày tá tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm. Ngược lại, nếu không được chữa trị kịp thời, các vết loét có thể tiến triển sâu và nhiều hơn. Lúc này, người bệnh có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
- Hẹp môn vị.
- Thủng dạ dày.
- Xuất huyết tiêu hoá.
- Ung thư dạ dày.
Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh cần đến bác sĩ ngay lập tức để thăm khám xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng và kịp thời.
II. Phương pháp chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng
Với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hiện có phương pháp chẩn đoán được sử dụng là nội soi tiêu hoá trên, chụp X-quang tiêu hóa trên. Trong đó, phương pháp nội soi được sử dụng phổ biến hơn.
- Nội soi tiêu hóa trên: Bác sĩ sẽ đặt một ống mềm có camera vào bên trong người bệnh nhân theo đường miệng, giúp phát hiện và chụp hình những tổn thương viêm loét. Phương pháp này còn cho phép bác sĩ có thể thực hiện để sinh thiết và hỗ trợ điều trị trong trường hợp bệnh nhân bị chảy máu dạ dày.
- Chụp X-quang tiêu hóa có cản quang: Đây là kỹ thuật chụp hình dạ dày và xem xét vết loét thông qua hình ảnh X-quang. Khi thực hiện phương pháp chẩn đoán này, bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống chất cản quang barit trước khi chụp hình để giúp các bác sĩ xác định được các vết loét ở niêm mạc dạ dày và chẩn đoán tình trạng bệnh. Tuy nhiên, vì khả năng phát hiện thương tổn kém hơn và không thể giúp sinh thiết hay hỗ trợ điều trị cầm máu nên phương pháp chụp X-quang ít được sử dụng.
Ngoài 2 phương pháp trên, bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng còn có thể được bác sĩ chỉ định kiểm tra chẩn đoán HP bằng hơi thở. Mục đích là để bác sĩ kiểm tra dạ dày, tá tràng có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.
III. Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng qua nội soi và chụp X-quang
Dưới đây là hình ảnh dạ dày tá tràng bình thường, bị viêm và bị loét qua chụp X-quang:
1. Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng qua chụp X-quang
Hình ảnh thu được qua phương pháp chụp X- quang giúp bác sĩ xác định các tổn thương thực thể như loét, ung thư… Đồng thời còn cho biết các rối loạn về cơ năng, co bóp, lưu thông của dạ dày, tá tràng và các dấu hiệu chèn ép từ bên ngoài của các tạng lân cận vào dạ dày.
Dưới đây là một số hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng qua kỹ thuật chụp X-quang:
2. Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng qua nội soi
Những hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được dạ dày tá tràng khỏe mạnh bình thường, dạ dày tá tràng có dấu hiệu bị viêm và dạ dày tá tràng bị loét.
2.1. Hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng bình thường
2.2. Hình ảnh nội soi viêm dạ dày tá tràng
2.3. Hình ảnh nội soi loét dạ dày tá tràng
IV. Cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả
Phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng viêm loét, giai đoạn bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng phù hợp. Một số phương pháp điều trị bệnh được sử dụng hiện nay gồm:
- Thuốc kháng tiết acid: Bác sĩ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc ức chế acid phổ biến là nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) có khả năng ngăn chặn acid mạnh. Bệnh nhân nên uống thuốc sau bữa 30 phút để kích hoạt thuốc hoạt động hiệu quả.
- Điều trị bằng kháng sinh: Đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng bị nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Khi uống thuốc kháng sinh, người bệnh cần uống đủ liều và và đúng thời điểm để quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
- Điều trị bằng can thiệp qua nội soi tiêu hóa trên: Bác sĩ dùng ống soi để can thiệp các vết loét đang hoặc có nguy cơ cao chảy máu.
Trên là các hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng chúng tôi tổng hợp được kèm theo đó là những thông tin giải thích chi tiết. Hy vọng sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về các mức độ của bệnh viêm loét hang vị dạ dày để có sự chuẩn bị tốt nhất khi điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!