Ốc là món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng một số người gặp phải tình trạng đầy bụng sau khi ăn ốc. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải đáp thắc mắc ăn ốc bị đầy bụng phải làm sao trong bài viết này!
Mục lục
I. Tìm hiểu dinh dưỡng và lợi ích của ốc với sức khỏe
Có rất nhiều loại ốc khác nhau nhưng nhìn chung thành phần dinh dưỡng trong 113g ốc cụ thể như sau:
Dinh dưỡng | Giá trị |
Calo | 102 kcal |
Chất béo | 2 g |
Cholesterol | 57 mg |
Natri | 79 mg |
Chất đạm | 18g |
Các loại vitamin | Vitamin A, E |
Các loại khoáng chất | Selen, canxi, phốt pho, sắt, magie |
Với hàm lượng protein, vitamin và chất khoáng dồi dào, ăn ốc mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người dùng:
- Cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Có lợi cho sức khỏe tim mạch.
- Giảm nguy cơ mắc ung thư.
- Tốt cho răng và xương.
- Tốt cho mắt.
- Cải thiện thị lực.
- Giải nhiệt cơ thể.
- Hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm gan.
- Phòng bệnh đái tháo đường.
II. Ăn ốc có bị đầy bụng không? Tại sao?
Ăn ốc rất có lợi cho sức khỏe vì đây là thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất nhưng lại ít chất béo. Tuy nhiên, nếu ăn ốc quá nhiều và không đúng cách thì bạn có thể gặp phải tình trạng đầy bụng.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây hiện tượng bị đầy bụng sau khi ăn ốc:
- Theo Đông Y, ốc có tính hàn nên nếu ăn quá nhiều dễ gây lạnh bụng, đầy bụng, đau bụng và tiêu chảy. Tình trạng này xảy ra thường xuyên ở những người có cơ địa nhạy cảm và yếu bụng.
- Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong ốc chứa rất nhiều vi khuẩn vibrio parahaemolyticus – nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng, đau bụng, khó tiêu, ngộ độc và tiêu chảy.
- Hàm lượng chất béo trong ốc thấp nhưng khi chế biến dưới dạng xào cho thêm bơ, dầu, phô mai sẽ làm tăng lượng chất béo. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tình trạng bị đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng…
- Khi ăn ốc, nhiều người có thói quen ăn kèm đồ uống lạnh, nếu đá lạnh không đảm bảo vệ sinh thì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột, gây đầy bụng, thậm chí là đau bụng, tiêu chảy.
III. Ăn ốc bị đầy bụng phải làm sao?
Ăn ốc bị đầy bụng phải làm sao? Tình trạng ăn ốc bị đầy bụng khá phổ biến và nhiều người gặp phải. Để khắc phục, bạn có thể tham khảo và áp dụng 1 trong 4 cách chữa đầy bụng do ăn ốc dưới đây:
1. Uống nước gừng
Gừng đặc tính ấm, giúp điều hòa cơ thể sau khi ăn quá nhiều ốc hoặc các loại hải sản có tính hàn. Uống nước gừng giúp làm dịu dạ dày và đường ruột, thải khí bên trong đường tiêu hóa ra ngoài.
Không chỉ vậy, gừng còn giúp cải thiện lưu thông và giảm đầy hơi, chướng bụng. Gingerol trong gừng có tác dụng giảm đau, rất phù hợp sử dụng cho người bị đầy bụng kèm đau bụng.
Để sử dụng gừng chữa đầy bụng sau khi ăn ốc, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Bước 1: Gừng cạo sạch vỏ rồi đem rửa sạch.
- Bước 2: Cho gừng vào máy ép lấy nước.
- Bước 3: Hòa nước cốt gừng vào 250ml nước nóng.
- Bước 4: Uống khi nước gừng còn nóng là tốt nhất. Nên uống 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
2. Sử dụng mật ong
Để khắc phục hiện tượng ăn ốc bị đầy bụng, bạn có thể sử dụng mật ong. Nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh nên mật ong có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn độc hại, tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng đầy bụng và chống lại cơn đau bụng hiệu quả.
Cách chữa đầy bụng do ăn nhiều ốc bằng mật ong cụ thể như sau:
- Chuẩn bị: 1 thìa mật ong nguyên chất, 200ml nước ấm.
- Thực hiện: Pha mật ong với nước ấm khoảng 40-45 độ và uống ngay.
- Lưu ý:Không nên dùng nước sôi để pha mật ong vì sẽ làm giảm tác dụng của các dưỡng chất và công dụng của mật ong.
3. Massage bụng nhẹ nhàng
Nếu bạn đang không biết ăn ốc bị đầy bụng phải làm sao thì hãy áp dụng ngay cách đơn giản là massage bụng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Các động tác massage nhẹ nhàng xung quanh vùng bụng hỗ trợ tuần hoàn máu và lưu thông khí động. Từ đó giúp bụng thoải mái hơn, giảm cảm giác đầy bụng khó chịu và dịu cơn đau.
Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
- Dùng 2 tay massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ.
- Nên chú ý massage nhiều ở vùng thượng vị và hạ vị.
- Khi massage bạn có thêm sử dụng thêm tinh dầu làm nóng lòng bàn tay để xoa bóp vùng bụng.
- Ngoài ra, kết hợp massage bụng với hít thở đều đặn và ngồi thiền cũng giúp giảm đầy bụng sau khi ăn ốc đáng kể.
4. Chườm nóng
Hơi ấm từ túi chườm tác động lên vùng bụng giúp hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
- Cách 1: Đổ nước nóng vào túi chườm hoặc hai sau đó lăn qua lăn lại nhẹ nhàng quanh vùng bụng trong khoảng 20 phút.
- Cách 2: Rang nóng 400g gừng đã nghiền nhỏ rồi bọc trong chiếc khăn sạch. Chờ nguội bớt bạn chườm lên bụng và xoay vòng theo chiều kim đồng hồ toàn bụng, thực hiện trong 20-30 phút.
5. Nôn hết thức ăn vừa ăn
Nếu bạn lỡ ăn quá nhiều ốc và bị đầy bụng khó chịu, hãy cố gắng nôn hết thức ăn đã ăn ra ngoài. Cách chữa ăn ốc bị đau bụng này giúp chấm dứt cảm giác đầy bụng, khó tiêu nhanh chóng.
IV. Ăn ốc bị đầy bụng khi nào cần khám bác sĩ?
Trong trường hợp tình trạng đầy bụng sau khi ăn ốc không thuyên giảm sau khi áp dụng các cách trên hoặc kéo dài và có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Trong một số trường hợp đầy bụng có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý. Bạn cần thăm khám nếu bị đầy bụng kèm theo một số triệu chứng sau:
- Chán ăn, thay đổi khẩu vị.
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày.
- Đi ngoài ra máu hoặc phân nhầy.
- Táo bón kéo dài.
- Nôn ói thường xuyên.
- Giảm cân đột ngột.
- Đau bụng dữ dội.
- Sốt cao.
- Đi ngoài phân đen, phân bất thường.
V. Lưu ý ăn ốc đúng cách giúp tránh bị đầy bụng
Để tránh tình trạng ăn ốc bị đầy bụng, khi ăn ốc bạn cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
1. Ăn ốc với lượng vừa phải
Theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng, lượng ốc nên ăn trong 1 ngày chỉ nên từ khoảng 100-200g. Đồng thời chỉ nên ăn với tần suất 1-2 lần/tuần.
Thường xuyên ăn nhiều ốc không chỉ gây đầy bụng mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch; tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương; khó tiêu; đau bụng…
2. Không ngâm ốc quá lâu
Nhiều người sau khi mua ốc về để vài ngày mới chế biến ăn khiến ốc bị chết, biến chất hoặc ảnh hưởng đến các con ốc còn lại. Khi ăn không chỉ có mùi khó chịu mà khi ăn có thể gây ngộ độc, nhiễm khuẩn…
3. Sơ chế ốc thật kỹ rồi mới chế biến
Nơi sinh sống của ốc là ở vùng nước đọng, ruộng, ao hồ, bùn lầy chứa rất nhiều ký sinh trùng có hại. Do đó, bạn cần đảm bảo sơ chế ốc thật kỹ bằng giấm, nước muối, nước chanh… và rửa sạch nhiều lần trước khi chế biến.
4. Nấu ốc chín kỹ
Ốc chứa nhiều ấu trùng, ký sinh trùng, giun sán… vì vậy cần nấu chín kỹ trước khi ăn để tránh bị ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy, sốt, buồn nôn…
Để đảm bảo an toàn, bạn nên luộc ốc trong nước ít nhất 5 phút. Không nên ăn ốc tái để tránh nguy cơ nhiễm mầm bệnh và ký sinh trùng gây các bệnh lý trên đường tiêu hóa.
5. Không ăn ốc với thực phẩm chứa vitamin C
Rất nhiều người có thói quen ăn ốc kèm với xoài, khế hoặc nước chấm có chanh, quất. Thói quen có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vì vitamin C khi kết hợp với ốc sẽ ra asen hóa trị III có thể dẫn đến ngộ độc, thậm chí là tử vong.
Do đó, nếu muốn ăn hoa quả, bạn nên ăn sau khi ăn ốc khoảng 2 tiếng để đảm bảo an toàn.
6. Không ăn ốc khi bụng yếu
Những người bụng yếu (vừa ốm dậy hoặc bị tiêu chảy); người dễ bị lạnh bụng, chướng bụng, đầy bụng không nên ăn ốc để tránh ảnh hưởng không tốt đến dạ dày và đường ruột.
7. Không uống rượu bia khi ăn ốc
Rượu bia và đồ uống chứa cồn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đào thải chất đạm dư thừa ra khỏi cơ thể. Hậu quả là chất đạm tích tụ lại trong cơ thể dẫn đến nhiều bệnh lý như: gout, gan nhiễm mỡ, viêm xương khớp, mỡ trong máu. tắc nghẽn động mạch hoặc các bệnh tim mạch khác…
8. Không ăn ốc nếu bị dị ứng
Nếu bị dị ứng với các loại ốc, bạn nên kiêng ăn ốc tránh tình trạng ăn ốc bị đau bụng, nổi mề đay, mẩn ngứa…
Một số đối tượng khác cũng không nên ăn ốc gồm: người bị gout, viêm khớp; người bị tiểu đường, bệnh thận; người bị ho, hen suyễn, huyết áp cao…
Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên, các bạn đã nắm ăn ốc bị đầy bụng phải làm sao, nguyên nhân do đâu và phòng ngừa thế nào. Hãy thăm khám bác sĩ nếu tình trạng đầy bụng không thuyên giảm hoặc có biểu hiện nặng hơn nhé!
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!