Tìm hiểu 3 nhóm thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu

Trào ngược dạ dày ở mẹ bầu là vấn đề rất phổ biến, tuy không nghiêm trọng nhưng rất khó chịu. Vậy thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu gồm những loại nào? Trong bài viết này yumangel.vn sẽ chia sẻ tới bạn những nhóm thuốc trào ngược dạ dày và lưu ý khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ mang thai.

Trào ngược dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không

Trào ngược dạ dày khi mang thai xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản vào miệng, gây ra cảm giác nóng rát sau xương ức. Nguyên nhân gây trào ngược ở mẹ bầu là do hormone progesterone tiết ra nhiều gây giảm co thắt của cơ thực quản dưới. Cùng với đó là thai nhi lớn gây áp lực đè lên dạ dày.

Trào ngược dạ dày trong thai kỳ tuy không gây nguy hiểm nghiêm trọng nhưng sẽ khiến mẹ bầu bị khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày khi mang thai kéo dài còn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn cho mẹ như thiếu dinh dưỡng, giảm cân…

Trào ngược dạ dày khi mang thai kéo dài còn có thể khiến mẹ bị thiếu dinh dưỡng, giảm cân...

Trào ngược dạ dày khi mang thai kéo dài còn có thể khiến mẹ bị thiếu dinh dưỡng, giảm cân…

Thai phụ bị trào ngược khi mang thai tốt nhất nên thảo luận với bác sĩ để nhận được sự tư vấn cụ thể. Bác sĩ sau khi đánh giá tình trạng bệnh sẽ đề xuất phương pháp điều trị và quản lý triệu chứng trào ngược phù hợp và đảm bảo sức khỏe thai kỳ.

Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thực quản nhẹ thường được khuyến khích thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống để cải thiện triệu chứng. Trường hợp tình trạng bệnh không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc trị trào ngược dạ dày cho bà bầu.

1. Thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu: Thuốc kháng axit 

Bà bầu bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì? Khi các biện pháp chữa trị trào ngược dạ dày không dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu dùng thuốc kháng axit tác dụng tại chỗ trong thời gian ngắn và với liều lượng vừa phải.

Thuốc kháng axit có khả năng trung hòa axit dạ dày nên có hiệu quả chống trào ngược dạ dày. Các thuốc kháng axit dùng cho mẹ bầu gồm:

  • Natri alginate,.
  • Natri bicarbonate.
  • Canxi cacbonat.
  • Nhôm hydroxit.
  • Magiê hydroxit.

Để sử dụng thuốc kháng axit điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả và an toàn, các mẹ cần chú ý những vấn đề sau:

  • Không dùng kéo dài: Không nên dùng các thuốc kháng axit này trong thời gian dài khi chưa có chỉ định từ bác sĩ. Vì uống thuốc lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và thiếu hụt dinh dưỡng. 
  • Thời điểm uống: Thời điểm phù hợp để uống thuốc kháng axit là sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Vì cơ thể cần độ axit của dạ dày để tiêu hoá thức ăn. Nên uống vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ để có hiệu quả lâu dài hơn.
  • Tác dụng phụ: Một số thuốc kháng axit có chứa muối magie hoặc muối nhôm mẹ bầu cần cẩn trọng khi sử dụng. Vì nhôm có thể hoạt động như một chất gây độc thần kinh và ảnh hưởng đến phôi và thai nhi. 
Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu trào ngược dùng thuốc kháng axit tác dụng tại chỗ trong thời gian ngắn và với liều lượng vừa phải.

Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu trào ngược dùng thuốc kháng axit tác dụng tại chỗ trong thời gian ngắn và với liều lượng vừa phải.

2. Thuốc chẹn H2

Đối với các trường hợp mẹ bầu bị trào ngược axit nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng nhóm thuốc chẹn H2. Thuốc được dùng với liều lượng thấp trong điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản khi có chỉ định của bác sĩ. 

  • Công dụng: Làm giảm sự tiết dịch dạ dày, bằng cách ngăn chặn hoạt động của histamin. 
  • Thuốc thường dùng: Ranitidine.
  • Tên gọi khác: Thuốc chẹn H2, thuốc chẹn thụ thể H2, chất đối kháng thụ thể H2.
  • Thời điểm uống: Uống thuốc bữa ăn khoảng 15- 30 phút.
Đối với các trường hợp mẹ bầu bị trào ngược axit nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng nhóm thuốc chẹn H2.

Đối với các trường hợp mẹ bầu bị trào ngược axit nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng nhóm thuốc chẹn H2.

3. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Khi các triệu chứng trào ngược ở mẹ bầu xảy ra thường xuyên với tần suất hơn 1 lần/tuần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế bơm proton (PPI). 

  • Công dụng: Làm giảm tiết axit trong dạ dày. 
  • Các thuốc ức chế bơm proton dùng cho mẹ bầu là: esomeprazole, omeprazole hoặc pantoprazole.
  • Cơ chế hoạt động: Ức chế sự hoạt động của enzym H+ K+ ATPase, từ đó ức chế bài tiết acid dịch vị.
  • Thời điểm uống: Uống trước khi ăn khoảng 30 phút.
  • Thời gian điều trị: Kéo dài từ 4 đến 8 tuần, hoặc có thể đến 12 tuần.
  • Tác dụng phụ: Dùng thuốc kéo dài có thể gây một số tác dụng phụ như: Thiếu vitamin B12; tăng nguy cơ viêm phổi; tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương; tăng nguy cơ viêm dạ dày ruột do vi khuẩn; thiếu magiê. 
Khi các triệu chứng trào ngược ở mẹ bầu xảy ra thường xuyên với tần suất hơn 1 lần/tuần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế bơm proton (PPI).

Khi các triệu chứng trào ngược ở mẹ bầu xảy ra thường xuyên với tần suất hơn 1 lần/tuần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế bơm proton (PPI).

4. Lưu ý cho mẹ bầu khi dùng thuốc điều trị trào ngược

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, các mẹ cần chú ý những vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho thai kỳ: 

  • Không tự ý mua thuốc: Các mẹ cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn loại thuốc điều trị trào ngược phù hợp và an toàn. Không tự ý mua bất kỳ loại thuốc nào về uống khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Tuân thủ chỉ định dùng thuốc: Trong quá trình điều trị, mẹ bầu cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian. Việc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ có thể làm giảm hiệu quả dẫn đến thất bại điều trị hoặc bệnh tái đi tái lại không dứt điểm.
  • Thông báo loại thuốc đang dùng: Mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ loại thuốc đang dùng, kể cả các loại thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm bổ sung khác để tránh tương tác bất lợi. 
  • Uống thuốc đúng thời điểm: Việc uống thuốc trước hoặc sau ăn không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị.
  • Theo dõi diễn tiến bệnh: Trong thời gian điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc, thai phụ cần theo dõi diễn tiến của bệnh. Cần đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như nôn mửa, đau quặn bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, mệt yếu…
  • Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc: Khi xuất hiện tác dụng phụ do uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày, mẹ bầu cần thông báo ngay cho bác sĩ
  • Kiêng một số thực phẩm: Trong thời điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc, mẹ bầu cần tránh ăn các thức ăn chua, cay nóng, thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ chất béo gây khó tiêu và chướng bụng. Đồ uống chứa cồn, bia rượu, nên hạn chế vì có thể gây tương tác có hại với một số thuốc.
Mẹ bầu chỉ uống thuốc trào ngược khi có sự chỉ định của bác sĩ

Mẹ bầu chỉ uống thuốc trào ngược khi có sự chỉ định của bác sĩ

Cần nhấn mạnh lại với các mẹ rằng, khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu, các mẹ tuyệt đối không tự ý mua, chỉ sử dụng khi có sử chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho thai kỳ, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn loại thuốc nào là phù hợp nhất trong từng trường hợp cụ thể.

Để được dược sĩ tư vấn kỹ hơn về bệnh trào ngược dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *