Người bị đau dạ dày ăn lê được không? Cách ăn tốt cho dạ dày

Người bị đau dạ dày ăn lê được không? Hiện nay vẫn chưa nghiên cứu hay báo cáo nào khuyến nghị người bị đau dạ dày không nên ăn quả lê. Vì vậy, bạn có thể ăn loại quả này bình thường với lượng phù hợp vào thời điểm hợp lý. 

I. Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của quả lê

Lê là một loại trái cây ngọt với vỏ ngoài màu xanh và và phần thịt mềm, màu trắng ở bên trong. Quả lê thuộc họ thực vật Rosaceae, cùng với táo, mơ, anh đào, đào và một số trái cây quả mọng khác.

Quả lê là nguồn cung cấp carbohydrate, chất xơ và một số vitamin và khoáng chất tốt. Dinh dưỡng trong một quả lê cỡ vừa (178 gram), theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) gồm:

  • Lượng calo: 101 kcal .
  • Chất béo: 0,25 gram.
  • Natri: 1,78 kilograms.
  • Carbohydrate: 27,1g.
  • Chất xơ: 5,52g (20% DV – giá trị hàng ngày).
  • Chất đạm: 0,64g.
  • Đồng: 0,15mg (16% DV).

Lê là một nguồn chất xơ tuyệt vời, rất quan trọng đối với các khía cạnh khác nhau của sức khỏe bao gồm tiêu hóa, điều chỉnh lượng đường trong máu, cảm giác no và giảm cholesterol.

Vi chất dinh dưỡng dồi dào nhất trong quả lê là đồng, một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò là đồng yếu tố của các enzyme khác nhau có vai trò sản xuất năng lượng, chuyển hóa sắt…

Ngoài đồng và chất xơ, lê còn chứa một lượng lớn vitamin C, kali và vitamin K. Vitamin C rất quan trọng đối với sức khỏe miễn dịch và hấp thu sắt không phải heme, kali rất quan trọng đối với chức năng tế bào và vitamin K rất quan trọng đối với quá trình đông máu.

Quả lê là nguồn cung cấp carbohydrate, chất xơ và một số vitamin và khoáng chất tốt.

Quả lê là nguồn cung cấp carbohydrate, chất xơ và một số vitamin và khoáng chất tốt.

II. Đau dạ dày ăn lê được không? Tại sao? 

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu –  tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược cho biết, hiện nay vẫn chưa nghiên cứu hay báo cáo nào khuyến nghị người bị đau dạ dày không nên ăn quả lê. Vì vậy, người mắc bệnh đau dạ dày vẫn có thể ăn lê bình thường với lượng hợp lý.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị nếu người bị đau dạ dày kèm theo một số tình trạng sức khỏe dưới đây thì không nên ăn lê:

– Người bị dị ứng với lê hoặc các thành phần trong quả lê: Nhìn chung, lê an toàn để tiêu thụ đối với hầu hết mọi người. Nhưng nếu bạn bị dị ứng thì bạn nên tránh tiêu thụ chúng. Một số người bị dị ứng với quả lê – đáng chú ý nhất là những người bị dị ứng với nhóm thực vật phấn hoa bạch dương. Các dấu hiệu dị ứng thường phát triển trong vòng vài phút và có thể bao gồm ngứa miệng hoặc cổ họng, các mảng đỏ trên da hoặc ho. 

– Bệnh nhân đang bị cảm mạo, rối loạn tiêu hóa, nhiễm lạnh, lạnh bụng:  Nhóm đối tượng này không nên ăn lê vì quả lê có tính hàn, nếu ăn sẽ càng làm nghiêm trọng thêm triệu chứng của bệnh.

– Phụ nữ sau sinh, người có tỳ vị hư hàn, người đang bị thương ngoài da, trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Cũng không phù hợp để ăn lê vì sẽ ảnh hưởng tới tỳ vị.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu 

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

 

Một số nghiên cứu cho thấy, ăn lê đúng cách mang lại nhiều lợi ích trên hệ tiêu hóa và dạ dày, cụ thể:

1. Tăng cường sức khỏe tiêu hóa và đường ruột 

Theo trang health.com, lê là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan tuyệt vời. Mỗi quả lê cỡ vừa chứa khoảng 20% ​​giá trị chất xơ hàng ngày (DV). 

Cả hai dạng chất xơ trong quả lê đều quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa. Chất xơ hòa tan giúp làm mềm phân để đi qua dễ dàng hơn, trong khi chất xơ không hòa tan bổ sung lượng lớn vào phân để ngăn ngừa và điều trị táo bón.

Tiêu thụ đủ chất xơ cũng có thể góp phần giúp hệ vi sinh vật đường ruột phát triển mạnh mẽ, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa mà còn cả sức khỏe miễn dịch và tinh thần.

Bàn thêm về tác dụng tăng cường sức khỏe tiêu hóa và đường ruột của quả lên, trang health.clevelandclinic.org cho hay, chất xơ bổ làm mềm phân, giúp mọi thứ di chuyển trong ruột. Rất nhiều loại thực phẩm chứa chất xơ, nhưng lê là một nguồn đặc biệt tuyệt vời.

Một quả lê chứa 6 gam chất xơ (hơn 20% lượng chất xơ mà một người trưởng thành cần trong một ngày). Và pectin, một loại chất xơ hòa tan trong quả lê có một số lợi ích cụ thể:

  • Táo bón: Trong một nghiên cứu trên 80 người bị táo bón, pectin đã cải thiện đáng kể việc di chuyển thức ăn qua hệ thống tiêu hóa và giảm các triệu chứng.
  • Hệ vi sinh vật đường ruột: Pectin thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt trong ruột kết của bạn, theo đánh giá của một số nghiên cứu, giúp hệ vi sinh vật đường ruột của bạn khỏe mạnh.

Theo healthline.com, vì vỏ quả lê chứa một lượng chất xơ đáng kể nên tốt nhất bạn nên ăn loại quả này chưa gọt vỏ. Tuy nhiên cần ngâm rửa sạch và kỹ trước khi ăn.

2. Giảm viêm, chống oxy hóa 

Viêm xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể cố gắng bảo vệ bạn khỏi thứ gì đó – nhiễm trùng, chất độc hoặc một số yếu tố gây hại khác. 

Chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng có thể ngăn ngừa một số tổn thương tế bào dẫn đến viêm. Lê rất giàu loại chất chống oxy hóa mạnh mẽ được gọi là flavonoid .

Nghiên cứu cho thấy, flavonoid có thể làm giảm viêm và giảm nguy cơ: nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm và virus; bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh Alzheimer , bệnh mất trí nhớ và bệnh Parkinson; đột quỵ; bệnh tiểu đường loại 2 và tổn thương thần kinh mà nó có thể gây ra.

Ngoài ra, quả lê còn chứa một số vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như đồng, vitamin C và K cũng có tác dụng chống viêm.

3. Chống ung thư dạ dày 

Lê chứa nhiều hợp chất khác nhau có đặc tính chống ung thư. Ví dụ, hàm lượng anthocyanin và axit chlorogenic trong quả lê đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh ung thư.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn nhiều trái cây, bao gồm cả lê, có thể bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư phổi và dạ dày.

Hơn nữa, một số nghiên cứu về dân số cho thấy các loại trái cây giàu flavonoid như lê cũng có thể bảo vệ chống lại ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Một nghiên cứu năm 2022 của Đại học Boston (Mỹ) và một số đơn vị cho thấy, ăn lê bổ sung một lượng lớn chất xơ giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa sự phát triển của ung thư đại trực tràng và ung thư ruột kết.

4. Chữa lành vết thương

Quả lê cũng chứa một lượng nhỏ folate, vitamin A và niacin. Folate và niacin rất quan trọng đối với chức năng tế bào và sản xuất năng lượng. Trong khi tiền vitamin A hỗ trợ sức khỏe làn da và chữa lành vết thương.

5. Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch 

Ngoài đồng và chất xơ, quả lê là nguồn bổ sung vitamin – khoáng chất, đặc biệt phải kể đến vitamin C, vitamin K, vitamin B6 và kali. Nghiên cứu cho thấy, một quả lê cỡ vừa có khoảng:

  • Vitamin C: 8 milligram (9% giá trị hàng ngày hoặc DV).
  • Vitamin K: 8 micrograms (7% DV).
  • Vitamin B6: 0,05 miligam (5% DV).
  • Kali: 206 miligam (4% DV).

Vì vậy, tiêu thụ lê giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Từ đó giúp cơ thể chống lại bệnh tật đồng thời phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

6. Loại bỏ độc tố, nhuận tràng 

Trang verywellhealth.com cho hay, thành phần dinh dưỡng của quả lê có thể giúp thúc đẩy nhu động ruột khỏe mạnh bằng cách giữ cho phân mềm. Điều này cũng khuyến khích việc loại bỏ độc tố bằng cách thải ra khỏi hệ thống tiêu hóa. 

Hàm lượng nước cao, chất xơ và đường fructose dồi dào của trái cây có tác dụng nhuận tràng trên hệ tiêu hóa. 

Quả lê giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng tốt cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe đường ruột. 

Quả lê giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng tốt cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe đường ruột.

III. Người bị đau dạ dày nên ăn quả lê thế nào để đảm bảo an toàn?

Nhìn chung, lê không được coi là có hại cho dạ dày. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ tốt và chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, có thể có lợi cho tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. 

Tuy nhiên, phản ứng của mỗi cá nhân đối với các loại thực phẩm cụ thể có thể khác nhau và một số người có dạ dày nhạy cảm hoặc một số bệnh về đường tiêu hóa có thể cảm thấy khó chịu sau khi ăn lê. Nếu bạn lo lắng về việc lê có thể ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày của mình như thế nào, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn cá nhân.

Khi ăn lên, người bị đau dạ dày cũng cần chú ý tới liều lượng, thời điểm ăn cho phù hợp để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe:

1. Lượng lê nên ăn

Các chuyên gia khuyến nghị người bị đau dạ dày nên ăn khoảng từ 1-2 quả lê mỗi ngày là vừa đủ. Tuân thủ lượng ăn này vừa tốt cho sức khỏe mà lại chống tăng cân.

2. Thời điểm nên và không nên ăn 

Thời điểm tốt nhất để ăn lê là vào buổi trưa và buổi sáng sau khi ăn khoảng 30 phút. Ăn lê vào thời điểm này giúp tiêu hóa, hấp thu tốt lại nhuận tràng. 

Không nên ăn lê trước khi đi ngủ, vì lượng  đường và chất xơ cao trong lê có thể gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Cũng không nên ăn lê khi đói, vì chất xơ có thể làm tổn thương màng niêm mạc dạ dày. 

3. Cách chế biến

Bạn có thể ăn lê tươi trực tiếp hoặc chế biến bằng cách ép lấy nước uống, sinh tố, làm salad hoa quả, làm bánh, lê hấp đường phèn táo đỏ, trà lê, lê chưng yến đường phèn…

4. Thực phẩm tránh kết hợp 

Một số thực phẩm khi kết hợp với lê có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, trong đó có ngộ độc. Đó là:

  • Củ cải: Thành phần axit cyanogen lưu huỳnh có trong củ cải khi kết hợp cùng ceton đồng của quả lê sẽ gây bướu cổ và làm suy tuyến giáp trạng ở người bệnh.
  • Thịt ngỗng: Thịt ngỗng có lượng chất béo và protein; quả lê lại có tính hàn. Nếu kết hợp với nhau sẽ khiến thận phải hoạt động quá tải.
  • Rau dền: Kết hợp hai thực phẩm này với nhau khiến người ăn bị buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. 
  • Nước nóng: Tính hàn của quả lê khi dùng chung với nước nóng sẽ gây xung đột trong đường tiêu hóa, dễ dẫn tới tả.
Các chuyên gia khuyến nghị người bị đau dạ dày nên ăn khoảng từ 1-2 quả lê mỗi ngày là vừa đủ

Các chuyên gia khuyến nghị người bị đau dạ dày nên ăn khoảng từ 1-2 quả lê mỗi ngày là vừa đủ

IV. Lưu ý khác cho người đau dạ dày khi ăn lê

Một số lưu ý khác cho người bị đau dạ dày khi ăn lê để nhận được tối đa lợi ích và tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe gồm: 

1. Rủi ro khi ăn lê quá nhiều 

Nguy cơ chính của việc tiêu thụ quá nhiều lê là rối loạn tiêu hóa do hàm lượng chất xơ cao. Đặc biệt nếu tăng lượng chất xơ quá nhanh, bạn có thể gặp các triệu chứng về đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng hoặc tiêu chảy. Từ đó, có thể kéo theo hàng loạt các bệnh về dạ dày.

Do đó, vì mỗi quả lê cỡ vừa chứa 20% giá trị chất xơ hàng ngày nên bạn cần tránh ăn quá nhiều. Tuân thủ về lượng lê nên ăn sẽ giúp bạn nhận được tối đa lợi ích sức khỏe từ loại quả này.

2. Phản ứng dị ứng 

Mặc dù dị ứng với lê có vẻ hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Các chuyên gia tin rằng các triệu chứng dị ứng gặp phải sau khi ăn lê là phản ứng với một số protein có trong quả, tương tự như protein có trong phấn hoa bạch dương và đào.

Một số người bị dị ứng với quả lê với các dấu hiệu như ngứa miệng hoặc cổ họng, các mảng đỏ trên da hoặc ho. Nếu gặp tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách xử trí phù hợp.

Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn phát triển như khó thở, choáng váng hoặc môi xanh thì đây là một phản ứng nghiêm trọng, được gọi là sốc phản vệ và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

3. Có thể gây ra các triệu chứng giống như ruột kích thích

Lê có hàm lượng fructose và sorbitol tương đối cao, loại đường tự nhiên mà một số người khó hấp thụ. Ở những người đối tượng này, lê có thể gây ra các triệu chứng giống như ruột kích thích.

5. Nên ăn cả vỏ lê 

Vỏ quả lê có chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan và không hòa tan vì vậy bạn nên ăn cả vỏ của loại quả này. Tuy nhiên, trước khi ăn bạn cần ngâm rửa thật sạch để tránh bị nhiễm khuẩn.

4. Cách chọn lê

Nên chọn quả lê căng mọng, hình dáng tròn đều, phần vỏ mịn, ít đốm và nhạt màu. Không mua quả lê bị dập nát, lớp vỏ thô, có đường kẻ màu nâu, đốm đen. 

Đặc biệt, nên chọn những quả có phần rốn ở dưới đáy sâu, kích thước rốn nhỏ. Vì những quả lê này thường ngọt, giòn và nhiều nước. Không mua lê khi quả có rốn to, nông và không tròn vì chúng rất ít nước và vị nhạt.

Không nên ăn quá nhiều lê vì có thể gây đầy hơi, chướng bụng hoặc tiêu chảy.

Không nên ăn quá nhiều lê vì có thể gây đầy hơi, chướng bụng hoặc tiêu chảy.

V. Ngoài lê, người bị đau dạ dày nên ăn trái cây gì?

Ngoài lê, các chuyên gia cũng khuyên người bị đau dạ dày nên bổ sung chuối, đu đủ chín, táo, dừa, việt quất, dưa hấu, thanh long… vào chế độ ăn hàng ngày.

1. Chuối

Giàu kali và dễ tiêu hóa, chuối là loại trái cây được khuyên dùng để giảm đau dạ dày và có vấn đề về tiêu hóa. Chất xơ hòa tan trong chuối hỗ trợ hoạt động nhu động ruột. Pectin và tinh bột kháng trong chuối, hỗ trợ sức khỏe đường ruột bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi.

Chuối còn giúp giảm axit dạ dày vì có đặc tính kiềm. Ngoài ra, loại quả này còn được cho là có tác dụng giúp cân bằng axit trong dạ dày nên có thể ngăn ngừa trào ngược và đau dạ dày.

2. Đu đủ chín 

Các enzyme như papain trong đu đủ hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy hơi. Vị ngọt tự nhiên của trái cây giúp những người có dạ dày nhạy cảm thích hợp. Loại quả này cũng chứa chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. 

3. Quả việt quất

Loại quả này giàu chất chống oxy hóa và ít axit nên khi ăn dạ dày sẽ dễ chịu, thoải mái. Hàm lượng chất xơ trong quả việt quất hỗ trợ nhu động ruột khỏe mạnh và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

4. Táo

Táo chứa các khoáng chất có tính kiềm, chẳng hạn như canxi, magie và kali. Vì vậy ăn táo giúp giảm tăng tiết axit, hạn chế cơn đau và trào ngược dạ dày.

Quả táo là nguồn cung cấp pectin dồi dào, một loại chất xơ hòa tan hoạt động như một prebiotic, nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi. Táo cũng chứa các enzyme hỗ trợ tiêu hóa và giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.

Một số trái cây khác tốt cho dạ dày như chuối, táo, dưa hấu, đu đủ chín… 

Một số trái cây khác tốt cho dạ dày như chuối, táo, dưa hấu, đu đủ chín…

Người bị đau dạ dày cũng có thể dùng nước sốt táo để cung cấp chất xơ hòa tan, làm dịu dạ dày. Hãy chọn nước sốt táo không đường để tránh thêm đường có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

5. Dưa

Cũng giống như chuối, lợi ích của dưa đối với axit dạ dày đến từ tính chất kiềm của nó.

Theo báo cáo khoa học, dưa có vị ngọt này được cho là có tác dụng làm giảm axit dạ dày và ngăn ngừa kích ứng dạ dày. Có nhiều loại dưa an toàn cho người bị đau dạ dày, bao gồm dưa mật, dưa đỏ và dưa hấu. 

6. Quả dừa

Dừa có thể là sự lựa chọn an toàn cho những người bị đau dạ dày vì loại quả này có hàm lượng axit thấp nhất.

Hơn nữa, loại quả chứa nhiều nước này được cho là có tác dụng cải thiện chức năng não, có khả năng ngăn ngừa bệnh tim và giảm nguy cơ đột quỵ.

Để giảm cơn đau dạ dày, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống, bạn có thể tham khảo và sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel, sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc bởi Tập đoàn Dược Phẩm Đại Bắc. 

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày. 

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày.

Trong Yumangel có chứa thành phần Almagate 1g có tác dụng trung hòa axit mạnh và hiệu quả kéo dài hơn các thuốc thế hệ trước. 

Khi đi vào dạ dày, Yumangel cũng tạo ra một lớp màng nhầy bao phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày, bảo vệ dạ dày khỏi sự tổn thưởng của axit dạ dày hay các tác nhân khác. 

Yumangel có hàm lượng Na thấp nên có thể sử dụng cho cả bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, cao huyết áp hay người có chế độ ăn nhạt. Thuốc có mùi thơm nhẹ, dễ uống và không cần pha. Khi cơn đau dạ dày xuất hiện, bạn chỉ cần xé và uống liền, rất tiện lợi.

Tóm lại đau dạ dày ăn lê được không, quả lê được các chuyên gia khuyến nghị nên ăn khi bị đau dạ dày hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng điều quan trọng là cần ăn chừng mực với lượng 1-2 ngày và ăn đúng thời điểm (sau bữa ăn sáng hoặc trưa). Nếu tình trạng đau dạ dày không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu trở nặng, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *