Trẻ bị đau bụng quanh rốn: 13 nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ bị đau bụng quanh rốn là vấn đề thường gặp và do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm cần điều trị y tế ngay. Để biết rõ hơn về tình trạng trẻ đau bụng quanh rốn cũng như cách xử lý đúng, ba mẹ hãy đọc bài viết dưới đây của Thuốc dạ dày chữ Y nhé!

I. Trẻ bị đau bụng quanh rốn là thế nào?

Vùng bụng thông thường được chia thành 4 hoặc 9 vòng. Trong đó, cách chia thành 9 vùng phổ biến và dễ nhận biết hơn gồm: hạ sườn trái, hạ sườn phải, hạ vị, thượng vị, hông trái, hông phải, hố chậu phải, hố chậu trái và vùng rốn. 

Mỗi vùng ở bụng sẽ chứa những cơ quan khác nhau. Vì vậy, để biết trẻ bị đau bụng do nguyên nhân nào cần xác định được chính xác vị trí trẻ bị đau. 

Trẻ bị đau bụng quanh rốn là tình trạng bé đau ở vùng rốn hoặc các vùng lân cận, có thể do cấu trúc xung quanh hoặc hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.

Tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ có thể xuất phát từ các vấn đề ở giữa hệ thống tiêu hoá gồm: 

  • Ruột non.
  • Ruột thừa.
  • Manh tràng.
  • Phần đầu tiên của đại tràng ngang, hướng ngang qua bụng.
  • Đại tràng lên, là phần đầu tiên của ruột già hướng lên bụng.

Tuy nhiên, đau bụng quanh rốn cũng có thể xuất phát từ các vùng khác mà không nhất thiết là ở các cơ quan vùng bụng giữa. Các tình trạng ảnh hưởng đến phúc mạc thành bụng hoặc các cơ quan hoặc bắt nguồn từ nơi khác trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn.

Trẻ bị đau bụng quanh rốn là tình trạng bé đau ở vùng rốn hoặc các vùng lân cận, có thể do cấu trúc xung quanh hoặc hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.

Trẻ bị đau bụng quanh rốn là tình trạng bé đau ở vùng rốn hoặc các vùng lân cận, có thể do cấu trúc xung quanh hoặc hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.

II. Các triệu chứng khác kèm theo khi trẻ bị đau bụng quanh rốn

Ngoài triệu chứng đau âm ỉ, dữ dội hoặc quằn quại khó chịu, trẻ bị đau bụng quanh rốn còn có thể gặp một số triệu chứng kèm theo dưới đây:

  • Đau nhiều hơn khi cử động hoặc di chuyển.
  • Cơn đau di chuyển xuống bụng dưới bên phải. 
  • Sốt. 
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Biếng ăn, chán ăn, ăn không ngon.
Trẻ bị đau bụng quanh rốn có thể kèm theo buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… 

Trẻ bị đau bụng quanh rốn có thể kèm theo buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy…

III. 13 nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn

Về nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn, các chuyên gia nhi khoa cho biết, có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chủ yếu là do bệnh lý. Cụ thể:

1. Viêm dạ dày, ruột

Viêm dạ dày, ruột là tình trạng viêm đường tiêu hóa do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ngoài triệu chứng đau bụng quanh rốn, trẻ bị viêm dạ dày, ruột còn có biểu hiện tiêu chảy, sốt, buồn nôn, nôn mửa, đồ mồ hôi.

Viêm dạ dày ruột có thể tự khỏi nhưng cũng có thể tiến triển nghiêm trọng gây ra các biến chứng như mất nước kéo dài làm giảm lượng máu cung cấp tới các cơ quan, tụt huyết áp. Hậu quả là ảnh hưởng đến chức năng của thận, các biến chứng liên quan đến xương khớp, viêm da, viêm kết mạc,…

Theo ncbi.nlm.nih.gov, viêm dạ dày ruột ở trẻ em là một căn bệnh rất phổ biến và nó có thể gây tử vong. Viêm dạ dày ruột chiếm khoảng 10% số ca tử vong ở trẻ em, ước tính 70 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu, khiến nó trở thành nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn thế giới. 

Trẻ bị đau bụng quanh rốn do viêm dạ dày, ruột

Trẻ bị đau bụng quanh rốn do viêm dạ dày, ruột

2. Viêm loét dạ dày

Trang onlinelibrary.wiley.com cho hay, viêm loét dạ dày không phổ biến ở trẻ em nhưng vẫn có thể xảy ra. Nghiên cứu cho thấy, có ít hơn 9% các trường hợp loét dạ dày tá tràng ở trẻ lớn hơn 7 tuổi; độ tuổi trung bình của bệnh loét dạ dày ở trẻ em là 14,2 tuổi, với 90% là thanh thiếu niên.

Khi bị viêm loét dạ dày, trẻ thường có dấu hiệu bị đau bụng quanh rốn. Cơn đau quanh rốn có thể lan đến xương ức kèm theo đó là ợ hơi, ăn không ngon, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn mửa,…

Có 2 nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày là do trẻ bị nhiễm khuẩn HP (Helicobacter pylori) hoặc dùng các loại thuốc như ibuprofen, aspirin trong thời gian dài.

Viêm loét dạ dày có thể là nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ.

Viêm loét dạ dày có thể là nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ.

3. Viêm ruột thừa

Trẻ bị đau bụng quanh rốn kèm buồn nôn cũng có thể là do bệnh viêm ruột thừa – tình trạng viêm cấp tính của ruột thừa. Ban đầu, các cơn đau chỉ xuất hiện ở khu vực rốn, sau đó có thể lan dần về phía dưới bên phải ổ bụng.  Cơn đau nặng hơn khi bé ho hoặc cử động.

Các triệu chứng khác kèm theo với cơn đau bụng quanh rốn đầy hơi, sốt, buồn nôn hoặc nôn mửa, ăn không ngon, táo bón hoặc tiêu chảy.

Trang Medscape eMedicine cho biết, tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột thừa từ sơ sinh đến 4 tuổi là 1-2 trường hợp trên 10.000 trẻ mỗi năm. Tỷ lệ mắc bệnh tăng lên 25 trường hợp trên 10.000 trẻ em mỗi năm trong độ tuổi từ 10 đến 17.

Theo linmedjournals.org, tỷ lệ viêm ruột thừa cấp tính hàng năm tăng từ 1 lên 6 trên 10.000 trẻ từ sơ sinh đến 4 tuổi lên đến 19-28 trên 10.000 trẻ em dưới 14 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là trẻ từ 11 đến 12 tuổi, nữ có tỷ lệ mắc cao hơn nam (9% trong khi đó nam là 7%).

Viêm ruột thừa là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu ngay. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, ruột thừa có thể bị vỡ các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng của trẻ.

Trẻ bị đau bụng quanh rốn kèm buồn nôn cũng có thể là do bệnh viêm ruột thừa

Trẻ bị đau bụng quanh rốn kèm buồn nôn cũng có thể là do bệnh viêm ruột thừa

4. Lồng ruột

Lồng ruột là tình trạng một khúc ruột di chuyển vào lòng của khúc ruột khác. Triệu chứng của bệnh gồm: trẻ bị đau bụng, khóc thét từng cơn, bỏ bú, da tím tái, nôn ra dịch nhầy màu xanh hoặc vàng, có thể đại tiện ra máu,…

Trang ncbi.nlm.nih.gov cho biết, lồng ruột xảy ra phổ biến ở trẻ em hơn người lớn; ở trẻ em, bệnh này phổ biến ở nam hơn nữ. Độ tuổi xuất hiện thông thường là từ 6 đến 18 tháng tuổi. Lồng ruột thường xuất hiện khi trẻ được 5 tháng tuổi, đạt đỉnh điểm khi trẻ được 4 đến 9 tháng và sau đó giảm dần vào khoảng 18 tháng.

Nguyên nhân gây lồng ruột ở trẻ chưa được làm rõ. Khoảng 90% trường hợp lồng ruột ở trẻ em không rõ nguyên nhân. Đây là tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu ngay. Vì nếu không điều trị kịp thời, 2 đoạn ruột sẽ lồng vào nhau sâu hơn khiến đoạn ruột lồng bị sưng nề, tắc nghẽn các mạch máu nuôi. Hậu quả là ruột bị nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột…

Lồng ruột khiến trẻ bị đau bụng, nôn ra dịch nhầy, đại tiện ra máu… 

Lồng ruột khiến trẻ bị đau bụng, nôn ra dịch nhầy, đại tiện ra máu…

5. Tắc ruột non

Tắc ruột non là hiện tượng một phần hoặc toàn bộ ruột non của trẻ bị tắc nghẽn khiến thức ăn không thể di chuyển vào đường tiêu hóa. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Không chỉ bị đau bụng quanh rốn từng cơn, trẻ bị tắc ruột non còn bị tăng nhịp tim, sốt, ăn không ngon, mất nước, đầy hơi, buồn nôn và ói mửa, táo bón nặng.

Các nguyên nhân chính gây tắc ruột non ở trẻ là do nhiễm trùng, mắc bệnh viêm ruột, có khối u trong đường tiêu hóa, mô sẹo từ lần phẫu thuật bụng trước đó…

Không chỉ bị đau bụng quanh rốn từng cơn, trẻ bị tắc ruột non còn bị tăng nhịp tim, sốt, ăn không ngon…

Không chỉ bị đau bụng quanh rốn từng cơn, trẻ bị tắc ruột non còn bị tăng nhịp tim, sốt, ăn không ngon…

6. Viêm tụy cấp

Theo healthychildren.org, viêm tụy cấp là tình trạng viêm tuyến tụy  – một tuyến lớn phía sau dạ dày xảy ra trong một vài ngày. Đây là loại viêm tụy phổ biến nhất được tìm thấy ở trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh thường do viêm nhiễm hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định.

Trẻ bị viêm tụy cấp thường bắt đầu bằng cơn đau ở vùng bụng trên và có thể kéo dài vài ngày. Cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội, có thể chỉ ở bụng hoặc lan ra lưng và các khu vực khác. Các triệu chứng khác của viêm tụy cấp có thể bao gồm:

  • Bụng sưng và đau.
  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Sốt.
  • Mạch nhanh, nhịp tim tăng cao.
  • Trường hợp nặng có thể gây mất nước và huyết áp thấp. 

Trẻ bị viêm tụy nhẹ thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi,, truyền dịch tĩnh mạch và dùng thuốc giảm đau. Với trường hợp nặng hơn, trẻ cần phải nhập viện và tuân theo các phương pháp điều trị của bác sĩ.

Trẻ bị viêm tụy cấp thường bắt đầu bằng cơn đau ở vùng bụng trên và có thể kéo dài vài ngày.

Trẻ bị viêm tụy cấp thường bắt đầu bằng cơn đau ở vùng bụng trên và có thể kéo dài vài ngày.

7. Thoát vị rốn

Thoát vị rốn ở trẻ xảy ra một phần ruột của trẻ phình ra qua thành bụng bên trong rốn. Theo kidshealth.org, thoát vị rốn phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Nhưng trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể bị thoát vị rốn.

Khi bị thoát vị rốn, trẻ có thể bị đau bụng quan rốn kèm theo vết sưng ở dưới da gần rốn. Hầu hết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi khi trẻ được 4-5 tuổi mà không cần điều trị y tế. Phẫu thuật chỉ được thực hiện nếu thoát vị không đóng ở tuổi 4 hoặc 5, thoát vị bị giam giữ.

Khi bị thoát vị rốn, trẻ có thể bị đau bụng quan rốn kèm theo vết sưng ở dưới da gần rốn.

Khi bị thoát vị rốn, trẻ có thể bị đau bụng quan rốn kèm theo vết sưng ở dưới da gần rốn.

8. Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ (AN-yer-iz-im) xảy ra do thành động mạch chủ bị suy yếu hoặc phình ra. Chứng phình động mạch chủ nằm trong động mạch lớn mang máu từ tim đến cơ thể. Động mạch này được gọi là động mạch chủ (ay-OR-tuh).

Theo kidshealth.org, khi động mạch chủ bị phình lớn, trẻ có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Đau bất cứ nơi nào từ bụng trên đến hông.
  • Cảm nhận được khối u ở bụng.
  • Khó thở.
  • Tăng nhịp tim.
  • Hạ huyết áp.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Ngất xỉu.
  • Yếu bất ngờ ở một bên cơ thể.

Khi trẻ bị phình động mạch chủ, máu chảy qua động mạch chủ sẽ đẩy vào điểm yếu trên thành động mạch. Điều này làm cho động mạch chủ phình ra. Nếu phình ra quá nhiều có thể bị vỡ động mạch chủ khiến máu chảy vào nội tạng, đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, cần can thiệp y tế ngay khi trẻ có dấu hiệu cảnh báo bị phình động mạch chủ.

Khi động mạch chủ bị phình lớn, trẻ có thể bị đau bất cứ nơi nào từ bụng trên đến hông.

Khi động mạch chủ bị phình lớn, trẻ có thể bị đau bất cứ nơi nào từ bụng trên đến hông.

9. Thiếu máu cục bộ

Thiếu máu cục bộ (Ischemic) là hiện lưu lượng máu bị gián đoạn, chủ yếu do máu đông, tắc mạch, xơ vữa động mạch. Khi bị thiếu máu cục bộ, trẻ thường có các triệu chứng sau:

  • Cảm thấy đau vùng bụng quanh rốn.
  • Triệu chứng kèm theo: nhịp tim tăng cao, có máu trong phân, đau ngực, đau ở cổ, hàm, vi; đổ nhiều mồ hôi, nôn mửa, mệt mỏi…

Thiếu máu cục bộ là tình trạng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Do đó, bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh.

Thiếu máu cục bộ khiến trẻ bị đau bụng kèm đau ngực, nôn mửa…

Thiếu máu cục bộ khiến trẻ bị đau bụng kèm đau ngực, nôn mửa…

10. Chứng khó tiêu

Theo kidshealth.org, chứng khó tiêu (dis-PEP-see-ah) là tình trạng đau bụng, thường xảy ra do ăn quá nhiều, quá nhanh hoặc ăn thức ăn không phù hợp. Trẻ nhỏ trong độ tuổi ăn dặm là đối tượng có nguy cơ mắc chứng khó tiêu cao.

Trẻ bị mắc chứng khó tiêu đường có một hoặc các triệu chứng sau:

  • Đau hoặc rát ở bụng trên, cơn đau lặp đi lặp lại. 
  • Khó chịu ở vùng quanh rốn.
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn.
  • Ợ nóng, ợ hơi nhiều.

Ngay cả khi ăn uống cẩn thận, trẻ em và thanh thiếu niên thỉnh thoảng vẫn có thể bị chứng khó tiêu. Các triệu chứng khó tiêu có thể thuyên giảm nhanh, nếu không bố mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Cơn đau bụng do chứng khó tiêu thường là đau hoặc rát ở bụng trên và lặp đi lặp lại. 

Cơn đau bụng do chứng khó tiêu thường là đau hoặc rát ở bụng trên và lặp đi lặp lại.

11. Táo bón

Trang mayoclinic.org cho hay, táo bón ở trẻ em là một vấn đề thường gặp, chiếm 95%. Trẻ bị táo bón có nhu động ruột không thường xuyên hoặc phân khô, cứng. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón có thể do nhiều đồ ăn chiên rán, dầu mỡ, nước ngọt có ga nhưng thiếu chất xơ. May mắn là  hầu hết các trường hợp táo bón ở trẻ em chỉ là tạm thời.

Khi bị táo bón, trẻ có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Đau bụng vùng quanh rốn.
  • Triệu chứng khác: đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần; phân cứng, khô và khó đi ngoài; đau khi đi đại tiện; có máu trên phân…

Thông tin trên trang ncbi.nlm.nih.gov: Một đánh giá có hệ thống gần đây cho thấy, tỷ lệ táo bón trung bình ở trẻ em là 12%. Tỷ lệ táo bón cao nhất xảy ra ở độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi, khi trẻ bắt đầu tập ngồi bô. Tỷ lệ táo bón được báo cáo ở trẻ sơ sinh dao động từ 0,05% đến 39,3%, nhưng dựa trên sự đồng thuận của chuyên gia, tỷ lệ hiện mắc ước tính là 15%.

Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, táo bón mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng hoặc báo hiệu một tình trạng tiềm ẩn. Vì vậy, bố mẹ hãy đưa con đi khám nếu táo bón kèm dài hơn 2 tuần kèm sốt, không ăn, có máu trong phần, sưng bụng, giảm cân, đau khi đi tiêu…

Đau bụng vùng quanh rốn cũng xảy ra ở những trẻ bị táo bón.

Đau bụng vùng quanh rốn cũng xảy ra ở những trẻ bị táo bón.

12. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn và buồn nôn. Trẻ bị ngộ độc do ăn ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn, vi rút, vi trùng.

Theo webmd.com, các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị ngộ độc thực phẩm bao gồm:

  • Đau bụng.
  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Sốt.
  • Đau đầu.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc ở trẻ em sẽ tự khỏi trong khoảng 24 – 48 giờ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều ngày, mờ mắt, mất nước, ngứa cánh tay thì bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay.

Đau bụng là triệu chứng hay gặp khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm. 

Đau bụng là triệu chứng hay gặp khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

13. Tâm lý lo lắng

Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ từ 2 đến 10 tuổi thường chỉ vào vùng rốn đau và khó chịu khi không vui hoặc đang cáu gắt. 

Nếu trẻ bị đau bụng vùng rốn do nguyên nhân này, ba mẹ cần tìm hiểu xác định chính xác để giải tỏa tâm lý cho con, cơn đau sẽ tự động hết. 

Tâm lý lo lắng, cáu gắt, bực bội cũng có thể là lý do khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn. 

Tâm lý lo lắng, cáu gắt, bực bội cũng có thể là lý do khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn.

IV. Trẻ bị đau bụng quanh rốn buồn nôn: Bố mẹ nên làm gì?

Trẻ đau bụng quanh rốn buồn nôn do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm cần điều trị ngay. Vì vậy bố mẹ không nên chủ quan khi con thường xuyên bị đau ở vị trí này.

Khi thấy con bị đau bụng quanh rốn vài giờ không thuyên giảm kèm theo theo buồn nôn, chướng bụng, đầy hơi, ăn uống kém, đi ngoài ra máu, bố mẹ nên đưa con tới bệnh viện ngay để được kiểm tra chính xác tình hình hiện tại. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Ba mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc giảm đau hoặc bất kỳ loại thuốc nào về cho con uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn. Vì việc tự ý sử dụng thuốc trước khi đến bệnh viện sẽ khiến kết quản chẩn đoán bị sai lệch dẫn đến điều trị không đúng.

Thăm khám bác sĩ là điều bố mẹ nên làm khi con bị đau bụng quanh rốn kéo dài. 

Thăm khám bác sĩ là điều bố mẹ nên làm khi con bị đau bụng quanh rốn kéo dài.

V. Khi nào trẻ bị đau bụng quanh rốn là khẩn cấp cần cấp cứu ngay?

Trường hợp trẻ bị đau bụng kéo dài nhiều ngày hoặc khi cơn đau bụng quanh rốn kèm các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, bố mẹ cần đưa con đi cấp cứu ngay:

  • Máu lẫn trong phân.
  • Nôn ra máu hoặc dịch mật. 
  • Sốt cao.
  • Vàng da.
  • Sưng, đau ở phần bụng dưới.
  • Bụng đau dữ dội không dứt.
  • Nôn mửa liên tục.
  • Giảm cân không rõ nguyên do.
  • Bỏ ăn, bỏ bú.
  • Tim đập nhanh.
  • Triệu chứng suy hô hấp: thở nhanh, khó thở.
  • Mất nước.
Trẻ bị đau bụng quanh rốn kèm theo sốt cao, sụt cân, nôn ra máu cần đưa đi cấp cứu ngay.

Trẻ bị đau bụng quanh rốn kèm theo sốt cao, sụt cân, nôn ra máu cần đưa đi cấp cứu ngay.

VI. Chẩn đoán và điều trị cho trẻ bị đau bụng quanh rốn

Khi ba mẹ đưa trẻ đến bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện chẩn đoán để có kết quả chính xác về nguyên nhân và mức độ đau. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp cho bé. 

1. Chẩn đoán 

Trước tiên, bác sĩ sẽ xem xét thăm hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh án của trẻ và kiểm tra sức khỏe tổng thể. Tùy thuộc vào từng trường hợp, trẻ có thể cần thực hiện một trong các xét nghiệm cận lâm sàng dưới đây:

  • Xét nghiệm máu: Để đánh giá số lượng tế bào trong máu và mức độ điện giải trong cơ thể của trẻ.
  • Phân tích nước tiểu: Nhằm loại trừ sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
  • Xét nghiệm phân: Lấy mẫu phân của trẻ để kiểm tra mầm bệnh.
  • Một số xét nghiệm hình ảnh chụp X-quang, CT… cũng có thể được bác sĩ chỉ định cho trẻ để có thể hình dung rõ hơn các cơ quan trong bụng của bé.

2. Điều trị 

Tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra. Theo đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân được chẩn đoán để chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho từng trẻ.

Khi bác sĩ chỉ định phương án điều trị, ba mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn. Không tự ý thay đổi phương pháp điều trị, bớt hoặc thêm thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn vì điều này có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác về tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác về tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Trẻ bị đau bụng quanh rốn có thể là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Vì vậy, ba mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, hãy đưa trẻ tới bệnh viêm thăm khám càng sớm càng tốt khi cơn đau không tự thuyên giảm sau 1 vài giờ.

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK499939/
  • https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/gastric-duodenal-ulcer-in-children/
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK431078/
  • https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/pancreatitis-in-children
  • https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/abdominal/Pages/pancreatitis-in-children-causes-symptoms-and-treatment.aspx
  • https://kidshealth.org/en/parents/umbilical-hernias.html#:~:text=It%20shows%20up%20as%20a,problems%2C%20doctors%20may%20recommend%20surgery.
  • https://kidshealth.org/en/parents/aortic-aneurysm.html
  • https://www.webmd.com/heart-disease/what-is-ischemia
  • https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5774595/#:~:text=A%20recent%20systematic%20review%20found,constipation%20in%20children%20was%2012%25.&text=The%20incidence%20of%20constipation%20reported,prevalence%20is%20estimated%20at%2015%25.

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

3.5/5 (4 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *