Skip to main content

Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không?

Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh của mỗi người. Để có đáp án chính xác, hãy cùng Yumangel đọc bài viết sau bạn nhé!

I. Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày

Theo Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là một trong các bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

1. Khái niệm

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm và tổn thương lâu dần hình thành các vết loét gây cản trở hoạt động tiêu hóa và các triệu chứng khó chịu. 

Viêm loét dạ dày phát triển qua 2 giai đoạn là viêm loét cấp tính và viêm loét mạn tính. Trong đó, viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính không quá đáng ngại, có thể chữa trị khỏi hẳn bằng các biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, viêm dạ dày mãn tính không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư dạ dày. 

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm và tổn thương lâu dần hình thành các vết loét

2. Nguyên nhân

Có 2 nguyên nhân trực tiếp gây viêm loét dạ dày gồm:

  • Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Đây là loại vi khuẩn có khả năng khu trú và phát triển tại lớp nhầy dạ dày. Theo thời gian, khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn sẽ tăng tiết chất độc, phá hủy lớp nhầy bảo vệ và gây ra các tổn thương viêm loét.
  • Lạm dụng sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm: Nguyên nhân này thường xuất hiện ở đối tượng người cao tuổi do nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm cao. Các loại thuốc này sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin – một chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Khi thành niêm mạc yếu dần sẽ dễ dẫn tới việc hình thành các vết loét dạ dày.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày gồm:

  • Hút thuốc lá, dùng quá nhiều các chất kích thích.
  • Uống nhiều rượu bia.
  • Stress, căng thẳng kéo dài.
  • Lối sống không lành mạnh.
  • Ăn uống không khoa học.
Một số nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày

3. Triệu chứng

Triệu chứng của viêm loét dạ dày rất đa dạng gồm: 

  • Đau bụng vùng thượng vị.
  • Đầy hơi, khó tiêu.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Không muốn ăn.
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Trào ngược axit.
  • Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon.
  • Giảm cân đột ngột. 
  • Đi ngoài phân có máu hoặc màu đen. 
Các triệu chứng nhận biết bị viêm loét dạ dày

4. Biến chứng

Viêm loét dạ dày không được điều trị và để kéo dài chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Xuất huyết tiêu hóa: Biến chứng này khiến người bệnh bị mất máu, gây chóng mặt, da nhợt nhạt, nôn ra máu hoặc phân có màu đen.
  • Thủng dạ dày: Dạ dày bị thủng gây đau bụng đột ngột, dữ dội.
  • Hẹp môn vị: Ngăn cản quá trình vận chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hóa. Một số triệu chứng khi bị hẹp môn vị là nôn ói, bụng óc ách thức ăn cũ và giảm cân nhanh.
  • Ung thư dạ dày: Viêm loét dạ dày là một trong các yếu tố nguy cơ hình thành các khối u ác tính ở dạ dày.
Một số biến chứng của viêm loét dạ dày

II. Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không?

Với thắc mắc viêm loét dạ dày có tự khỏi được không, các chuyên gia y tế cho biết: Bệnh viêm loét dạ dày có thể tự khỏi bệnh nếu tình trạng bệnh nhẹ và nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học gây nên. Trường hợp viêm loét dạ dày nặng hoặc nguyên nhân do vi khuẩn gây nên thì bệnh không thể tự khỏi, cần tiến hành điều trị y tế. 

Cụ thể:

  • Trường hợp viêm loét dạ dạ do ăn uống không khoa học, căng thẳng: Bệnh viêm loét dạ dày có thể tự khỏi nếu nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống chưa khoa học, rối loạn tiêu hóa do ăn uống, căng thẳng. Trong trường hợp này, nếu bệnh viêm loét dạ dày mới ở giai đoạn đầu thì người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt là bệnh có thể tự khỏi. 
  • Trường hợp bị viêm loét dạ dày do sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau: Nếu bệnh nhẹ thì người bệnh ngừng uống thuốc và duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý bệnh cũng sẽ tự hết.
  • Trường hợp bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP: Bệnh sẽ không thể tự  khỏi mà cần can thiệp y khoa. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân mà thời gian khỏi bệnh sẽ khác nhau. Trường hợp viêm loét dạ dày nhẹ có thể mất vài tuần đến vài tháng. Với trường hợp tình trạng viêm loét dạ dày nặng, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn và đòi hỏi quá trình theo dõi liên tục.

Bệnh viêm loét dạ dày có thể tự khỏi bệnh nếu tình trạng bệnh nhẹ và nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học gây nên.

 

III. Cách chẩn đoán và điều trị viêm loét dạ dày 

Để chẩn đoán viêm loét dạ dày, trước tiên, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân kết hợp xem xét tiền sử bệnh và các loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng. 

Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm (nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, phân hoặc hơi thở) nhằm xác định tình trạng viêm loét ở dạ dày và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy theo nguyên nhân gây viêm loét cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp: 

  • Điều trị nội khoa viêm loét dạ dày: Thuốc kháng sinh (nếu bị nhiễm vi khuẩn HP), thuốc kháng tiết axit dạ dày, thuốc trung hòa axit dạ dày (antacid), thuốc bao phủ ổ loét và bảo vệ dạ dày.
  • Điều trị phẫu thuật: Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày phức tạp, điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả tích cực hoặc khi xuất hiện các biến chứng như chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị cản trở thức ăn đi xuống ruột non…
Tùy theo nguyên nhân gây viêm loét và tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

IV. Giải đáp một số thắc mắc khác về bệnh viêm loét dạ dày

Bên cạnh câu hỏi viêm loét dạ dày có tự khỏi được không, người bệnh còn khá nhiều thắc mắc về bệnh lý này. Dưới đây là giải đáp của chúng tôi:

1. Điều trị viêm loét dạ dày bao lâu khỏi? 

Thời gian điều trị viêm loét dạ dày tùy thuộc vào từng tình trạng của bệnh nhân vì mỗi người bệnh sẽ tiến triển qua các giai đoạn và cấp độ khác nhau.

  • Viêm loét mức độ nhẹ, phát hiện sớm: Bệnh nhân chỉ cần uống thuốc điều trị từ 1-2 tháng. Tuy nhiên, người bệnh cần tái khám định kỳ để kiểm soát bệnh tái phát.
  • Viêm loét dạ dày ở giai đoạn nặng: Thời gian điều trị kéo dài từ 6 – 8 tháng hoặc có thể 1 năm. 

2. Viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Bệnh viêm loét dạ dày thường được điều trị nội khoa bằng thuốc. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, người bệnh vẫn có thể được bác sĩ chỉ định mổ. Đó là khi điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả tích cực, bệnh ở giai đoạn nặng có biến chứng cần phải can thiệp phẫu thuật.

3. Viêm loét dạ dày HP dương tính là gì?

Nhiễm vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ  dày. Vì vậy khi chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm để xác định viêm loét có phải do vi khuẩn HP gây ra hay không.

Có nhiều phương pháp để xét nghiệm tìm vi khuẩn HP như nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm hơi thở. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính thì có nghĩa là có vi khuẩn HP trong dạ dày.

4. Siêu âm có phát hiện viêm loét dạ dày không?

Phương pháp siêu âm dạ dày không giúp bác sĩ phát hiện viêm loét dạ dày. Kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tối ưu nhất hiện nay là nội soi dạ dày. 

Thông qua các hình ảnh thu được từ camera của ống nội soi, bác sĩ ngoài việc quan sát rõ ràng mức độ và vị trí tổn thương còn có thể sinh thiết để xét nghiệm HP xác định chẩn đoán.

Như vậy thắc mắc viêm loét dạ dày có tự khỏi được không đã được giải đáp. Việc chủ động thăm khám bệnh viêm loét dạ dày khi mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ giúp giảm thời gian và tăng hiệu quả điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

4.5/5 - (2 bình chọn)
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.