Skip to main content

Chuyên gia giải đáp: Đau dạ dày có ăn được dưa lê không?

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Dưa lê có tác dụng tốt cho nhiều bệnh, tuy nhiên người bị đau dạ dày có được ăn lê không? Bệnh nhân đau dạ dày có thể ăn dưa lê nhưng cần bỏ hạt và ăn với lượng hợp lý, tránh lạm dụng ăn nhiều. 

I. Bệnh đau dạ dày nguy hiểm như thế nào?

Đau dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày bị phá hủy cấu trúc bình thường, dẫn đến mòn, viêm loét và xuất huyết. Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là đau thượng vị, chướng hơi, ợ chua, khó tiêu, buồn nôn và nôn, ăn không ngon…

Nếu không được điều trị và để kéo dài, bệnh đau dạ dày tiến triển thành mãn tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, viêm dạ dày mãn tính, thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày… 

Để ngăn chặn xảy ra các biến chứng kể trên, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị khi bệnh ở giai đoạn cấp tính với các triệu chứng nhẹ.

Bệnh đau dạ dày tiến triển thành mãn tính có thể gây thủng dạ dày, ung thư dạ dày…

II. Đau dạ dày có ăn được dưa lê không?

Chế độ ăn uống khoa học và hợp ý là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh đau dạ dày. Chính vì vậy, rất nhiều nhiều bệnh nhân trước khi ăn dưa lê thắc mắc đau dạ dày có ăn được dưa lê không?

1. Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng và lợi ích của dưa lê

Dưa lê tên khoa học là Cucumis melo, có tên gọi khác là dưa mật. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g dưa lê gồm:

Dinh dưỡng Giá trị
Calo  36 kcal
Protein 0.54 gram
Chất béo 0.14 gram
Carbs 9.09 gram
Chất xơ 0.8 gram
Đường 8.12 gram
Canxi 6 mg
Photpho 11mg
Sắt 0.17 mg
Kali 228 mg
Magie 10 mg
Photpho 11mg
Mangan 0.027 mg
Natri 18 mg
Kẽm 009 mg
Vitamin B6 0.088 mg
Folate (vitamin B9) 19 µg
Vitamin B1 0.038 mg
Vitamin B2 0.012 mg
Vitamin B3 0.418 mg
Vitamin C 18 mg

Dưới đây là một số công dụng nổi bật của dưa lê: 

  • Giúp giảm huyết áp.
  • Tốt cho sức khỏe của xương và răng. 
  • Giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Giàu chất điện giải và nước.
  • Hỗ trợ làn da khỏe mạnh.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Thúc đẩy hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ thị lực khỏe mạnh.
  • Tốt cho tim mạch.
  • Hỗ trợ giảm béo.
  • Phòng ngừa bệnh Alzheimer.
  • Chống cảm cúm. 
Lợi ích của dưa lê với sức khỏe rất đa dạng

Có thể thấy, lợi ích của dưa lê rất đa dạng, từ giảm huyết áp, có lợi cho sức khỏe của xương, kiểm soát lượng đường trong máu đến tốt cho mắt, tăng cường hệ miễn dịch. Vậy người bị đau dạ dày có ăn được dưa lê không? Theo dõi phần tiếp theo để có câu trả lời nhé!

2. Đau dạ dày có ăn được dưa lê không?

Theo tìm hiểu, dưa lê là loại quả tốt cho bệnh dạ dày và hệ tiêu hóa nên người bị đau dạ dày có thể ăn dưa lê bình thường. Tuy nhiên, khi ăn bạn cần lưu ý bỏ hạt vì bộ phận này khá cứng, nếu ăn có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm tăng áp lực lên dạ dày.

Ngoài ra, các thành phần trong dưa lê có khả năng loại bỏ các loại ký sinh trùng trong ruột. Vì vậy ăn dưa lê giúp phòng ngừa các bệnh lý về tiêu hóa. 

Người bị đau dạ dày được ăn dưa lê

III. Hướng dẫn người đau dạ dày ăn dưa lê đúng cách

Bệnh nhân đau dạ dày khi ăn dưa lê cần chú ý áp dụng một số nguyên tắc dưới đây để đảm bảo ăn lê đúng cách và an toàn:

1. Lượng dưa lê nên ăn

Ăn dưa lê quá nhiều có thể gây đầy hơi và chướng bụng khó chịu. Do đó, tốt nhất mỗi bữa người bị đau dạ dày chỉ nên ăn 2-3 miếng và duy trì tần suất ăn từ 1-2 bữa/tuần.

2. Thời điểm ăn dưa lê 

Hàm lượng vitamin C trong dưa lê khá cao nên thời điểm thích hợp để ăn là sau bữa ăn khoảng 30 phút. Không nên ăn trước bữa ăn hoặc ngay sau bữa ăn vì đểu không tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa.

3. Không ăn hạt dưa

Với người có sức khỏe bình thường, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn cả hạt dưa lê nhưng cần phải nhai kỹ. Vì hạt dưa lê giàu protein, canxi, axit béo omega 3 và vitamin A, C, E – đây đều là các dưỡng chất rất cần thiết và tốt cho sức  khỏe.

Tuy nhiên, với người bị đau dạ dày thì việc ăn hạt dưa lê lại không nên. Vì hạt dưa lê khá cứng nếu ăn vào có thể gây khó khăn cho việc tiêu hóa và tăng áp lực cho dạ dày. Điều này có thể khiến cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn.

4. Lưu ý khác

  • Trước khi ăn dưa lê cần rửa sạch và ngâm trong  nước muối để loại trừ tối đa độc tố ngoài vỏ. 
  • Không ăn vỏ dưa lê, cần gọt bỏ vỏ.
  • Nếu thấy ruột dưa lê không còn đặc, có dấu hiệu bị hỏng hoặc chuyển màu thì không nên ăn.
  • Người có thể trạng hàn hoặc đang điều trị các bệnh lý liên quan đến thận cần hạn chế ăn dưa để không làm khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Chọn mua dưa lê sạch, không có dư lượng thuốc trừ sâu trong quả để tránh hại cho dạ dày.
  • Nên chọn quả dưa lê vỏ màu xanh nhạt pha chút vàng, khi ngửi thấy có mùi thơm, phía dưới hơi lồi ra là dưa chín già vừa ngọt vừa giòn.
  • Không nên chọn dưa lê vỏ xanh đậm là dưa non, nhạt, thậm chí có vị đắng. 
  • Tuyệt đối không mua dưa lê đã bị vẹo, nứt nẻ và mềm vì dễ nhiễm khuẩn.
  • Dưa lê chín tự nhiên thường có mùi thơm nhẹ nhàng rất dễ chịu. Không nên chọn quả dưa lê không có mùi hoặc có mùi lạ vì có thể là dưa ngâm hóa chất. 
Mỗi bữa người bị đau dạ dày chỉ nên ăn 2-3 miếng và duy trì tần suất ăn từ 1-2 bữa/tuần.

IV. Gợi ý cách chế biến dưa lê tốt cho người đau dạ dày

Sau đây là một số gợi ý của chúng tôi cho người đau dạ dày về cách chế biến dưa lê giúp thay đổi khẩu vị:

1. Ăn trực tiếp dưa lê

Cách đơn giản nhất để ăn dưa lê là bạn rửa sạch rửa sạch và ngâm trong nước muối. Sau đó gọt sạch bỏ và bỏ hạt rồi ăn trực tiếp. Bạn có thể chấm thêm đường để tăng độ ngọt nếu muốn.

Ăn dưa lê trực tiếp

2. Sinh tố dưa lê 

Sinh tố dưa lê là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ngày hè nóng nực. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 1/2 quả dưa lê.
  • Thực hiện: Dưa lê rửa sạch, ngâm muối và gọt vỏ sau đó cắt thành từng miếng nhỏ. Cho vào máy sinh tố xay cùng 200ml nước, chút đường và 1 vài viên đá cho tới khi thu được hỗn hợp nhuyễn mịn.
Sinh tố dưa lê

3. Nước ép dưa lê

Nếu không thích ăn trực tiếp và uống sinh tố, bạn có thể ép dưa lê lấy nước và uống. Uống nước ép dưa lê giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng khó thở, giảm mệt mỏi và chữa mất ngủ. 

  • Chuẩn bị: 1 quả dưa lê.
  • Thực hiện: Dưa lê rửa sạch, ngâm muối và gọt vỏ sau đó cắt thành từng miếng để cho vào ép lấy nước. Bạn có thể uống trực tiếp hoặc pha thêm 1-2 thìa mật ong vào đều được. 
Sinh tố dưa lê

4. Salad với dưa lê 

Salad với dưa lê kết hợp với tôm, cá ngừ và nước sốt mè rang không chỉ thơm ngon mà còn giàu dinh dưỡng. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị: 1/2 quả dưa lê, 5 con tôm, cá ngừ, nước sốt mè rang.
  • Sơ chế: Dưa lê sau khi làm sạch cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Tôm đem hấp hoặc luộc chín rồi bóc vỏ, chỉ lấy phần thịt. Cá ngừ chiên chín trên dầu.
  • Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu vào bát, thêm nước cốt mè rang vào trộn đều lên là hoàn thành. 
Sinh tố dưa lê

5. Món tráng miệng với dưa lê 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dưa lê để làm món ăn tráng miệng kết hợp cùng với thạch hoặc kem. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 1/2 quả dưa lê, thạch hoặc kem.
  • Thực hiện: Dưa lê cho vào xay nhuyễn để tạo thành một hỗn hợp sốt dưa lê. Dưới dưa lê lên món kem hoặc thạch bạn đã chuẩn bị là đã có ngay một món ăn vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.
Món tráng miệng với dưa lê

V. Đau dạ dày – dùng ngay Yumangel!

Bệnh nhân đau dạ dày bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học nên kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. 

Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. Sản phẩm được chỉ định với các trường hợp sau: 

  • Các trường hợp tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
  • Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…

Trên đây là giải đáp cho thắc mắc đau dạ dày có ăn được dưa lê không. Dưa lê lành tính và tốt cho sức khỏe, kể cả bệnh nhân đang bị đau dạ dày. Điều quan trọng là bạn cần chú ý ăn đúng cách với liều lượng hợp lý.

Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.