Ngũ cốc là thực phẩm giàu protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe nhưng người đau dạ dày có uống được ngũ cốc không? Câu trả lời là Có nhưng cần tuân thủ nguyên tắc dùng ngũ cốc dưới đây!
Mục lục
I. Ngũ cốc là gì? Dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Ngũ cốc được làm từ 5 loại hạt gồm: gạo nếp, gạo tẻ, mè, lúa mì và các loại đậu. Thành phần dinh dưỡng trong 100g ngũ cốc gồm:
Dinh dưỡng | Giá trị |
Calo | 379 kcal |
Lipid | 7 g |
Chất béo bão hoà | 1,1 g |
Natri | 6 mg |
Kali | 362 mg |
Carbohydrate | 68 g |
Chất xơ | 10 g |
Đường | 1 g |
Protein | 13 g |
Calci | 52 mg |
Sắt | 4,3 mg |
Vitamin B6 | 0,1 mg |
Magnesi | 138 mg |
Duy trì thói quen uống ngũ cốc hàng ngày giúp bổ sung dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
- Cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể.
- Giảm nguy cơ đột quỵ.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Giảm nguy cơ béo phì.
- Giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
- Tăng cường hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón.
- Giảm tình trạng viêm.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Giảm nguy cơ tử vong do bệnh mãn tính.
- Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
- Làm giảm các triệu chứng mãn kinh.
- Điều chỉnh nồng độ Glucose trong máu.
- Cải thiện sắc tố da.
- Hỗ trợ giảm cân, giữ dáng.
- Lợi sữa.
- Hỗ trợ cân bằng đường huyết.
- Loại bỏ Cholesterol xấu.
II. Đau dạ dày có uống được ngũ cốc không?
Bệnh đau dạ dày với các cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc tức tại vùng thượng vị kèm triệu chứng buồn nôn, nôn, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi … khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau dạ dày, đặc biệt là với một số thói quen ăn uống điển hình như: ăn uống không điều độ, không đúng giờ hoặc ăn quá khuya; ăn quá no, quá nhanh hoặc để bụng quá đói; ăn nhiều thức ăn chiên rán, cay nóng, đồ chua; dùng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, thuốc lá…
Vậy người bị đau dạ dày có uống được ngũ cốc không? Người bị đau dạ dày không chỉ được mà còn nên uống ngũ cốc vì thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe của người bệnh đau dạ dày, giúp giảm bớt các triệu chứng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Cụ thể:
1. Tăng cường niêm mạc dạ dày
Ngũ cốc rất giàu tinh bột nên khi tiêu thụ có tác dụng củng cố niêm mạc dạ dày. Từ đó, hỗ trợ hấp thụ axit dịch vị dư thừa, cân bằng nồng độ axit trong dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
2. Tăng cường chức năng tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc cao nên khi ăn sẽ giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua hay dạ dày co bóp quá mức.
3. Dinh dưỡng dồi dào
Hàm lượng dinh dưỡng trong ngũ cốc vô cùng dồi dào, đặc biệt là các vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng dồi dào trong ngũ cốc giúp cải thiện tình trạng ăn uống kém thường gặp ở những bệnh nhân đau dạ dày đồng thời đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
III. 8 loại ngũ cốc tốt cho người bị đau dạ dày
Để tận dụng tối đa lợi ích của ngũ cốc trong việc giảm triệu chứng bệnh đau dạ dày, bạn nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, chỉ nên dùng ngũ cốc để bổ sung dưỡng chất và hỗ trợ cải thiện chứ không nên thay thế hoàn toàn bữa ăn chính.
Dưới đây là 8 loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh của người bị đau dạ dày:
- Ngũ cốc từ lúa mạch nguyên cám
- Ngũ cốc gạo lứt.
- Ngũ cốc từ gạo tẻ.
- Ngũ cốc yến mạch.
- Ngũ cốc cao lương.
- Ngũ cốc từ gạo nếp.
- Ngũ cốc từ đầu.
- Ngũ cốc từ mè/hạt vừng.
1. Ngũ cốc từ lúa mạch nguyên cám
Ngũ cốc từ lúa mạch nguyên cám với các thành phần dinh dưỡng gồm protein, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp hấp thụ axit dư thừa, cân bằng độ pH và ổn định môi trường dạ dày. Từ đó, làm giảm các triệu chứng bệnh đau dạ dày.
Bên cạnh đó, dùng ngũ cốc từ lúa mạch nguyên cám còn hỗ trợ giảm cân, kiểm soát bệnh tiểu đường và thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.
2. Ngũ cốc gạo lứt
Ngũ cốc gạo lứt giàu chất xơ, protein và các hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe. Điểm đặc biệt của loại ngũ cốc này giữ lại được các thành phần dinh dưỡng của cám, mầm và nội nhũ, góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
Mặt khác, sử dụng ngũ cốc gạo lứt còn hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi, ngăn ngừa táo bón và giảm cholesterol.
3. Ngũ cốc từ gạo tẻ
Ngũ cốc từ gạo tẻ cung cấp hàm lượng tinh bột cao giúp bao bọc và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit dịch vị và các yếu tố có hại. Đồng thời hấp thụ axit dịch vị dư thừa, ngăn chặn bào mòn và tổn thương niêm mạc dạ dày.
Tiêu thụ ngũ cốc từ gạo tẻ đúng cách và đều đặn còn giúp bổ sung lượng protein, vitamin B và các vi chất dinh dưỡng dồi dào để tăng cường sức khỏe, đề kháng và khả năng kháng bệnh.
4. Ngũ cốc yến mạch
Ngũ cốc yến mạch với hàm lượng vitamin B, magie, sắt và chất xơ dồi dào không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng đau dạ dày như ợ chua, đầy hơi mà còn rất tốt cho sức khỏe tổng thể.
Kết hợp ngũ cốc yến mạch với sữa tươi, sữa chua hoặc hoa quả cùng các loại hạt còn rất bổ dưỡng và tốt cho hệ tiêu hóa.
5. Ngũ cốc làm từ gạo nếp
Nhờ hàm lượng tinh bột cao nên tiêu thụ ngũ cốc làm từ gạo nếp giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, làm giảm đau dạ dày hiệu quả.
Ngoài ra, loại ngũ cốc này còn bổ sung cho cơ thể các khoáng chất như sắt, niacin và vitamin B1 và B2. Từ đó, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tiêu hóa nói riêng.
6. Ngũ cốc từ đậu
Các loại đậu được dùng trong chế biến ngũ cốc là đậu xanh, đậu đỏ và đậu Hà Lan. Loại ngũ cốc này rất giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin và protein, hỗ trợ sức khỏe tổng thể và cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
7. Ngũ cốc hạt mè/vừng
Ngũ cốc hạt mè chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và tốt cho sức khỏe như vitamin E, protein và tinh bột. Tiêu thụ ngũ cốc hạt mè giúp chữa lành các tổn thương bên trong do viêm loét dạ dày, giảm đau dạ dày.
Bên cạnh đó, chất béo có trong hạt mè còn hỗ trợ thúc đẩy sức khỏe dạ dày và tim mạch đồng thời có lợi cho hệ tiêu hóa.
8. Ngũ cốc cao lương
Loại ngũ cốc này thường được dùng trong ẩm thực châu Phi, chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu.
Đặc biệt, ngũ cốc cao lương không có gluten nên rất lợi cho những người mắc các bệnh như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, chứng tự kỷ, bệnh Celiac, ADHD…
IV. Hướng dẫn người đau dạ dày ăn ngũ cốc đúng cách
Bệnh nhân đau dạ dày ăn ngũ cốc đúng cách giúp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ngược lại, khi ăn sai cách có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Do đó, khi ăn ngũ cốc người bị đau dạ dày cần chú ý những vấn đề sau:
1. Ăn ngũ cốc với lượng vừa phải
Bạn có thể ăn ngũ cốc hàng ngày nhưng cần chú ý ăn với lượng vừa phải. Lượng ngũ cốc được khuyến nghị cho người bệnh đau dạ dày là từ 2 – 3 cốc/ngày vào buổi sáng, trưa và tối.
Ngoài ra, nên dùng ngũ cốc như một bữa ăn nhẹ, không nên ăn thay thế hoàn toàn bữa ăn chính.
2. Tránh lạm dụng
Tránh tiêu thụ quá nhiều ngũ cốc, vì việc lạm dụng có thể dẫn đến việc hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng, gây tăng cân và béo phì. Chất xơ trong ngũ cốc có thể khiến dạ dày bị quá tải gây khó tiêu, đầy hơi.
3. Thời điểm ăn
Thời điểm lý tưởng nhất để uống ngũ cốc là vào bữa sáng, giúp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho một ngày mới. Ngoài ra, bạn có thể uống ngũ cốc vào buổi tối để hỗ trợ tiêu hóa nhưng nên uống sau bữa ăn từ 1- 2 giờ.
4. Pha ngũ cốc với nước ấm
Để đảm bảo ngũ cốc không bị vón cục và sau khi pha có độ sánh mịn, bạn nên pha ngũ cốc với nước khoảng 40-50 độ. Không nên dùng nước quá nóng vì không chỉ gây vón cục mà còn làm giảm tác dụng của ngũ cốc.
5. Nên pha ngũ cốc với sữa tươi/sữa chua
Nên pha ngũ cốc với sữa tươi hoặc sữa chua vừa giúp dễ uống vừa tốt cho tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh đau dạ dày.
6. Tránh kết hợp thực phẩm giàu protein
Để tránh gây áp lực quá mức cho dạ dày, bạn nên tránh kết hợp ngũ cốc với thực phẩm giàu protein như thịt lợn, thịt gà, đường đỏ hoặc mật ong. Nếu kết hợp sẽ gây khó khăn cho hoạt động tiêu hóa khiến tình trạng đau dạ dày nặng hơn.
7. Nhai kỹ
Khi ăn ngũ cốc, người bị đau dạ dày cần chú ý ăn chậm và nhai kỹ để dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm thiểu sự khó chịu.
V. Lưu ý khi ăn ngũ cốc cho người đau dạ dày
Khi sử dụng ngũ cốc, nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như đau bụng, tiêu chảy hoặc bất kỳ khó chịu nào khác, hãy nhanh chóng tìm tư vấn y tế để khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, khi cơn đau dạ dày bất ngờ xuất hiện, bạn có thể dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Yumangel ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Sản phẩm ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi.
Thuốc dạ dày chữ Y- Yumangel được chỉ định với các trường hợp sau:
- Các trường hợp tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
- Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
- Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…
Tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi đau dạ dày có uống được ngũ cốc không là có nhưng cần dùng đúng cách và với lượng trong giới hạn cho phép. Nếu tình trạng đau dạ dày không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng hơn, hãy thăm khám bác sĩ ngay!
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!